Trẻ Mọc Răng Khôn: Độ Tuổi Và Những Dấu Hiệu Thường Gặp
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Trẻ mọc răng khôn thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ chia những thông tin về độ tuổi mọc răng, dấu hiệu nhận biết cũng như các lưu ý quan trọng phụ huynh nên lưu ý khi bé mọc răng khôn.
Trẻ mọc răng khôn ở độ tuổi nào?
Răng khôn còn được biết đến với tên gọi răng số 8, đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên khung hàm. Thông thường, mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn, nhưng vài trường hợp đặc biệt có thể có tới 6 – 8 chiếc. Điều này hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng các bé.
Thực tế, việc mọc răng khôn ở trẻ em sẽ theo một lộ trình nhất định, phụ huynh cần lưu ý thời gian để bảo bảo vệ sức khỏe răng miệng bé tốt nhất. Thời gian mọc răng ở bé cụ thể như sau:
- 6 tuổi: Trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, song có thể một số bé mọc răng muộn hơn .
- 7 – 8 tuổi: Hoàn tất việc thay răng cửa hàm trên và hàm dưới.
- 9 tuổi: Răng nanh hàm dưới của bé chuẩn bị mọc lên.
- 10 tuổi: Răng cối nhỏ chuẩn bị thay, răng nanh hàm dưới hoàn tất, mầm răng khôn bắt đầu xuất hiện.
- 11 tuổi: Răng nanh hàm trên bắt đầu thay xuống.
- 12 tuổi: Hoàn tất thay răng, thời gian này răng số 7 cũng bắt đầu mọc.
- 15 tuổi: Hoàn tất mọc răng số 7, đây cũng là thời gian răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Do cung răng của người Việt Nam thường nhỏ hẹp, nên hay xảy ra trường hợp răng số 8 ngầm hay bị kẹt.
Những dấu hiệu mọc răng khôn ở trẻ em
Răng khôn ít khi mọc ở trẻ nhỏ, hầu hết xuất hiện khi hàm răng đã phát triển ổn định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trẻ mọc răng khôn từ rất sớm với các dấu hiệu sau:
- Khung hàm thường đau nhức, khó chịu: Trẻ mọc răng sữa hay mọc răng khôn phần nướu sẽ đau nhức một vài ngày, tần suất khoảng 2 – 3 tháng một lần. Nhiều người có răng khôn mọc chậm, có thể tái phát trong vài năm. Tại vùng nướu mọc răng sẽ bị sưng nhẹ, khi ăn nhai chạm vào các cơn đau sẽ tăng lên.
- Đau hàm, cứng khớp: Bé mọc răng khôn thường khó mở miệng hơn do răng mới mọc chèn ép vào răng số 7 bên cạnh.
- Sốt: Răng chồi lên, tác động lên nướu cùng với sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng khiến bé bị viêm nướu. Điều này khiến trẻ gặp những cơn sốt và mệt mỏi kéo dài.
- Ăn không ngon miệng: Khi sử dụng chức năng nhai, các cơn đau buốt càng tăng lên. Điều này tác động không nhỏ đến việc ăn uống, khiến bé biếng ăn hơn.
Trẻ mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Hiện nay, nếu răng của bạn chỉ có 28 răng thì vẫn đảm bảo tốt các chức năng ăn nhai thông thường. Như đã nói ở trên, cung hàm của người Việt thường khá bé, nếu mọc răng đầy đủ thì những răng cuối cùng sẽ không đủ chỗ mọc. Điều này có thể khiến răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch, ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận của hàm.
Ngoài ra, răng số 8 nằm ở cuối hàm nên việc vệ sinh khá khó khăn và thường gặp phải các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… Không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn hưởng đến các răng kế cận. Thực tế, nhiều người có răng khôn mọc lệch, gây đau nhức khi đến nha khoa kiểm tra thì chiếc răng này đã gây ảnh hưởng tới răng số 7. Nhiều trường hợp phải nhổ bỏ luôn cả 2 vì không thể phục hồi hay giữ lại được nữa.
Có thể thấy, trẻ mọc răng khôn có thể gây sốt, đau nhức và khó khăn trong ăn uống,… nhưng không có nguy hiểm gì nếu mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Sâu răng hoặc viêm tủy răng 7.
