Răng Sâu Lồi Thịt Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Răng sâu lồi thịt là hiện tượng răng bị sâu dẫn đến sự hình thành của các mô nướu sưng tấy xung quanh răng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể khiến khu vực quanh răng có vẻ lồi lên và sưng đỏ.
- Nguyên nhân
- Răng sâu: Do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám trên răng, dẫn đến sự phân hủy của cấu trúc răng và gây sâu răng.
- Nhiễm khuẩn: Khi răng sâu không được điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng nướu và dẫn đến tình trạng lồi thịt.
- Nguy cơ
- Gây đau nhức: Trẻ có thể cảm thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Khả năng nhiễm trùng: Nếu không được điều trị, tình trạng lồi thịt có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các mô xung quanh và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ: Vấn đề về răng miệng không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng và cấu trúc hàm của trẻ.
Răng sâu lồi thịt ở trẻ em là gì?
Râu sâu lồi thịt chính là tình trạng răng của bạn bị sâu cấp tính, sâu đã đến mức nặng. Khi đó, ở dưới nướu của người bệnh sẽ xuất hiện những cục thịt có màu đỏ hồng. Nếu chạm vào sẽ có cảm giác rất đau nhức khó chịu. Thậm chí một số người còn bị chảy mủ từ phần thịt bị lồi ra, bị sốt cao.
Các bác sĩ, chuyên gia đánh giá răng sâu lồi thịt chảy máu là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra các biểu hiện của chứng sâu răng bị lồi thịt, bạn cần nhanh chóng tới các bệnh viện, phòng khám nha khoa để được kiểm tra. Từ đó có những biện pháp điều trị tích cực và hiệu quả nhất.
Những nguyên nhân gây bệnh răng sâu lồi thịt
Răng bị sâu lồi thịt có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo đó, các bác sĩ nha khoa cho biết, những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng bệnh này là:
Răng bị sâu nặng nhưng không điều trị kịp thời. Dựa theo rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, bác sĩ nha khoa, răng sâu nhưng không chữa trị sớm sẽ dẫn đến lồi thịt. Các vi khuẩn lúc này tấn công vào phần tủy ở dưới chân răng, làm cho lõi răng bị thối hoặc nặng hơn là hoạt tử. Sau vài ngày, niêm mạc tổn thương nặng sẽ chuyển sang trạng thái bị thối và hình thành các ổ mủ. Người bệnh đồng thời có triệu chứng bị sưng và thịt bị lồi ra ngoài. Người bệnh càng chần chừ trong việc đến các phòng khám, bệnh viện để được kiểm tra càng làm bệnh trở nặng hơn. Răng sâu quá nặng dẫn tới hỏng tủy, chết tủy và vấn đề răng sâu lồi thịt ở trẻ em sẽ không thể tránh khỏi.
Tác hại khi bị răng sâu lồi thịt
Răng sâu lồi thịt dẫn tới rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh. Những tác hại người bệnh cần biết để có cách phòng tránh tốt nhất bao gồm:
- Răng nằm ngay bên cạnh chiếc răng sâu bị ố vàng, xỉn màu. Nguyên nhân bởi răng sâu có chứa ổ viêm nhiễm với vô số vi khuẩn. Những vi khuẩn này tăng cường tích tụ các mảng bám trên răng. Do đó, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi phát triển và làm hỏng các răng lân cận.
- Người bệnh trong quá trình bị sâu răng sẽ giảm khả năng nhai. Đây là ảnh hưởng rất dễ nhận ra ở những người có răng sâu bị lồi thịt. Phần thịt bị nhô ra ở dưới nướu sẽ làm cho cấu trúc của răng bị cộm. Vì vậy khi nhai thức ăn, người bệnh sẽ thấy khó chịu hơn, việc nhai gặp khó khăn. Cũng có một số trường hợp bị nặng có thể làm bạn bị tê miệng. Bên cạnh đó, vì nhai thức ăn sẽ làm miệng tiết ra nhiều nước bọt và axit. Dưới tác động này sẽ làm nướu có thể bị chảy máu hoặc làm loét thịt.
- Sàn miệng cũng bị ảnh hưởng không ít khi mủ răng bị rò rỉ ra bên ngoài. Vùng niêm mạc dưới răng, hàm và lưỡi khi đó sẽ bị nhiễm trùng nặng, nguy hiểm hơn là tình trạng hoại tử. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu cho thấy người bệnh có thể bị suy hô hấp, tỷ lệ tử vong cao khi mắc răng sâu lồi thịt.
- Tác hại nữa của việc răng sâu dẫn tới lồi thịt chính là răng bị mất vĩnh viễn. Răng của người bệnh bị sâu quá nặng, không còn đáp ứng các biện pháp bảo tồn. Khi bị viêm nhiễm quá nặng sẽ cần phải nhổ răng để ngăn ngừa làm tổn thương lây lan sang các răng bên cạnh. Sau khi nhổ răng xong, sức khỏe của bạn đã bình phục hoàn toàn sẽ được bác sĩ khuyến khích trồng răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và không gặp khó khăn trong ăn uống.
Phương pháp chữa trị bệnh sâu răng bị lồi thịt hiệu quả nhất hiện nay
Với răng sâu và bị lồi thịt, quá trình chữa trị sẽ khá phức tạp và lúc này răng sâu và đã có các biến chứng. Vì vậy, để chữa răng sâu lồi thịt an toàn, cần có các bác sĩ kinh nghiệm chuyên môn cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải chọn lựa các địa chỉ chữa trị sâu răng an toàn, đảm bảo chất lượng từ đội ngũ y bác sĩ tới thiết bị máy móc.
Cụ thể, người bệnh sẽ trải qua quá trình chữa trị với các giai đoạn như sau:
Bước 1: Khám tổng quát
Trước khi bắt đầu tiến hành chữa trị bất cứ bệnh lý liên quan tới răng miệng nào, người bệnh cũng đều được các bác sĩ yêu cầu chụp X-quang. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thực hiện các bước khám tổng quan để có thể xác định chính xác mức độ viêm nhiễm và tổn thương ở răng. Đây chính là cơ sở để các bác sĩ đưa ra tình trạng bệnh cụ thể, từ đó có những cách điều trị phù hợp nhất.
Sau khi đã có kết quả X-quang, người bệnh sẽ được vệ sinh, khử trùng răng miệng. Tiếp đó sẽ tiến hành lấy sạch các mảng bám cũng như cao răng ở quanh khu vực răng sâu lồi thịt.
Bước 2: Tiến hành hút bỏ thịt thừa và mủ thối
Sau khi đã vệ sinh răng sạch sẽ, người bệnh sẽ được tiến hành hút bỏ phần mủ ở chân răng cũng như loại bỏ thịt thừa. Đây chính là bước quan trọng nhất trong việc điều trị răng sâu lồi thịt ở trẻ em. Các bác sĩ sử dụng dao mổ và các dụng cụ y tế chuyên dùng trong nha khoa để rạch một phần ở mô niêm mạc bị tổn thương.
Sau đó, tiến hành nạo hút mủ để loại trừ viêm nhiễm. Trong quá trình này, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc giúp hỗ trợ cho quá trình người bệnh hồi phục nướu.
Bước 3: Hút phần tủy chết
Hút tủy chết để có thể ngăn ngừa các loại vi khuẩn vẫn còn sống ở sâu bên trong răng tiếp tục phát triển sinh sôi. Các bác sĩ sẽ lấy đi hết phần tủy chết bằng các loại ống hút chuyên dụng. Tiếp đó, thay thế phần tủy răng hỏng bằng loại tủy nhân tạo.
Bước 4: Thực hiện phục hình răng
Dựa theo tình trạng tổn thương cũng như mức độ sâu răng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng bọc răng sứ, trám hoặc nhổ bỏ hoàn toàn. Người bệnh nếu còn nhiều mô chân răng có thể chọn phương pháp bọc răng sứ. Cách làm này có ưu điểm là duy trì phục hình răng trong thời gian dài.
Đối với những người có mô chân răng còn quá ít, không thể bọc răng sứ sẽ cần trám răng trẻ em. Hoặc trong trường hợp răng sâu quá nặng không thể áp dụng bằng phương pháp khác cần phải nhổ răng. Dựa theo tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất dành cho người bệnh.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG:
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng miệng sau điều trị sâu răng lồi thịt
Để cơ thể hồi phục tốt, rút ngắn thời gian, người bệnh cần chú ý một số điều quan trọng sau đây.
- Luôn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, vệ sinh đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần. Bệnh nhân dùng chỉ nha khoa cùng với nước muối súc miệng, kem đánh răng để loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa và mảng bám ở trên răng. Nhờ vậy có thể ngăn chặn tốt tình trạng bị nhiễm trùng và giảm các cơn đau buốt.
- Người bệnh không dùng các loại đồ ăn quá cứng, nóng hay quá cay. Những nhóm đồ ăn này đều cần xương hàm cử động mạnh để làm nát thức ăn. Do đó, những chiếc răng sâu mới điều trị của người bệnh sẽ bị tác động.
- Bệnh nhân bị răng sâu lồi thịt cũng cần chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn có chứa đường. Đây là nhóm thực phẩm có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và phát triển tại vùng răng sâu.
- Trong thực đơn ăn uống ngày, các bạn nên tích cực bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như: Các loại trái cây, rau xanh, nhiều thực phẩm cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Người bệnh đồng thời có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác ở răng miệng.
- Đặc biệt, chúng ta cần đến các phòng khám, bệnh viện nha khoa để được thăm khám định kỳ theo 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. Theo dõi tình hình răng miệng đều đặn giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề xuất. Nhờ vậy quá trình điều trị bệnh lý ở răng cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Người bệnh cũng lưu ý thêm, khi gặp phải răng sâu lồi thịt hay bất cứ vấn đề răng miệng nào khác, cần lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Người bệnh không tự ý chữa răng sâu lồi thịt tại nhà để phòng tránh nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh răng sâu lồi thịt ở trẻ em. Cha mẹ có con nhỏ cần tìm hiểu kỹ tình trạng của bé đang gặp phải, thăm khám kịp thời để chữa trị đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung dưỡng chất và vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh xuất hiện các biến chứng.
CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Sâu răng số 6 phải làm gì? Có phải nhổ không – cách xử lý
- Sâu răng hàm có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị an toàn hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!