Men Răng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Men răng là một trong những thành phần quan trọng của men răng, chứa khoảng 95% lượng khoáng chất, có màu gần trong suốt và cấu tạo khá cứng chắc gồm khoáng chất, protein, nguyên tố vi lượng và cấu trúc tinh thể men [1].

  • Chức năng của men răng bao gồm bảo vệ ngà và tủy răng trước tác động của vi khuẩn, thức ăn hay các yếu tố có hại trong khoang miệng. Ngoài ra, bộ phận này cũng đảm nhận chức năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng [2].
  • Nếu không được chăm sóc đúng cách, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về men răng như thiếu sản men răng, mòn men răng hay sâu men răng. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý khác nhau tại nhà hoặc tại nha khoa [3].
  • Nên thận trọng trong quá trình ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà, đặc biệt thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo men răng luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm [4].

Men răng là gì?

Men răng là gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bác sĩ chuyên khoa cho biết men răng chính là lớp bên ngoài của răng, tiếp sau đó sẽ tới phần ngà và tủy răng. Nghiên cứu đã chỉ ra men răng bao bọc toàn bộ thân răng bằng cấu tạo bởi khoảng 95% hàm lượng khoáng chất.

Men răng được đánh giá là cơ quan cứng nhất của răng. Tuy vậy, men răng khác biệt bởi hoàn toàn không có tế bào sống. Vì thế men răng không cảm nhận được vị chua, ngọt cũng không thể tự phục hồi nếu bị tổn thương.

Men răng được đánh giá là cơ quan cứng nhất của răng
Men răng được đánh giá là cơ quan cứng nhất của răng

Về màu sắc, men răng không có màu trắng ngà như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thực tế chúng có màu gần trong suốt, màu của răng sẽ được định hình bởi cấu tạo phần ngà phía bên trong. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, men răng có thể bị ảnh hưởng dẫn tới ố vàng và chuyển màu.

XEM THÊM: Sâu Răng Nhẹ: Đâu Là Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM?

Cấu tạo của men răng như thế nào?

Bên cạnh thắc mắc men răng là gì thì cấu tạo của chúng cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Theo nghiên cứu thành phần của men răng có lượng khoáng chất chiếm tới hơn 95%. Ngoài ra bộ phận cũng được cấu tạo từ nước và các vật liệu hữu cơ, chi tiết như sau:

Thành phần khoáng chất

Như đã nói ở trên, thành phần chính cấu tạo nên men răng chính là khoáng chất. Chúng chiếm khoảng từ 95 tới 96%, so sánh với xương, hàm lượng khoáng chất trong men răng còn cao hơn gấp nhiều lần.

Hai loại khoáng chất chiếm tỷ lệ cao nhất trong men răng bao gồm canxi và phosphate. Phosphate kết hợp với canxi để tạo ra hydroxyl apatite, một thành phần mang lại kết cấu vững chắc và khả năng chịu nhiệt độ, chịu lực của men răng.

Thành phần protein

Thêm một thành phần quan trọng khác cần nhắc tới trong cấu tạo của men răng là protein. Chuyên gia cho biết nồng độ của thành phần này có sự thay đổi ở răng của trẻ nhỏ và người trưởng thành. Thời kỳ còn trong bào thai, hàm lượng chất đạm chủ yếu là các prolin, glutamic acid hay histidine.

Trong khi ở trẻ nhỏ và người trưởng thành bên cạnh các chất đạm nói trên còn được bổ sung thêm glycine, aspartic acid, serine. Sự phân bố protein ở trong men răng cũng có sự thay đổi tùy từng vị trí. Chất đạm thường được phân bố chủ yếu theo rãnh dọc, vùng cổ răng. Các khu vực này cũng có nồng độ khoáng chất thấp hơn so với vùng mặt trong hoặc ngoài của răng.

Men răng có chứa nhiều thành phần, đặc biệt là khoáng chất
Men răng có chứa nhiều thành phần, đặc biệt là khoáng chất

Nguyên tố vi lượng

Molybdenum, Vanadium, Manganese, Strontium là các nguyên tố vi lượng quan trọng góp mặt trong cấu tạo của men răng bên cạnh khoáng chất. Thành phần vi lượng sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn sâu răng, ức chế các tác động của vi khuẩn và axit trong đồ uống hoặc đồ ăn.

Ngoài ra để tăng độ cứng chắc, phòng ngừa sâu răng, chảy máu chân răng, thành phần của men răng còn được bổ sung thêm hàm lượng fluor. Khi được kết hợp với hydroxyl apatite, chúng sẽ tạo ra fluorapatite. Thành phần tạo ra có độ cứng tốt, hầu như rất ít bị axit vi khuẩn bài tiết hòa tan.

