Trẻ Em Có Nên Lấy Cao Răng Không?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ em có nên lấy cao răng không là vấn đề khiến nhiều cha mẹ băn khoăn đi tìm câu trả lời. Lý do là bởi một số bé không được quan tâm, nhắc nhở chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, dẫn tới cao răng tích tụ, hình thành, lâu dần có thể gây sâu răng, viêm nha chu,… Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin lý giải chi tiết về vấn đề này để quý bạn đọc tham khảo.
Tư vấn trẻ em có nên lấy cao răng không?
Theo chuyên gia Vidental Kid, cao răng được hình thành từ các cặn cứng do muối vô cơ với cặn mềm từ mảnh vụn thức ăn. Chúng thường bám chắc vào bờ lợi và bề mặt răng gây mất thẩm mỹ và gia tăng nguy cơ sâu răng.
Quá trình hình thành các mảng cao răng diễn ra như sau: Sau khi ăn 15 phút, một lớp màng mỏng sẽ hình thành và bám lên trên bề mặt răng. Khi không được làm sạch vi khuẩn sẽ theo đó tích tụ, xâm nhập, theo thời gian, chúng sẽ dày lên để tạo thành các mảng bám chặt vào bề mặt răng.
Thời gian đầu, nếu sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể loại bỏ chúng, tuy nhiên khi đã đến thời điểm vôi hóa thì mảng bám thường cứng, chỉ có sử dụng dụng cụ chuyên dụng ở các nha khoa mới có thể làm sạch hoàn toàn.
Vậy việc lấy cao răng ở trẻ em có nên thực hiện hay không, liệu có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé. Các chuyên gia của Vidental Kid cho biết đây là thủ thuật nha khoa không quá phức tạp, không gây ảnh hưởng tới chức năng hay cấu trúc của răng. Vì thế câu trả lời cho câu hỏi “trẻ em có nên lấy cao răng hơn” là CÓ.
Những lợi ích của việc lấy cao răng của trẻ nhỏ đã được chứng minh bao gồm:
- Giảm nguy cơ bị sâu răng ở trẻ: Loại bỏ cao răng là rất cần thiết để giúp trẻ có thể hạn chế nguy cơ sâu răng. Điều này cần đặc biệt chú ý ở những bé đang ở giai đoạn răng sữa, việc bảo vệ sẽ giúp quá trình phát triển hàm răng sau này tốt nhất.
- Giảm tổn thương nướu và lợi của bé: Cao răng lâu ngày không được loại bỏ là thủ phạm gây ra viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Phòng ngừa mất răng sớm: Cao răng tồn tại lâu ngày ở vùng chân răng sẽ gây ra nguy cơ rụng răng sớm ở trẻ. Răng sữa bị rụng sớm có thể gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai đồng thời làm mất đi tính thẩm mỹ.
Như vậy có thể khẳng định câu trả lời cho thắc mắc “trẻ em có nên lấy cao răng không” là có bởi phương pháp mang đến nhiều ưu điểm trong chăm sóc, vệ sinh răng miệng, giúp phòng ngừa sâu răng và nhiều vấn đề liên quan khác.
Tư vấn chi tiết thời điểm nào nên lấy cao răng cho bé?
Việc lấy cao răng cho trẻ em đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm nào nên thực hiện thủ thuật này. Thực tế cho thấy không phải trường hợp nào, thời điểm nào cũng có thể lấy cao răng cho các bạn nhỏ.
Bác sĩ chuyên khoa của Vidental Kid khuyến cáo, tùy theo từng tình trạng, mức độ mảng bám trên bề mặt răng bé để quyết định chính xác có thể lấy cao răng và đảm bảo an toàn ở thời điểm đó hay không.
Thực tế cũng chưa có một con số chính xác hoặc nghiên cứu nào cho biết khoảng thời gian cụ thể để lấy cao răng ở trẻ nhỏ. Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, vệ sinh răng miệng và lấy cao răng nếu cần.
Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Chuyên gia Vidental Kid cho biết việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là điều quan trọng, cần thiết, giúp ngăn ngừa các bệnh lý có thể làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai. Dưới đây là tư vấn chi tiết về các biện pháp hiệu quả giúp răng của bạn luôn trắng sáng và chắc khỏe:
Trường hợp trẻ từ sơ sinh tới 3 tuổi
Trẻ nhỏ từ sơ sinh cho tới 3 tuổi có những đặc điểm riêng biệt nên việc vệ sinh cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên thực hiện những biện pháp sau đây:
- Thường xuyên lau nướu cho bé bằng khăn mềm sau khi cho trẻ bú để loại bỏ toàn bộ các vi khuẩn có thể gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ em.
- Khi răng bé bắt đầu nhú, mọc, hãy đánh răng mỗi ngày 2 lần cho trẻ bằng các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và có chứa lượng fluor phù hợp.
- Cha mẹ nên sử dụng loại bàn chải đánh răng dành riêng cho bé ở độ tuổi này với phần lông mềm để tránh việc nướu, lợi bị tổn thương.
- Nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày để đảm bảo khoang miệng bé luôn sạch sẽ nhất.
- Cho bé đi khám răng định kỳ mỗi 3 tháng/lần kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên được mọc.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên
Khi bé có độ tuổi từ 3 tuổi trở lên thì toàn bộ những chiếc răng sữa đã được hình thành. Các chuyên gia đánh giá đây là thời kỳ trẻ dễ mắc các bệnh lý về răng miệng nhất, vì thế cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau để giúp bé có hàm răng khỏe mạnh nhất, tránh sâu răng hình thành và phát triển.
- Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng các loại kem có chứa hàm lượng fluor phù hợp nhưng phải hướng dẫn bé nhổ ra, không được nuốt.
- Cha mẹ hướng dẫn bé sử dụng thêm một số loại nước súc miệng sát khuẩn phù hợp với độ tuổi để khoang miệng của bé luôn sạch nhất.
- Nếu có thể hãy hướng dẫn bé sử dụng thêm chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hoàn toàn lượng thức ăn thừa còn bám lại ở giữa các kẽ răng.
- Thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bất thường và có phác đồ điều trị sớm, hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin cung cấp bạn đọc có thể tự mình trả lời được câu hỏi “trẻ em có nên lấy cao răng không” và có biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp cho con em mình. Cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám nha khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm bất thường và có giải pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!