Trẻ Mấy Tháng Mọc Răng? Dấu Hiệu Mọc Răng Của Trẻ
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Đối với cha mẹ, mỗi dấu mốc trong sự phát triển của con đều là điều tuyệt vời. Việc mọc răng không chỉ giúp trẻ ăn nhai tốt hơn mà còn phản ánh sức khỏe của trẻ. Thông thường trẻ mấy tháng mọc răng? Trẻ sơ sinh mọc răng sẽ có những dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?
Thông thường trẻ mấy tháng mọc răng?
Mọc răng ở trẻ sơ sinh là dấu mốc quan trọng được nhiều cha mẹ quan tâm, những chiếc răng đầu đời thể hiện bé có sự phát triển bình thường về thể chất. Ngoài ra, răng sẽ giúp bé ăn thô tốt hơn và đa dạng nhiều thức ăn.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều mọc răng ở cùng thời điểm. Thông thường, mọc răng ở trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có thể một số trẻ mọc răng muộn hơn hoặc mọc sớm hơn. Có những bé mọc răng khi được 10, thậm chí là 12 tháng tuổi. Điều này là hoàn toàn bình thường và phụ huynh không cần quá sốt ruột, lo lắng. Song nếu sau 13 tháng trẻ vẫn chưa có chiếc răng nào thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để kiểm tra. Lúc này, trẻ sẽ được gọi là chậm mọc răng.
Chậm mọc răng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Di truyền, sinh non, nhiễm khuẩn khoang miệng, thiếu canxi, vitamin D… Do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, cha mẹ nên đưa con tới các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em
Em bé mọc răng thường có những dấu hiệu dễ nhận biết. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi răng nhú lên khoảng một tới hai tháng. Cụ thể, trước thời điểm răng nhú lên, trẻ có thể sẽ có những biểu hiện sau:
Chảy nước dãi
Đây là dấu hiệu điển hình nhất khi trẻ em mọc răng. Một số em bé có thể xuất hiện dấu hiệu chảy nước dãi từ khi được 2 tháng tuổi và kéo dài cho tới tận khi răng của trẻ nhú lên. Vấn đề trẻ mấy tháng mọc răng không được quyết định bởi thời điểm chảy nước dãi của trẻ. Tuy nhiên, khi nhận thấy nước dãi của trẻ tiết ra nhiều hơn, rất có thể trẻ sắp chào đón những chiếc răng mới.
Lúc này, cha mẹ nên cho trẻ đeo yếm và thay thường xuyên khi bị ướt. Ngoài ra, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô cằm cho trẻ. Tình trạng ẩm ướt thường xuyên có thể khiến trẻ bị chàm sữa, ngứa ngáy… Nếu trẻ bị nứt nẻ hoặc nổi mẩn, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng để thoa cho bé hàng ngày.
Nướu sưng, bề mặt trắng nhợt
Đây có thể coi là dấu hiệu rõ ràng và chắc chắn nhất là răng của trẻ sắp nhú lên. Mầm răng sẽ “đội” nướu, làm nứt nướu ra để có khoảng trống và trồi lên. Điều này khiến nướu bị sưng, hơi đỏ. Khi răng chuẩn bị trồi lên, vùng bề mặt nướu sẽ chuyển sang màu trắng nhợt.
Cắn, nghiến
Áp lực từ răng đẩy từ dưới nướu lên gây ra cho trẻ rất nhiều khó chịu, ngứa lợi. Điều này khiến trẻ ngậm, nhai, hoặc cắn bất cứ thứ gì trong tầm tay, kể cả là núm vú của mẹ (trong trường hợp bé vẫn còn bú mẹ). Vì vậy, khi thấy con có dấu hiệu ngậm, cắn, nhai đồ vật nhiều hơn, rất có thể trẻ sắp mọc răng.
Lúc này, cha mẹ nên cho bé ngậm, cắn những vật liệu đồ chơi bằng silicon đã được tiệt trùng để thỏa mãn “cơn ngứa lợi” của trẻ. Bởi ngứa lợi có thể khiến bé cáu gắt, khó chịu.
