Trẻ Mọc Răng Hàm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ mọc răng hàm là giai đoạn cuối trong hành trình phát triển răng, đây cũng là trải nghiệm không mấy dễ chịu của cả bé và cha mẹ. Lý do là bởi bạn có thể cảm thấy “bất lực” khi chẳng thể làm gì để em bé của mình có thể dễ chịu hơn. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết về vấn đề này để cha mẹ cùng tham khảo.
Giải đáp thắc mắc trẻ mọc răng hàm ở độ tuổi nào?
Bé mọc răng hàm ở độ tuổi nào ắt hẳn là câu hỏi được nhiều cha mẹ đặt ra và băn khoăn đi tìm câu trả lời. Theo chuyên gia Vindental Kid, mỗi bé sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa với 4 răng cửa giữa, 4 răng nanh, 4 răng cửa bên và 8 chiếc răng hàm hay còn được gọi là răng cối.
Theo thứ tự mọc răng sữa thông thường thì những chiếc răng hàm sẽ được mọc lên cuối cùng ở trên cung hàm. Dù không thể xác định chính xác khoảng thời gian mọc răng hàm ở trẻ nhưng đa phần sẽ dao động ở khoảng thời gian từ 13 tới 19 tháng đối với hàm trên và khoảng từ 14 tới 18 tháng đối với hàm dưới.
Răng hàm sẽ đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn và giúp các bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì thế, sau khi hoàn tất quá trình mọc răng thì các bé có thể ăn nhai các loại thực phẩm có độ cứng cao hơn, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, giúp bé có sự phát triển tốt nhất về thể chất
Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm cha mẹ cần biết
Khi nào trẻ mọc răng hàm hay dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ là gì là một trong số rất nhiều thắc mắc của cha mẹ liên quan tới những chiếc răng quan trọng trên cung hàm của bé. Thực tế việc mọc răng hàm có thể gây ra rất nhiều sự khó chịu cho các bé. Cha mẹ có thể nhận ra hiện tượng này thông qua những biểu hiện sau đây:
- Bé cáu gắt, khó chịu.
- Lợi xuất hiện tình trạng tấy đỏ và bé thường xuyên chảy nước dãi.
- Bé hay gặm, nhai đồ vật hoặc quần áo.
- Trẻ khó chịu nhiều khi bị chạm vào lợi.
Ngoài ra, hiện tượng sốt khi mọc răng hàm cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng hàm. Tình trạng này có thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn không biết bé mọc răng hàm sẽ sốt mấy ngày và như thế nào được coi là bình thường.
Chuyên gia Vidental Kid khuyến cáo cha mẹ, khi mọc răng hàm các bé thường sốt không quá cao, thường chỉ kéo dài từ 2 tới 3 ngày. Tình trạng sốt có thể kéo dài hơn một chút so với việc bé mọc các chiếc răng khác bởi kích thước của răng hàm thường lớn hơn.
Bên cạnh đó, đôi khi bé mọc răng hàm còn có thể bị cảm lạnh hoặc mắc kèm các bệnh liên quan tới dạ dày. Cũng có một số bé mọc răng hàm mà hoàn toàn không có các dấu hiệu khó chịu hay quấy khóc, điều này phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng bé.
Thêm nữa, thống kê cũng cho thấy các triệu chứng khi bé mọc răng hàm có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi các bé đã khá mệt mỏi và không còn có nhiều thứ để giúp bé phân tán tư tưởng, thu hút sự chú ý khỏi cơn đau nhức.
Một số thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ mọc răng hàm
Bên cạnh những câu hỏi như “trẻ mấy tuổi mọc răng hàm” hay “răng hàm mọc khi nào”, “bé mọc răng hàm trong bao lâu”,… thì còn vô số những vấn đề được phụ huynh thắc mắc khi có con em bước vào độ tuổi chuẩn bị có sự xuất hiện của những chiếc răng hàm. Dưới đây là thông tin tổng hợp chi tiết và sự tư vấn của chuyên gia.
Nên cho bé ăn gì khi mọc răng hàm?