- Áp xe quanh răng và viêm túi lợi trùm.
- U nang xương hàm.
- Dắt thức ăn khi răng khôn mọc lệch má.
Có nên nhổ răng khôn không?
Vì thiếu chỗ trên cung hàm nên đôi khi răng số 8 có thể mọc lệch, bị kẹt và chỉ chồi lên một phần. Theo các chuyên gia nhận định, nên loại bỏ răng khôn nếu chúng chưa mọc hoàn toàn. Đặc biệt, nên nhổ răng càng sớm càng tốt trước khi chân răng và xương hoàn thiện đầy đủ.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhổ răng khôn là điều cần thiết khi trẻ gặp phải những vấn đề như:
- Đau đớn kéo dài, dai dẳng.
- Các mô mềm phía sau răng cuối cùng dưới bị nhiễm trùng tái lại nhiều lần.
- U nang răng.
- Răng số 8 mọc lệch gây ảnh hưởng xấu đến các răng lân cận.
- Bệnh viêm nướu, nha chu.
- Răng bị sâu diện rộng.
Như vậy, việc có nên nhổ răng khôn hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng mọc răng của trẻ. Nếu răng có dấu hiệu mọc lệch, gây đau nhức cho bé thì việc nhổ bỏ là điều cần thiết. Trung tâm Niềng răng, Chỉnh nha Trẻ em Vidental Kid hiện đang là cơ sở nha khoa xử lý các vấn đề răng miệng ở trẻ em tốt nhất hiện nay. Các bác sĩ tại trung tâm đều có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, giúp các bé đến nơi đây thoải mái và không sợ hãi khi thăm khám.
Đặc biệt tại ViDental Kid, các bác sĩ chuyên khoa sẽ là người trực tiếp thực hiện tất cả các thủ thuật khi điều trị đều cho bệnh nhân. Kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất cao cấp cùng những trang thiết bị hiện đại, nơi đây luôn được đánh giá là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé uy tín hàng đầu.
Một số lưu ý khi trẻ mọc răng khôn ba mẹ cần nhớ
Để giảm bớt đau nhức, khó chịu khi bé mọc răng khôn, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho bé ăn những món ăn mềm, dễ nuốt: Những món mềm, lỏng như cháo hoặc súp sẽ là sự lựa tốt nhất trong giai đoạn bé mọc răng khôn. Những món ăn này cũng hạn chế tình trạng thức ăn thừa mắc kẹt trong khu vực mọc răng, giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ đều đặn: Nhiều người ngại vệ sinh răng miệng trong những giai đoạn này vì các cơn đau kéo dài. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng nhiều hơn, khiến răng khôn có nguy cơ bị sâu.
- Chườm đá lạnh: Chườm đá giúp làm dịu nhanh chóng cơn đau do răng khôn gây ra. Cách này có tác dụng tức thì và khá an toàn cho người bệnh.
- Thăm khám răng tại nha khoa uy tín: Khi trẻ mọc răng khôn, phụ huynh nên đưa bé đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra. Từ đó xác định răng bé có bị mọc lệch hoặc ngầm không, từ đó có phương án khắc phục phù hợp.
- Không dùng những thực phẩm dai, cứng: Những thực phẩm này dễ để lại những vụn thức ăn mắc ở vùng mọc răng khôn. Từ đó gia tăng khả năng sâu răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Hạn chế đồ ăn và các gia vị cay: Vị cay sẽ gây kích ứng nướu, khiến tình trạng đau do mọc răng khôn tồi tệ hơn. Người bệnh nên hạn chế đồ cay trong giai đoạn mọc răng số 8.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau: Không tự ý dùng các thuốc kháng sinh không kê đơn như Aspirin để giảm đau. Bởi, những loại thuốc này sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ các bệnh như đau dạ dày, nôn hay đi tiêu ra máu,…
Trên đây những chia sẻ về việc trẻ mọc răng khôn cũng như những thông tin quan trọng bố mẹ cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các phụ huynh chăm sóc tốt hơn cho con trong quá trình mọc răng khôn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!