Quấy khóc, rên rỉ
Trẻ em mọc răng không đau và khó chịu nhiều như người lớn mọc răng khôn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể quấy khóc, rên rỉ nhiều hơn do mô nướu bị sưng đau. Cảm giác đau sẽ xuất hiện nhiều hơn khi trẻ mọc những răng đầu tiên (răng cửa) và răng to như răng hàm. Với những chiếc răng khác, có thể trẻ sẽ quen hơn và không còn quấy khóc nhiều như trước. Khi thấy trẻ quấy khóc mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ hãy chú ý tới vùng nướu của con để biết có phải trẻ mọc răng hay không và có biện pháp giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Biếng ăn
Thức ăn, núm bình sữa, thậm chí là ti mẹ khi va vào vị trí lợi sưng do sắp mọc răng cũng khiến trẻ bị đau. Do vậy mà nhiều trẻ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là từ chối ăn khi chúng đang mọc răng.
Sốt
Sưng, viêm lợi khi mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ, thậm chí là cao tới 38,5 độ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào mọc răng cũng bị sốt. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi em bé. Thông thường, những chiếc răng đầu tiên như răng cửa và răng lớn là răng hàm khi mọc sẽ khiến trẻ bị sốt.
Theo mẹo dân gian, vào lúc trẻ được 3 tháng 10 ngày, sử dụng 7 lá hẹ (với bé trai) hoặc 9 là hẹ (với bé gái) để chà lợi cho bé thì khi mọc răng bé sẽ đỡ sốt hơn.
Đi tướt
Một số trẻ có thể gặp tình trạng đi tướt trước khi răng nhú lên. Đi tướt là hiện tượng trẻ đi ngoài với số lần nhiều hơn và phân lỏng hơn bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần chắc chắn rằng con đi tướt do mọc răng chứ không phải rối loạn tiêu hóa hay nguyên nhân nào khác.
Thức giấc vào ban đêm
Cảm giác đau thường được cảm nhận rõ hơn vào ban đêm. Vì vậy mà khi mọc răng, trẻ có thể sẽ thức giấc, trằn trọc, thậm chí là quấy khóc đêm nhiều hơn. Cha mẹ hãy cố gắng dỗ dành để bé an tâm ngủ trở lại.
Ôm hoặc xoa má, kéo tai
Tai, nướu và má có một số dây thần kinh liên kết. Vì vậy mà khi đau răng, sưng nướu trẻ có thể sẽ có những biểu hiện như xoa má, cằm, hoặc kéo giật tai. Ngoài ra, kéo tai cũng có thể là biểu hiện của ngứa tai, viêm tai… Do đó, cha mẹ hãy cẩn thận xác định nguyên nhân trẻ kéo tai để có biện pháp xử lý.
Biểu hiện mọc răng không giống nhau ở tất cả các bé. Tuy nhiên, mọc răng sẽ khiến trẻ có những khó chịu nhất định. Cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu và giúp đỡ con để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho trẻ.
Thứ tự mọc răng sữa
Dù không thể biết chính xác trẻ mấy tháng mọc răng nhưng chúng ta sẽ dễ đoán biết hơn về thứ tự mọc răng sữa. Biết được thứ tự mọc răng sẽ giúp cha mẹ dễ theo dõi tình trạng của con hơn.
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng sữa theo thứ tự từ trước ra sau. Thứ tự mọc răng của bé cụ thể:
- Răng cửa: Tuy có một số bé sẽ mọc 2 răng cửa hàm trên trước nhưng thực tế, hầu hết trẻ đều mọc 2 răng cửa hàm dưới đầu tiên. Một số trẻ có thể mọc từng chiếc một chứ không phải 1 cặp. Điều này là hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như tình trạng răng miệng của trẻ.
- Răng kế tiếp răng cửa (răng bên): Tiếp theo, trẻ sẽ mọc 2 răng kế tiếp hai bên răng cửa chính giữa của hàm trên và hàm dưới. Thứ tự hàm trên dưới có thể khác nhau ở mỗi trẻ.
- Răng hàm đầu tiên (gần vị trí răng cửa nhất): Sau đó, những chiếc răng hàm đầu tiên (còn gọi là răng cối sữa 1) của trẻ sẽ xuất hiện. Những chiếc răng này cách răng bên một khoảng vừa đủ để răng nanh mọc lên.