Nên cho bé ăn gì khi bắt đầu nhú những chiếc răng hàm là vấn đề được nhiều cha mẹ thắc mắc. Các món ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp là thực phẩm lý tưởng giai đoạn này, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng lại vừa tránh tác động gây ra tình trạng đau nhức.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi đã sử dụng đồ ăn giòn và cứng cho con yêu giai đoạn này. Lý do là bởi thời điểm mọc răng hàm các bé đã lớn chứ không giống như trẻ thời gian nhú chiếc răng sữa đầu tiên. Em bé thời kỳ này có thể nhai kỹ càng các đồ ăn hơn trước khi nuốt và cũng có thể né tránh vị trí răng hàm đang mọc.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thử các loại quả như táo, cà rốt hoặc dưa chuột gọt vỏ khi trẻ mọc răng hàm. Khi cho bé ăn, phụ huynh nên cắt nhỏ thực phẩm để tránh tình trạng hóc dị vật. Một số trái cây ướp lạnh cũng có thể là món ăn mang lại hiệu quả trong việc giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức do mọc răng hàm.
Đồ vật nào tránh sử dụng khi trẻ mọc răng hàm?
Khi trẻ mọc răng hàm, cha mẹ nên tránh việc đeo các đồ vật quanh cổ bé, điển hình như vòng hổ phách mọc răng. Dù đây là sản phẩm đang khá được ưa chuộng đi chăng nữa thì cũng cần hạn chế sử dụng ở thời điểm này. Lý do là bởi việc dùng chúng có thể khiến tiết ra dầu chứa axit succinic.
Theo cảnh báo của nhiều nghiên cứu, sản phẩm này có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến bé ngạt thở nếu không may nuốt vào. Ngoài ra, các loại vòng ngậm dành riêng cho bé mọc răng thời điểm này cũng không đem lại hiệu quả do chúng được thiết kế dành riêng cho trẻ ở thời điểm mọc răng cửa.
Với bé mọc răng hàm, những chiếc vòng này gần như không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ nên tránh việc để con em mình nhai các loại đồ chơi được làm từ nhựa. Những sản phẩm này có thể làm tổn thương răng, gia tăng nguy cơ bé nhiễm phải các loại chất nhựa có hại. Thay vào đó, cha mẹ có thể chọn các sản phẩm làm từ silicon hoặc mủ cao su để đảm bảo an toàn hơn.
Có nên sử dụng thuốc giảm đau khi bé nhú răng hàm không?
Bên cạnh thắc mắc bé mấy tuổi mọc răng hàm, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết có nên sử dụng các loại thuốc giảm đau khi bé con nhà mình bị đau nhức do mọc răng hàm.
Theo chuyên gia, Acetaminophen (Tylenol) là loại thuốc giảm đau được khuyến sử dụng nhất đối với trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi. Bên cạnh đó, loại thuốc khám viêm không chứa steroid (NSAIDs), điển hình như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil) hay naproxen (Aleve) được khuyến cáo không dùng với các trẻ em bị hen suyễn.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các bé, cha mẹ cần lắng nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau nào. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cẩn trọng, kiểm tra lại liều lượng cho chính xác, tuân thủ nguyên tắc cân nặng của bé trước khi dùng.
Trường hợp nào cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ?
Trả lời cho câu hỏi trẻ mọc răng hàm bị đau phải làm sao và khi nào cần đưa bé tới bác sĩ, chuyên gia Vidental Kid cho biết, trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng khó chịu là một phần của tiến trình trẻ mọc răng hàm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào của bé con nhà mình.
Cha mẹ cần cân nhắc đến cơ sở y tế khi bé mọc răng muộn, hoặc cáu kỉnh, khó chịu, sốt cao, mệt mỏi trong thời điểm mọc răng hàm. Dù không phổ biến nhưng đây rất có thể là những dấu hiệu cho thấy răng của bé đang mọc sai hướng.
Làm thế nào để giảm cơn đau khi trẻ mọc răng hàm?
Khi bé nhú chiếc răng hàm, các cơn đau có thể làm gia tăng cảm giác khó chịu và khiến bé quấy khóc. Cha mẹ có thể giúp bé vượt qua sự khó chịu, đồng thời giảm bớt cơn đau nhức bằng nhiều cách khác nhau. Thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng như biện pháp cuối cùng, sau khi đã tham khảo kỹ càng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tại nhà, cha mẹ có thể thử áp dụng bằng một trong số những cách sau đây:
- Sử dụng miếng băng gạc đã để lạnh để thấp lên trên vùng nướu đang mọc răng của trẻ.
- Dùng một chiếc muỗng lạnh để đặt giữa hai hàm răng của bé tuy nhiên đừng để trẻ cắn muỗng.
- Cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm, thường xuyên thoa lên vùng da quanh miệng bé để tránh tình trạng khô, nứt do chảy nước dãi.
- Cha mẹ cần phải quan sát kỹ càng khi cho bé sử dụng các loại đồ chơi trong thời điểm trẻ mọc răng hàm. Một số biện pháp như hát, nhảy múa, tô màu cũng giúp phân tán sự chú ý của bé thay vì nghĩ tới các cơn đau.