Một điều đáng chú ý là hàm lượng fluor có trong men răng sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi theo tuổi tác cũng như chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu thấy cần thiết bạn hoàn toàn có thể bổ sung fluor thông qua nước súc miệng, kem đánh răng và các loại thực phẩm.

Cấu trúc tinh thể men

Các tinh thể men được tạo thành từ sự liên kết của một số khoáng chất tồn tại trong men răng. Tuy nhiên thành phần chính thường là các canxi hydroxyapatite. Hydroxyapatite được tạo thành từ ion hydroxyl, phosphate cùng với canxi. Chúng được sắp xếp theo quy luật và lặp lại để tạo thành dạng cấu trúc tinh thể.

Khi thành phần fluor kết hợp với hydroxyapatite sẽ cho ra đời các fluorapatite mang đến độ cứng chắc cao, đồng thời đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng.

CLICK XEM NGAY: Đau Răng Khi Uống Nước Lạnh: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Cấu trúc tinh thể men cũng có trong men răng
Cấu trúc tinh thể men cũng có trong men răng

Phân tích chức năng của men răng

Chức năng của men răng như thế nào là điều bất cứ ai cũng cần nắm bắt để biết được các phương pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất. Như đã nói ở trên men răng nằm ở vị trí ngoài cùng, bao bọc các bộ phận phía trong là tủy răng, ngà răng. Vì thế vai trò quan trọng nhất của bộ phận này chính là bảo vệ sự chắc khỏe cho răng.

Chức năng bảo vệ

Men răng có cấu tạo cứng chắc, vì thế có thể giúp các bộ phận phía trong tránh được tác nhân gây hại bao gồm độc tố, vi khuẩn. Hai bộ phận được bảo vệ trực tiếp bởi men răng là ngà và tủy răng. Nghiên cứu đã chỉ ra ngà răng có kết cấu xốp do hàm lượng khoáng chất không cao.

Tủy răng nằm ở phía trong với cấu tạo các mô liên kết lỏng lẻo. Cả ngà và tủy răng đều khó có thể chống chọi lại sự ảnh hưởng của axit trong vi khuẩn, thức ăn hoặc đồ uống. Vì thế chúng cần nhận được sự bảo vệ từ lớp men răng phía bên ngoài.

Một chức năng khác cần phải nhắc đến đó là lớp men răng giúp ngăn cách bộ phận phía trong với nhiệt độ hoặc các vị ngọt, chua từ thức ăn. Nếu như không được bảo vệ, bạn có thể bị ê buốt răng hoặc đau nhức khi ăn uống.

Thực hiện chức năng ăn nhai

Tổ chức răng đảm nhiệm chức năng chính là ăn nhai, hỗ trợ quá trình giao tiếp cũng như thẩm mỹ. Trong đó men răng chính là bộ phần quan trọng để thực hiện chức năng ăn nhai. Nếu không có lớp men răng, hàm răng sẽ ngả vàng, gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó nếu như không có bộ phận này, khi ăn nhai bạn sẽ thường xuyên bị ê buốt, đau nhức, khó chịu. Việc ăn uống cũng sẽ cực kỳ khó khăn do các tổ chức còn lại bên trong răng không đảm bảo đủ độ cứng chắc.

Bộ phận này bảo vệ ngà và tủy răng bên trong
Bộ phận này bảo vệ ngà và tủy răng bên trong

Một số bệnh thường gặp về men răng

Với những thông tin phía trên, bạn đọc có lẽ đã hiểu và lý giải được phần nào vấn đề men răng là gì. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ ngà và tủy răng khỏi sự tấn công của độc tố, vi khuẩn. Dù có độ cứng chắc cao nhưng men răng vẫn có thể bị tổn thương nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.

Dưới đây là tổng hợp một số vấn đề dễ gặp phải ở men răng để bạn đọc tham khảo:

Thiếu sản men răng

Nếu bạn đang thắc mắc men răng là gì và thiểu sản men răng có nguy hiểm không thì hãy theo dõi những thông tin sau. Theo đó, tình trạng thiểu sản men răng được hình thành khi cấu trúc men răng bị lỗi, dẫn đến sự thiếu hụt về số lượng men răng.

Hiện nay có 2 dạng thiểu sản men răng chính bao gồm:

  • Thiểu sản men răng di truyền: Hiện tượng xảy ra khi xuất hiện sự gián đoạn trung bì ở giai đoạn phôi của men răng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới răng sữa và răng vĩnh viễn.
  • Thiểu sản men răng do yếu tố môi trường: Nhiều yếu tố từ môi trường gây ảnh hưởng tới tế bào tạo men. Tình trạng không chỉ tác động tới răng vĩnh viễn hoặc răng sữa mà còn gây hại tới cả ngà răng với nhiều mức độ khác nhau.