- Răng nanh (răng cạnh răng bên): Răng nanh sẽ mọc khi trẻ được khoảng 18 tháng tuổi và xuất hiện sau răng cối sữa 1.
- Răng hàm thứ hai (răng cối sữa 2): Răng này mọc kế tiếp răng cối sữa 1, vào lúc trẻ được khoảng 26 tháng tuổi.
Tuy không giống nhau 100% nhưng hầu hết trẻ đều mọc răng theo thứ tự trên và tiếp theo đó là các răng hàm bên trong. Khi mọc hoàn thành, trẻ sẽ có 20 răng sữa vào thời điểm 3 tuổi.
Nên và không nên làm gì khi trẻ mọc răng?
Cho dù trẻ mấy tháng mọc răng thì vẫn sẽ có cảm giác khó chịu. Do vậy, để giúp con dễ chịu hơn trong giai đoạn này, phụ huynh nên tìm hiểu những việc nên và không nên làm đối với trẻ.
Giúp trẻ thoải mái hơn khi mọc răng bằng cách nào?
Vào thời điểm mọc răng, cha mẹ hãy áp dụng một số biện pháp sau để giúp con bớt đi cảm giác khó chịu:
- Đồ gặm nướu: Trẻ mọc răng thường ngứa lợi và rất thích gặm các đồ vật. Điều này giúp gây áp lực ngược vào nướu, giúp trẻ giảm đau. Vì vậy, thay vì để con ngậm, cắn các vật cứng không sạch sẽ, mẹ hãy cho con chơi đồ chơi mọc răng có chất liệu cao su hoặc silicon đã được rửa và tiệt trùng. Ngoài ra, mẹ có thể dùng bàn chải mềm để chà lên nướu cũng giúp con giảm đau đáng kể.
- Chườm lạnh: Đây là biện pháp giúp giảm đau hữu hiệu khi bé mọc răng. Mẹ dùng khăn lạnh đắp bên ngoài má, tại vị trí răng sắp mọc sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể để đồ chơi gặm nướu trong tủ lạnh và cho con gặm để làm tê nướu, giúp giảm bớt cơn đau do mọc răng. Nếu vào mùa hè, uống một chút nước lạnh cũng sẽ làm dịu cảm giác đau nướu của bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ cho bé uống nước khi bé được trên 6 tháng tuổi.
- Thuốc giảm đau: Đây là giải pháp cuối cùng được áp dụng nếu trẻ quá đau và khó chịu, quấy khóc liên tục. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau nào. Thông thường, Acetaminophen cho em bé (trên 2 tháng) hoặc Ibuprofen (cho bé trên 6 tháng) sẽ được bác sĩ chỉ định.
- Ôm ấp, vỗ về trẻ: Mọi đứa trẻ đều thích được ôm ấp, vỗ về. Điều này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất. Vì vậy, nếu con quấy khóc, khó chịu khi mọc răng, mẹ hãy ôm, vỗ về và an ủi con nhiều hơn. Đặc biệt là khi con thức giấc và trằn trọc vào ban đêm. Hãy cố gắng dỗ cho con ngủ lại bằng cách bế hoặc xoa lưng, tránh cho trẻ ăn đêm trở lại. Ăn đêm đối với trẻ đã có răng có thể khiến bé bị sâu răng và làm cho thói quen thức đêm quay trở lại.
- Tới bác sĩ: Nếu đã thử nhiều cách mà không thể xoa dịu cảm giác đau cho bé, hãy đưa con tới gặp bác sĩ, đặc biệt là trong trường hợp con kéo tai nhiều hoặc sốt cao, đi tướt nhiều ngày…
Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa thực hiện khám và điều trị các vấn đề về răng miệng cho trẻ em, nổi bật hơn cả là Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid. Đây là địa chỉ uy tín được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Các nha sĩ đều được đào tạo từ các trường đại học y có tiếng trong cả nước cũng như nước ngoài. Không chỉ giỏi chuyên môn, mỗi bác sĩ, y tá ở ViDental Kid đều thân thiện, hiểu tâm lý trẻ nhỏ.
Máy móc, trang thiết bị phục vụ khám và điều trị được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Qua đó giúp tăng hiệu quả trong quá trình khám và điều trị các bệnh lý răng miệng hay chỉnh nha, niềng răng cho trẻ… Mọi thông tin và hồ sơ bệnh lý của khách hàng đều được lưu trên hệ thống và được bảo mật tuyệt đối.
