Trẻ 14 Tháng Chưa Mọc Răng Do Đâu? Mách Mẹ Cách Xử Lý Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Bạn đang lo lắng khi bé 14 tháng chưa mọc răng, không biết tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Trong khi “con nhà người ta” bằng tuổi đã mọc mấy chiếc răng rồi. Đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân làm răng mọc chậm cũng như mẹo giúp cho trẻ mọc răng nhanh hơn trong bài viết dưới đây!
Bé 14 tháng chưa mọc răng lý do vì sao?
Trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 – 8 tháng tuổi và kết thúc vào khoảng 2,5 tuổi. Hiện nay, tình trạng trẻ 9 tháng tuổi chưa nhú răng hay trẻ 14 tháng tuổi chưa mọc răng… đang rất phổ biến. Vậy nguyên nhân vì sao lại dẫn đến việc chậm mọc răng sữa ở trẻ.
Theo các chuyên gia, việc bé 14 tháng tuổi chưa mọc răng có thể do một số yếu tố sau đây:
- Do di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mọc răng chậm. Nếu trong gia đình bạn đã có ai gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng không. Nếu tiểu sử đã từng có người trên 1 tuổi mới mọc răng bạn có thể phải chờ đợi thêm đến khi trẻ mọc răng.
- Bé 14 tháng chưa mọc răng do sinh non: Theo bác sĩ chuyên khoa, những trẻ bị sinh thiếu tháng, thiếu cân thường có tỷ lệ rất bị chậm mọc răng so với những đứa trẻ khác sinh đủ ngày tháng. Vì mầm răng sữa hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, việc trẻ được sinh sớm cũng làm cho răng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
- Khoang miệng nhiễm khuẩn: Trong nhiều trường hợp bé sơ sinh ba mẹ thường không quan tâm và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách dẫn đến lợi bị viêm và nhiễm khuẩn. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng và làm cho nướu bị tổn thương. Hệ quả là răng khó có thể nhú lên đúng thời điểm hoặc khi mọc lên. Dấu hiệu nhận biết trẻ 14 tháng chưa mọc răng do nhiễm khuẩn thường miệng sẽ có mùi hôi khó chịu, nướu trẻ bị đau, trẻ quấy khóc,… Bên cạnh đó một số bệnh lý răng miệng khác ở vùng lợi cũng ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình mọc răng của trẻ.
- Thiếu Vitamin D: Khi thiếu Vitamin D cơ thể sẽ không có khả năng sử dụng canxi để hình thành cấu trúc xương, răng chắc khỏe. Bởi Vitamin D chính là dưỡng chất cần thiết giúp hấp thụ Canxi một cách nhanh chóng và an toàn. Nguồn vitamin D tự nhiên chính là ánh nắng của mặt trời mà nhiều phụ huynh thường không quan tâm đến.
- Thiếu canxi: Như đã nói ở trên, canxi là dưỡng chất cần thiết giúp kích thích các mầm răng phát triển bình thường. Ở những trẻ bị thiếu canxi cũng có nguy cơ cao chậm mọc răng.
- Thiếu MK7: Có thể nhiều ba mẹ chưa biết, nhưng MK7 là một loại vitamin có nhiệm vụ chính giúp canxi di chuyển ở trong máu và xương. Từ đó răng sữa sẽ mọc đều đẹp và chắc khỏe hơn. Những trẻ được bổ sung canxi và vitamin D đều đặn nhưng thiếu MK7 thì hiệu quả sẽ giảm đi 70%
- Dư thừa Photpho: Nếu cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể hấp thụ canxi. Ở những trẻ thừa Photpho sẽ có những biểu hiện kèm theo như mạch máu xơ cứng, tim phình to, suy thận,…
- Suy dinh dưỡng: Thể chất của trẻ nhỏ bị thiếu dinh dưỡng, kém phát triển dẫn tới không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động cũng có thể khiến răng mọc muộn hơn bình thường. Trẻ 14 tháng chậm mọc răng do suy dinh dưỡng thường kèm theo các biểu hiện như: Ngủ không ngon giấc, người gầy gò, vàng da, người xanh xao hay bị ốm,…
- Trẻ bị suy tuyến giáp: Theo một nghiên cứu Y khoa của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, bệnh suy tuyến giáp có thể gây ra tình trạng chậm đi, chậm nói hay mọc răng chậm ở trẻ nhỏ. Đây là trường hợp nguy hiểm ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
- Trẻ mắc các bệnh lý khác: Với những trẻ mắc hội chứng Down hoặc tuyến yên có khả năng bị mọc răng chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
Bé 14 tháng chưa mọc răng có nguy hiểm không?
Phần lớn các bậc phụ huynh đều có chung thắc mắc này khi bé yêu của mình gặp phải vấn đề răng mọc chậm. Thực tế việc mọc răng chậm không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có thời gian mọc răng sữa khác nhau, có trẻ mọc răng rất sớm từ 4 -5 tháng tuổi nhưng cũng có trẻ mọc muộn hơn. Thường muộn nhất đến khoảng 5 tuổi trẻ sẽ mọc đủ hàm răng sữa.