Thiểu sản men răng sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, gây ra tình trạng tê buốt, khó chịu. Đồng thời trên bề mặt răng của bạn sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng đục, thậm chí có thể chuyển dần sang vàng, đen gây mất thẩm mỹ. Điều đáng lo ngại là tình trạng này có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn với rất nhiều mức độ khác nhau.

Tình trạng nếu kéo dài sẽ ngày càng diễn biến xấu, men răng xuất hiện các biểu hiện bất thường. Vì thế người bệnh nên tới cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị sớm nhất.

BẠN CÓ BIẾT: Ê Buốt Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mòn men răng

Giải đáp câu hỏi men răng là gì và vấn đề nghiêm trọng nào có thể xảy ra với nó, bác sĩ chuyên khoa cho biết mòn men răng là một trong những tình trạng bạn cần hết sức lưu ý. Đây là hiện tượng men răng bị axit từ thức ăn hoặc đồ uống bào mòn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phần cổ, mặt nhai, mặt trong và mặt ngoài của răng.

Men răng bị axit từ thức ăn hoặc đồ uống bào mòn
Men răng bị axit từ thức ăn hoặc đồ uống bào mòn

Mòn men răng thường ít có triệu chứng và tiến triển âm thầm nên khá khó để phát hiện. Khi lớp men bị bào mòn nhiều, xuất hiện tình trạng đau nhức, ê buốt việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra mòn men răng cũng là điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phía trong ngà răng, gây nên những bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm nhất biểu hiện của bệnh và có phương pháp điều trị sớm.

Sâu men răng

Thực chất sâu men răng chính là sâu răng ở giai đoạn đầu. Bệnh lý này gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên gọi Streptococcus mutans. Khi việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, chủng vi khuẩn này tăng lên làm hòa tan các mô cứng của men răng.

Bệnh lý sâu men răng thường diễn biến âm thầm, tuy nhiên nếu như chú ý bạn sẽ nhận biết được các tổn thương thực thể trên men răng. Dấu hiệu rõ nhất là xuất hiện các vết màu trắng đục, sau đó chuyển sang đốm màu nâu, đen và khá nhỏ.

Biện pháp phòng ngừa mòn men răng

Với những phân tích trên hẳn đã chứng minh được tầm quan trọng của men răng trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vì thế bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng mòn men răng ngay từ bây giờ, đảm bảo an toàn, đồng thời phòng tránh một số bệnh lý thường gặp ở bộ phận này.

Vệ sinh đúng cách giúp răng chắc khỏe
Vệ sinh đúng cách giúp răng chắc khỏe

Dưới đây là tổng hợp những biện pháp phòng ngừa bệnh lý ở men răng hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cứng, dai: Việc sử dụng độ ăn khô, cứng và dai sẽ làm tăng áp lực cho răng, dẫn đến tình trạng tổn thương, bào mòn. Vì thế bạn cần chú ý lựa chọn nhóm thực phẩm mềm, loãng, không quá nóng để bảo vệ lớp men răng.
  • Tránh sử dụng đồ uống nhiều axit: Axit chính là thành phần khiến lớp men răng bị bào mòn. Do đó bạn cần lưu ý hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa thành phần này. Cụ thể bạn cần tránh xa bia, rượu, đồ có cồn, nước có gas,… Đây đều là thực phẩm gây hại cho men răng.
  • Tránh thức ăn nhiều đường: Đồ ăn có lượng đường cao không chỉ gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường mà còn khiến men răng bị hư hại do sự tấn công của các hại khuẩn. Từ đó gây nên những bệnh lý ở khoang miệng, điển hình nhất là viêm nướu, sâu răng. Vì thế hạn chế lượng đường trong chế độ ăn mỗi ngày là điều nên làm.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày: Bạn nên chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, đồng thời đừng bỏ qua những tác dụng tuyệt vời của chỉ nha khoa và nước súc miệng. Đảm bảo khoang miệng sạch hoàn toàn là cách để có được hàm răng chắc khỏe nhất.
  • Thay đổi thói quen xấu: Bạn nên tránh việc dùng tăm xỉa răng, chải răng quá mạnh hoặc cắn đồ cứng để hạn chế ảnh hưởng tới răng.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Trong chế độ ăn mỗi ngày bạn cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, vitamin C để củng cố độ chắc khỏe của răng, đồng thời giúp phòng ngừa hiệu quả những bệnh lý liên quan.
  • Thăm khám định kỳ: Thăm khám răng miệng định kỳ là cách để bạn có thể phát hiện sớm nhất những vấn đề nha khoa. Nhờ vậy, bác sĩ có thể tư vấn các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện độ cứng chắc cho men răng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp câu hỏi men răng là gì, cấu trúc cũng như những bệnh lý thường gặp ở bộ phận này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng. Bên cạnh đó chuyên gia cũng khuyên rằng, cách bảo vệ răng tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng thường xuyên và thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh, sáng đẹp cùng nụ cười tự tin.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo