Giải Đáp: Sún Răng Có Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Được Không?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không là một trong những vấn đề được rất nhiều người, nhất là công dân ở độ tuổi chuẩn bị nghĩa vụ quân sự quan tâm. Điều này cần căn cứ vào tình trạng răng sún cụ thể để xác định [1]. Công dân phải đạt các tiêu chuẩn sức khỏe răng miệng mới có thể đi nghĩa vụ quân sự [2]. Để có thể đáp ứng được, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, thăm khám nha sĩ thường xuyên [3].
Bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?
Thực hiện nghĩa vụ quân sự được xem là trách nhiệm của các công dân phải thực hiện đối với đất nước. Bên cạnh trách nhiệm, tham gia quân sự còn thể hiện tình yêu đất nước. Thông thường, nam công dân Việt Nam từ 18 – 25 tuổi không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, thành phần xã hội và trình độ văn hóa đều có nghĩa vụ tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, không phải trường hợp công dân nào cũng có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. Các trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ gồm nam thanh niên có tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng. Hoặc các trường hợp sức khỏe không đảm bảo yêu cầu, mắc các bệnh lý hiểm nghèo, cận thị nặng,…
- Căn cứ tình trạng sún răng cụ thể để xác định có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không
Đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là sún răng, tùy vào cấp độ khác nhau sẽ được phân loại như sau:
Tình trạng răng sún | Phân loại |
Chỉ có răng sún độ 1 – 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng đến sức nhai | 2 |
Có ≤ 3 răng sún độ 3 | 2 |
Có 4 – 5 răng sún độ 3 | 3 |
Có 6 răng sún độ 3 | 4T |
Có 7 răng sún độ 3 trở lên | 5T |
Trong đó, ký hiệu “T” là trường hợp phải khám phúc tra sức khỏe.
Vì vậy, khi trả lời câu hỏi sún răng có đi nghĩa vụ quan sự được hay không thì cần căn cứ vào tình trạng răng sún cụ thể để xác định. Bạn đọc có thể tham khảo một số tiêu chuẩn về sức khỏe răng miệng dưới đây để hiểu rõ hơn về quy chế tuyển nghĩa vụ quân sự.
Tiêu chuẩn sức khỏe răng miệng khi đi nghĩa vụ quân sự
Theo nội dung điểm a khoản 3 điều 4 của Thông tư số 167/2010/TT – BQP về tiêu chuẩn xét duyệt nghĩa vụ quân sự, thì công dân có sức khỏe loại 1, 2 và 3 sẽ đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Còn những trường hợp sức khỏe thuộc loại 4 trở lên sẽ thuộc diện miễn nhập ngũ.
Trong thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BQP-BYT quy định, khi xem xét tình trạng sún răng có phải đi nghĩa vụ hay không và phân loại tân binh. Đơn vị cần căn cứ vào thang điểm chấm cho 8 chỉ tiêu trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Cụ thể 8 chỉ tiêu được xác định như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1 tân binh có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2 sẽ được phân vào phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3 tân binh sẽ phục vụ ở một số quân, binh chủng.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4 sẽ phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5 có thể phân làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6 đây là trường hợp sẽ được miễn đi nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ vào quy định trên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có sự phân bổ sắp xếp công việc phục vụ phù hợp. Còn đối với những công dân có sức khỏe loại 6 thì sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng sún răng
Sún răng là tình trạng rất dễ gặp phải chủ yếu do các thói quen xấu trong sinh hoạt gây ra. Tình trạng sún răng nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ ăn sâu vào ngà và tủy răng. Khi đó, ngoài đau nhức, người bệnh có thể gặp phải một số hệ lụy như: Răng sún bị đen gây mất thẩm mỹ, áp xe răng, nhiễm trùng máu, mất răng,…
Bên cạnh đó sún răng có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút, vì luôn phải chịu những cơn đau tra tấn dẫn đến tình trạng ăn uống kém. Vì vậy, dù sún răng có đi nghĩa vụ được hay không thì người bệnh cũng nên phòng ngừa và điều trị bệnh sớm.
Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng sún răng gây khó chịu bạn cần ghi nhớ gồm:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Người bệnh nên đánh vào sau các bữa ăn chính hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất.
- Bên cạnh việc đánh răng, người bệnh cũng nên dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng.
- Cần hạn chế dùng đồ ngọt, đồ ăn vặt, thực phẩm nhiều tinh bột dễ để lại mảng bám trên răng. Vì các mảng bám này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và tấn công men răng gây sún.
- Nên thăm khám nha khoa 6 tháng/ lần để lấy cao răng và phát hiện sớm bệnh lý răng miệng để có biện pháp điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu.
Tùy vào các mức độ khác nhau mà công dân bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không. Để xác định chính xác, bạn nên tham gia buổi thăm khám sức khỏe để kiểm tra tình trạng răng miệng và so sánh với tiêu chí theo quy định.
Có thể bạn quan tâm: Bé bị sún răng phải làm sao? Bật mí cách chữa nhanh hiệu quả nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!