Nong Hàm Cho Trẻ: Tác Dụng, Phương Pháp, Lưu Ý Cần Biết
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Nong hàm cho trẻ là một phương pháp chỉnh nha nhằm mở rộng cung hàm của trẻ [1]. Dưới đây là mục đích chính của việc nong hàm [2]:
- Chỉnh sửa cấu trúc hàm: Giúp điều chỉnh và mở rộng hàm trên để khớp cắn đúng, ngăn ngừa các vấn đề khớp cắn.
- Cải thiện thẩm mỹ và chức năng: Mở rộng cung hàm cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và tạo nụ cười cân đối hơn.
- Ngăn ngừa vấn đề chỉnh nha phức tạp: Thực hiện nong hàm sớm giúp giảm nhu cầu chỉnh nha phức tạp và tốn kém sau này.
Nong hàm là như thế nào? Tác dụng và quy trình ra sao?
Nong hàm trong niềng răng là một kỹ thuật mở rộng cung hàm để tạo các khoảng trống giúp việc dịch chuyển vị trí răng diễn ra thuận lợi hơn. Trong khi đó, nong hàm cho trẻ đôi lúc được khuyến khí thực hiện nay trong quá trình phát triển, trước giai đoạn dậy thì để cải thiện một số trường hợp hẹp hàm, lệch khớp cắn ngay khi có dấu hiệu ban đầu.
Thông thường, hàm trên của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cho đến khi dậy thì, do đó việc sử dụng khí cụ nha khoa để tăng kích thước hàm diễn ra dễ dàng hơn so với thực hiện nong hàm cho người lớn. Theo các chuyên gia, độ tuổi tốt nhất để áp dụng kỹ thuật này là từ 7 – 10 tuổi hoặc cho đến dưới 16 tuổi. Phương pháp này chống chỉ định cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Thủ thuật nong hàm cho trẻ giúp tăng kích thước của cung hàm, từ đó hỗ trợ điều trị cho các trường hợp răng mọc lệch do hẹp hàm, khớp cắn có vấn đề,… Dưới đây là tác dụng và quy trình thực hiện cụ thể của kỹ thuật này:
Tác dụng của kỹ thuật nha khoa nong hàm cho trẻ
Nong hàm cho trẻ trong quá trình tiền chỉnh nha thường có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, khớp cắn không cân đối gây ra bởi hẹp cung hàm. Việc nong hàm giúp tăng các khoảng trống để răng có vị trí phát triển, đồng thời cân đối khuôn mặt của trẻ cũng.
Những tác dụng cụ thể của kỹ thuật này gồm:
- Hạn chế tình trạng răng mọc chen chúc: Nếu trẻ có cung hàm nhỏ, răng khi mọc sẽ không có đủ chỗ trống tự nhiên để mọc thẳng, từ đó dẫn đến hiện tượng mọc lệch lạc, khấp khểnh. Điều này gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai và phát âm của trẻ, đồng thời tăng độ khó khăn khi niềng răng.
- Cân đối lại khớp cắn: Tình trạng răng phát triển sai lệch do hẹp hàm ở trẻ nhỏ thường diễn biến nặng và trở thành tình trạng khớp cắn chéo ở người trưởng thành. Chỉnh nha sớm ở trẻ em với sự hỗ trợ của kỹ thuật nong hàm sẽ giúp cải thiện hiệu quả vấn đề này, từ đó cân đối khớp cắn để mang đến khuôn mặt cân xứng khi trưởng thành.
- Cải thiện khả năng hô hấp và hạn chế bệnh: Vòm miệng hẹp ở trẻ nhỏ thường gây khó khăn khi thở bằng mũi, từ đó dẫn đến thói quen xấu là hô hấp bằng miệng. Điều này không chỉ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, dạ dày mà còn dễ gây nên các bệnh lý nha khoa như khô miệng, hôi miệng, viêm nha chu,…
- Tăng hiệu quả niềng răng: Nong hàm cho trẻ thường được áp dụng cho giai đoạn tiền chỉnh nha, tạo các khoảng trống giúp răng dễ dịch chuyển đến vị trí chuẩn trên cung hàm, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. Đồng thời, việc nong hàm sớm trước khi dậy thì giúp cân đối cấu trúc hàm, từ đó giảm mức độ khó của ca chỉnh nha cho trẻ em.