Tuy nhiên, những chiếc răng sữa này sẽ thay thế bằng răng vĩnh viễn vào khoảng trẻ lên 6 tuổi. Chính vì vậy, khi trẻ đã trên 1 tuổi mà chưa thấy con mọc bất kỳ chiếc răng nào ba mẹ cũng không nên chủ quan, vì răng sữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
Nhiều trường hợp bố mẹ thường có quan niệm “kiểu gì răng nó chả mọc” đã làm ảnh hưởng không ít đến răng miệng của con. Đứa trẻ 14 tháng tuổi chưa mọc răng có thể gây ra những tác động không tốt như:
- Răng sữa giúp xương hàm phát triển và giữ vị trí cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Vì vậy, nếu răng sữa mọc muộn sẽ rụng muộn và dẫn tới răng vĩnh viễn đến giai đoạn mọc có xu hướng mọc lệch lạc, mọc ngầm.
- Răng sữa có vai trò quan trọng trong thời kỳ bé tập ăn dặm, chúng sẽ hỗ trợ nghiền nát thức ăn. Do đó, nếu trẻ không có răng sẽ dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, bệnh lý dạ dày.
Nhưng cũng đừng vi con lâu mọc răng mà tự tạo áp lực cho chính bản thân mình và so sánh con với những đứa trẻ khác. Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bố mẹ nên trực tiếp đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng chậm mọc răng của con.
Xem thêm: Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không và cách xử lý hiệu quả
Mách mẹ mẹo tăng tốc mọc răng cho0 trẻ 14 tháng
Khi thấy trẻ đã 12 tháng chưa mọc răng hay chưa có dấu hiệu nhú răng lên thì điều đầu tiên cha mẹ cần làm là theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ như thế nào? Sau đó tìm ra nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng là bẩm sinh hay do yếu tố chủ quan tác động để có thể lựa chọn phương pháp giúp trẻ cải thiện hiệu quả tình trạng này.
Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để hạn chế tình trạng mọc răng chậm ở trẻ:
Giữ vệ sinh răng miệng cho bé
Bé chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh lý về nhiễm trùng nướu, răng miệng. Chính vì thế, bố mẹ hãy rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé.
Ngoài ra, ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện, bố mẹ phải rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt.
Thay đổi thói quen hằng ngày
Những thói quen chăm sóc trẻ không tố, ảnh hưởng đến việc mọc răng của trẻ ba mẹ cần thay đổi gồm có:
- Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ mỗi ngày, trường hợp bổ sung dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng cần có sự đồng ý của bác sĩ. Theo chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời trẻ cần bổ sung 200 – 300mg canxi để răng luôn chắc khỏe. Trong 6 tháng đầu bé cần khoảng 200 – 300 mg canxi để có thể giúp hệ xương và răng phát triển chắc khỏe.
- Hình thành thói quen cho trẻ tắm nắng 15 – 20 phút vào mỗi buổi sáng từ lúc bé 1 tuổi cho đến khi biết đi để tổng hợp Vitamin D. Thời gian tắm nắng thích hợp nhất là trước 9h sáng và sau 4h chiều và đừng quên với trẻ có da sẫm màu nên tắm lâu hơn một chút với trẻ da sáng.
Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ
Hãy luôn đảm bảo cơ thể trẻ không bị thừa, thiếu các chất dinh dưỡng bằng cách:
- Gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ với một lượng vừa đủ. Đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi tự nhiên như: các loại rau xanh, hạt vừng, bơ, óc chó,…
- Chú ý cân bằng tỷ lệ giữa photpho và canxi để ngăn ngừa tình trạng răng mọc muộn và giúp xương, răng của bé chắc khỏe
- Bổ sung thành phần enzyme cần thiết để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chống viêm. Khi này mầm răng cũng được thúc đẩy chồi ra khỏi nướu.
- Nên cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe trẻ nhỏ. Hoặc bạn có thể ép lấy nước hoa quả cho trẻ uống mỗi ngày.
- Cho trẻ ăn thêm các loại sữa chua và phô mai. Bởi đây là những thực phẩm rất tốt cho quá trình mọc răng của trẻ.
- Nên để trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích con vận động thân thể để tăng sức đề kháng. Đây cũng là biện pháp kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn, tránh suy dinh dưỡng.
Lựa chọn nha khoa uy tín
Để có được sự tư vấn chính xác cũng như cách khắc phục tốt nhất khi răng của bé mọc chậm. Bố mẹ cần tìm một nha khoa uy tín để nhận được bác sĩ có chuyên môn tư vấn giải pháp đúng đắn.
Chăm sóc mẹ và bé
Ngay từ giai đoạn mang thai và sau khi sinh mẹ nên ăn uống đủ chất, không nên quá kiêng khem giúp cho thai nhi được phát triển toàn diện nhất.
Bất cứ trẻ nào cũng sẽ mọc đầy đủ răng sữa nên bố mẹ không vì lo lắng mà cho bé sử dụng các loại thuốc được quảng cáo không đúng tác dụng. Đặc biệt, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Vì sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Trên đây là chia sẻ về những vấn đề liên quan đến bé 14 tháng chưa mọc răng cũng như cách xử lý. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp phụ huynh có biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ phát triển tốt nhất.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!