- Trẻ sốt do mọc răng hàm thường nhiệt độ không quá cao nên cha mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm lạnh, sử dụng quần áo thoáng mát. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Việc giảm đau cho bé mọc răng hàm tại nhà sẽ giúp trẻ vơi đi sự mệt mỏi ở thời điểm nhạy cảm này. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thêm để bé có được sức khỏe tốt nhất.
Cách chăm sóc khi bé nhà bạn mọc răng hàm
Trẻ mọc răng hàm không nhất thiết phải đưa tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa bé đi khám răng lần đầu trong vòng 6 tháng sau khi bé đã mọc chiếc răng đầu tiên. Bên cạnh đó, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.
Khi răng hàm vừa được mọc lên, cha mẹ cần chải răng cho bé một cách nhẹ nhàng nhờ loại bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, kem đánh răng sử dụng cần không được vượt quá kích thước bằng một hạt gạo.
Với đối tượng trẻ em từ 3 tới 6 tuổi, cha mẹ nên cho bé sử dụng lượng kem bằng khoảng 1 hạt đậu. Trẻ nhỏ cũng cần được cha mẹ theo dõi và quan sát kỹ càng trong quá trình đánh răng.
Sâu răng thường có xu hướng phổ biến nhất là ở khu vực răng hàm giữa hoặc trong. Trẻ nhỏ không thể đánh răng ở mặt sau và mặt trước thường rất dễ phát sinh sâu răng ở vị trí này. Vì thế, trong quá trình chăm sóc răng miệng cho bé, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở thăm khám đảm bảo chất lượng, uy tín cũng hết sức cần thiết và quan trọng giúp bé có được hàm răng chắc khỏe nhất. Hiện nay số lượng cơ sở nha khoa tư nhân khá đông đảo, tuy nhiên đơn vị sở hữu hệ thống thiết bị chuyên biệt, phục vụ riêng cho đối tượng trẻ em lại chưa nhiều.
ViDental Kid đang là địa chỉ hàng đầu, được nhiều phụ huynh đánh giá cao và lựa chọn để thăm khám, tìm kiếm giải pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất dành cho bé. Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đơn vị đã trở thành cái tên quen thuộc, được nhiều cha mẹ truyền tai nhau nhờ quy trình thăm khám nhanh chóng, không phải chờ đợi, chi phí trọn gói tiết kiệm cùng hàng ngàn những đặc điểm ưu việt khác.
Sẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu tại đây. Toàn bộ máy móc nha khoa đều được nhập khẩu từ những thương hiệu quốc tế, hỗ trợ tối đa vào quá trình thăm khám cũng như điều trị cho trẻ nhỏ.
Thêm nữa, các dụng cụ sử dụng đều được tiệt trùng kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Vidental Kid còn được tin tưởng nhờ quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nha khoa hàng đầu, giúp xử lý được cả những ca bệnh phức tạp. Đơn vị luôn đặt uy tín, chất lượng khám chữa làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Chính vì vậy, đã có rất nhiều phụ huynh chọn đây là địa chỉ thường xuyên đến chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con em mình. Chị Thu Hà (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Thông qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi biết tới Vidental Kid và quyết định lựa chọn đây là địa chỉ để chăm sóc răng miệng thường xuyên cho con trai. Năm nay cháu 6 tuổi, đang ở độ tuổi thay răng sữa, lại có một số chiếc răng đã bị sâu nên cần phải thăm khám thường xuyên. Đội ngũ y bác sĩ rất nhiệt tình khiến tôi rất hài lòng”.
Cùng chung suy nghĩ với chị Hà, anh Văn Đoàn ( Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi có con 7 tuổi, đã bị sâu 2 răng cửa nên cần phải đưa bé đi khám răng thường xuyên. Tôi chọn Vidental Kid nhờ có hệ thống thiết bị hiện đại, thăm khám nhanh chóng, không phải chờ đợi, tiết kiệm được nhiều thời gian”.
Không chỉ có chị Thu Hà, anh Văn Đoàn, rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn Vidental Kid để con em mình có được hàm răng chắc khỏe hơn. Tin chắc rằng trong thời gian không xa, nơi đây sẽ được đón tiếp ngày càng nhiều các bạn nhỏ tới khám và chăm sóc nha khoa.
Trẻ mọc răng hàm thường quấy khóc, khó chịu, sốt kèm theo nhiều biểu hiện khác. Cha mẹ cần theo dõi tiến trình mọc răng ở trẻ để kịp thời có những biện pháp xử trí, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!