Với những ưu điểm và công dụng vượt trội trên, việc nong hàm cho trẻ nhỏ được nhiều bác sĩ khuyến nghị áp dụng cho các bé có dấu hiệu hẹp hàm, răng mọc lệch, lệch khớp cắn hoặc có nhu cầu chỉnh nha trong tương lai. Việc thực hiện thủ thuật này được coi là giải pháp dự phòng hỗ trợ sự phát triển đồng đều về răng và xương hàm của trẻ nhỏ, đảm bảo sự cân đối của khuôn mặt sau khi trưởng thành.
Quy trình thực hiện nong hàm cho bé
Thực hiện thăm khám và nong hàm cho trẻ nhỏ cần được thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa bởi các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại phòng khám nha khoa uy tín, cụ thể:
- Trong lần lắp dụng cụ nong hàm đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt khí cụ vào vòm miệng (thường ở hàm trên), sau đó kích hoạt bằng khóa. Khí cụ sẽ tác động lực siết để tạo áp lực lên cơ hàm, từ đó tăng kích thước xương vòm miệng.
- Tần suất siết khí cụ thường từ 1 – 2 lần/ngày và có thể tự thực hiện tại nhà sau lần khám đầu tiên với sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
- Trong suốt thời gian nong bàm, phụ huynh cần đưa sẽ thực hiện khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng nong hàm, đánh giá khoảng trống giữa các răng để định hướng răng mọc đúng vị trí hoặc thực hiện niềng răng cho trẻ.
Sau khi được bác sĩ lắp khí cụ nong hàm tại phòng khám, đồng thời tư vấn, hướng dẫn chi tiết các cách tự vặn vít tăng áp cho dụng cụ, phụ huynh có thể thực hiện kỹ thuật nong hàm cho bé bằng khí cụ tại nhà như sau:
- Lựa chọn nơi có đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát khi thực hiện vặn vít tăng áp trên khí cụ nong hàm của bé.
- Trong quá trình thực hiện, nên cho trẻ nằm thoải mái, yêu cầu để miệng há rộng nhằm tránh sự va chạm, cọ xát với chìa khóa dẫn đến gây tổn thương nướu lợi, vòm miệng hoặc lưỡi gà.
- Sử dụng dây hoặc chỉ nha khoa buộc chặt chìa khóa trước khi dùng để hạn chế nguy cơ chìa rơi vào cổ họng.
- Đưa chìa khóa vào lỗ vít của khí cụ một cách từ từ, căn chỉnh để khít, sau đó thực hiện vặn để tăng áp nới rộng hàm.
- Nên thực hiện nong hàm sau khi ăn, vệ sinh răng miệng sạch và trước khi nghỉ ngơi để hạn chế vận động hàm cũng như tác động vào khí cụ, nhờ đó tăng tốc độ phục hồi cho các mô sụn.
- Vệ sinh sạch và bảo quản cẩn thận chìa khóa của khí cụ nong hàm, vệ sinh lại trước mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Nên thực hiện vặn vít của khí cụ nong hàm tại nhà theo tần suất được bác sĩ chỉ định tùy vào mỗi giai đoạn. Phụ huynh cần dặn bé báo lại khi có dấu hiệu đau nhức, khó chịu, chảy máu. Cha mẹ cũng cần tham vấn bác sĩ khi không thể đưa bé đi khám để điều chỉnh khí cụ nong hàm định kỳ tại đơn vị nha khoa.
3 trường hợp nên thực hiện nong hàm cho trẻ sớm
Trước khi chỉ định và thực hiện kỹ thuật nới rộng hàm, bác sĩ nha khoa cần chụp và phân tích phim PA, đánh giá mức độ rộng của cung răng và tình trạng phát triển răng trên hàm của bé, từ đó đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp cũng như quyết định liệu có nên nong hàm hay không. Mặt khác, sau khi quyết định trẻ nên mở rộng hàm, bác sĩ xây dựng phác đồ và tư vấn lựa chọn khí cụ phù hợp.
Vậy khi nào nên thực hiện nong hàm cho bé? Dưới đây là 3 tình trạng răng miệng được các chuyên gia khuyến khích nên thực hiện thủ thuật nha khoa sớm để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất:
Trẻ có vòm hàm quá hẹp
Các tình trạng bé có độ rộng của vòm hàm quá hẹp thường được chỉ định nong hàm trong giai đoạn tiền chỉnh nha trẻ em. Việc hàm của trẻ có quá hẹp hay không được xác định quá một chỉ số cụ thể nào mà được đánh giá thông qua sự chênh lệch tương quan giữa răng, vòm hàm và tổng thể khuôn mặt của bé. Điều này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong khám và niềng răng cho trẻ nhỏ.
Thông qua hình ảnh chụp khung hàm và đánh giá tỷ lệ cân đối của vòm hàm – khuôn mặt – sự phát triển răng của trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ tư vấn liệu bé có bị hẹp hàm hay không. Đối với trường hợp vòm hàm quá hẹp, răng bé thường không có đủ vị trí để phát triển hoặc xuất hiện dấu hiệu hô, móm sớm. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng hoặc nong hàm từ sớm kết hợp niềng răng trẻ em.
Răng quá to so với cung hàm
Tình trạng vòm hàm không quá hẹp tuy nhiên khi kết hợp với tình trạng răng có kích thước lớn có thể dẫn đến việc cung hàm không đủ chỗ trống để mọc đủ, đúng vị trí 28 – 32 răng. Điều này chính là nguyên nhân phổ biến gây nên các trường hợp hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh,…
XEM THÊM: Hàm Trainer Cho Bé: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Cần Biết
Chính vì vậy, để cung cấp vị trí cho răng mọc đúng chuẩn trên cung hàm, bác sĩ thường chỉ định những đối tượng này nong hàm mức độ nhẹ, vẫn đảm bảo giữ vững cấu trúc hài hòa của khuôn mặt. Trong một số trường hợp bệnh nhân đồng ý nhổ răng, bác sĩ có thể chỉ thực hiện việc loại bỏ bớt số răng trong giai đoạn phát triển của trẻ để giải quyết tình trạng này mà không cần nong hàm hay chỉnh nha.
Hàm bị lệch, khớp cắn không cân xứng
Một trường hợp phức tạp đòi hỏi cần nong hàm chính là sai lệch khớp cắn. Tình trạng một trong hai hàm bị lệch, méo dẫn đến khớp cắn không cân xứng, tỉ lệ khuôn mặt mất cân đối cần thực hiện nong hàm hẹp hơn để đưa khớp cắn về chuẩn.
4 phương pháp nong hàm cho bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
Có nhiều phương pháp thực hiện nới rộng hàm, ứng dụng những kỹ thuật và khí cụ hỗ trợ khác nhau. Tùy thuộc tình trạng răng miệng và vấn đề cần giải quyết của bệnh nhân, độ tuổi thực hiện, trình độ và điều kiện của cơ sở nha khoa điều trị mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nong hàm phù hợp nhất cho từng bé.
Dưới đây là 4 phương pháp nong hàm có thể áp dụng cho trẻ nhỏ để bạn đọc tham khảo:
Nong hàm nhanh (RPE)
Hàm nong nhanh hay sử dụng RPE (Rapid Palatal Expander) là phương pháp nới rộng hàm bằng loại khí cụ có cung cấp tốc độ mở rộng vòm hàm từ 0.5mm – 1mm mỗi ngày. Kỹ thuật này hướng đến tập trung tốc độ mở rộng diện tích xương.
Vì tốc độ di chuyển răng thường chậm hơn tốc độ nới rộng xương hàm, do đó người sử dụng phương pháp nong hàm này thường xuất hiện kẽ hở giữa 2 răng cửa. Đối với một số bé, tình trạng thưa răng cửa sẽ tự được giải quyết khi răng mọc hoàn thiện. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ cần thực hiện niềng răng thẩm mỹ để đưa các răng về đúng vị trí chuẩn và điều trị vấn đề thưa răng sau khi nong hàm.
Kỹ thuật nong hàm chậm
Khác với phương pháp nong hàm nhanh, kỹ thuật nong hàm chậm sử dụng khí cụ nha khoa để nới rộng vòm hàm một cách từ từ với tốc độ 1mm/tuần, kéo dài liên tục trong khoảng 10 tuần. Bác sĩ thường lắp khí cụ tại phòng khám, sau đó hướng dẫn phụ huynh tự vặn vít cho bé tại nhà để tiết kiệm thời gian, công sức đến phòng khám. Tuy nhiên, các bé vẫn phải đến cơ sở nha khoa định kỳ theo lịch hẹn để đánh giá và điều chỉnh tiến độ nong hàm.
Với phương pháp này, tốc độ di chuyển của răng sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển xương hàm, từ đó hạn chế đau nhức trong quá trình thực hiện cũng như ngăn ngừa nguy cơ thưa răng sau khi nới hàm. Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất khi nong hàm cho trẻ nhỏ.
Nới rộng nong có Mini-Implant hỗ trợ
Phương pháp hàm nong có Mini-Implant hỗ trợ thực tế không phải phương pháp được các bác sĩ thường xuyên chỉ định cho trