Những Điều Cần Biết Khi Trẻ 4 Tuổi Mọc Răng Hàm
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Khi trẻ 4 tuổi bắt đầu mọc răng hàm, đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển răng miệng của trẻ. Dưới đây là những điều cần biết:
- Thời điểm mọc răng hàm: Trẻ 4 tuổi thường bắt đầu mọc các răng hàm sữa (răng cối lớn thứ hai), nằm phía sau các răng hàm nhỏ. [1]
- Triệu chứng khi mọc răng hàm: Trẻ có thể cảm thấy đau, ngứa nướu, chảy nước dãi nhiều hơn và có thể trở nên khó chịu, cáu kỉnh. [2]
- Cách giúp trẻ giảm đau khi mọc răng: Cho trẻ nhai thức ăn mềm, sử dụng vòng cắn lạnh và massage nhẹ nhàng nướu để giảm đau. [3]
- Vệ sinh răng miệng: Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng có fluoride, và đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Thời điểm mọc răng hàm của trẻ nhỏ
Thông thường, trẻ dưới sáu tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên và đến 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến 2 tuổi, phần lớn trẻ sẽ có đủ răng chia đều hàm trên và hàm dưới.
Tất nhiên, không phải trẻ nào cũng mọc răng theo đúng mốc thời gian này, có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng muộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền hay việc bổ sung canxi cho trẻ khi mang thai có đủ hay không. Đây cũng là lý do mà một số trẻ mọc răng hàm vào 3 hay 4 tuổi.
Trong quá trình bé mọc răng, những chiếc răng hàm đầu tiên thường xuất hiện vào khoảng từ 13 đến 19 tháng đối với hàm trên và từ 14 – 18 tháng đối với các răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ hai trong khoảng thời gian từ 25 – 33 tháng đối với hàm trên và từ 23 – 31 tháng đối với răng hàm dưới.
Dấu hiệu trẻ 4 tuổi mọc răng hàm
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ 4 tuổi mọc răng hàm thông thường mà các mẹ nên lưu ý để có thể phát hiện sớm và có cách chăm sóc bé đúng cách:
- Sốt nhẹ.
- Chảy nhiều nước dãi.
- Ngứa, sưng đỏ nướu.
- Chán ăn, bỏ bữa.
- Không ngủ được.
- Tiêu chảy.
Làm thế nào để chăm sóc trẻ 4 tuổi mọc răng hàm?
Trong giai đoạn mọc răng hàm, cả mẹ và con sẽ rất mệt mỏi. Trẻ mọc răng có thể đau và sốt, chán ăn. Lúc này, mẹ nên nhẹ nhàng chăm sóc con bằng những phương pháp như:
- Không ép trẻ ăn, chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 8 bữa nhỏ thay vì ăn 3 – 4 bữa như bình thường. Thức ăn của bạn nên nhẹ, mềm, dễ nuốt.
- Cho bé dùng một ít đồ uống mát, nướu của bé sẽ bớt sưng đau.
- Nếu bé sốt 38 hoặc 38.5 độ thì lấy khăn ấm đắp lên trán hoặc lau người cho bé. Trẻ sốt từ 38.5 độ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ.
- Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ những cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Nếu trẻ 4 tuổi mọc răng hàm đi ngoài liên tục, mất nhiều nước, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
- Chú ý giữ vệ sinh miệng cho trẻ bằng cách lau miệng bằng khăn mềm và đánh răng sau khi ăn.
- Bổ sung vào thực phẩm hỗ trợ điều có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin quan trọng như kẽm, crom, selen, vitamin B,… giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để trẻ không bị ốm vặt và các vấn đề về tiêu hóa trong thời gian mọc răng.
- Trong trường hợp này bé có dấu hiệu xấu về sức khỏe và tăng trưởng, mẹ nên chọn bệnh viện nổi tiếng chuyên khoa Nhi để được các chuyên gia thăm khám, điều trị và bảo vệ sức khỏe.
Là đơn vị phụ trách công tác chỉnh nha và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em, ViDental Kid hiểu rõ việc nắm được tâm lý của phụ huynh và các bé sau mỗi quá trình thăm khám là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ đó, đơn vị tự tin mang đến dịch vụ hàng đầu với nhiều tiện ích như:
- Thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên nghiệp: 100% bác sĩ có chứng chỉ chỉnh nha, được đào tạo chuyên sâu về nha khoa nhi.
- Tất cả các phòng điều trị, thiết bị và cơ sở vật chất được giữ sạch sẽ và an toàn.
- Rõ ràng và cởi mở về kế hoạch điều trị, thông tin đầy đủ tới bố mẹ tất cả các thông tin về điều trị.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé trong mỗi lần tái khám, với đội ngũ chăm sóc hỗ trợ 24/7.
Trẻ 4 tuổi mọc răng hàm là khoảng thời gian mẹ và con sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi sức khỏe của bé để khắc phục nhanh chóng trong tình trạng đau lâu do răng mọc không đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!