Hiện tại, Vidental Kid – Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em đang cung cấp đa dạng các dịch vụ như khám răng tổng quát trẻ em chẩn đoán sớm các bệnh lý về răng sữa, răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ cũng tư vấn, định hướng nắn chỉnh răng cho trẻ em, trẻ vị thành niên để có hàm răng đẹp.
Đây cũng là đơn vị cung cấp các gói, phương pháp chỉnh nha cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, ViDental Kid còn nghiên cứu và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn nơi gửi gắm nụ cười của con.
Trẻ mọc răng cần tránh điều gì?
Trẻ mấy tháng mọc răng không quyết định cảm giác khó chịu nhiều hay ít của trẻ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của các bé. Cho dù bé có đau hay quấy khóc nhiều, cha mẹ cũng không nên làm những điều dưới đây cho trẻ:
- Gây tê: Cồn tẩy rửa hay bất kỳ chất gây tê tại chỗ nào đều không được khuyến khích sử dụng cho trẻ khi không có sự giám sát của nhân viên y tế. Tự ý sử dụng chất gây tê cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có thể khiến trẻ bị giảm nồng độ Oxy trong máu, gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Thuốc không kê đơn: Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên tránh cho con sử dụng thuốc mọc răng khi chưa có sự kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng như muối vi lượng đồng căn hay gel mọc răng thảo dược cũng không được khuyên dùng. Bởi chúng chưa được chứng minh là có hiệu quả và cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Vòng hổ phách: Nhiều quảng cáo nói rằng đeo vòng hổ phách giúp bé khỏe mạnh hơn và giảm khó chịu khi mọc răng. Tuy nhiên, điều này là chưa được chứng minh bởi bất kỳ nghiên cứu nào. Thậm chí, vòng còn có nguy cơ khiến bé dị ứng, vướng víu, thậm chí là nghẹt thở.
Trẻ mọc răng có cần tới bác sĩ không?
Mọc răng là điều mà tất các các em bé đều sẽ phải trải qua. Tuy đây là hiện tượng bình thường trong hành trình lớn lên của trẻ nhưng biểu hiện đi kèm khi mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau. Một số trẻ trải qua thời kỳ mọc răng vô cùng nhẹ nhàng, êm ái. Những cũng có một số trẻ gặp nhiều đau đớn, khó chịu hơn. Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp giảm đau cho con, phụ huynh cần lưu ý đưa con tới bệnh viện khi trẻ có những dấu hiệu sau:
- Sốt cao liên tục: Lợi sưng viêm là nguyên nhân khiến trẻ sốt mọc răng. Nếu con sốt cao trên 38,5 độ, mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm liên tục ở các vùng bẹn, nách, cổ. Tuy nhiên, nếu con sốt cao hơn và không hạ, mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bác sĩ. Bởi sốt cao có thể khiến trẻ bị co giật, nguy cơ ảnh hưởng tới não và tính mạng.
- Đi tướt nhiều ngày: Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày và kéo dài quá 3 ngày, mẹ cần cho con tới bác sĩ để kiểm tra, tránh trường hợp con bị đi ngoài vì lí do khác. Đi ngoài nhiều ngày khiến trẻ bị mất nước và kiệt sức.
- Kéo tai bất thường: Nếu ba mẹ thấy trẻ kéo giật tai nhiều, mức độ mạnh kèm theo tai có mủ, đóng vảy hoặc chảy nước… nên cho con đi khám vì rất có thể con bị viêm tai.
- Quấy khóc nhiều: Sau khi áp dụng nhiều cách mà con vẫn quấy khóc nhiều vì đau răng, mẹ nên cho con tới bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau phù hợp và xử lý với tháng tuổi của bé.
Trẻ mấy tháng mọc răng được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do cơ địa. Nếu con mọc răng chậm (trước 13 tháng) không phải yếu tố thể hiện là trẻ bị thiếu dưỡng chất. Vì vậy, phụ huynh không nên quá nôn nóng mà hãy tìm hiểu trước các biện pháp giúp đỡ trẻ khi răng mọc, để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi trải qua hành trình này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!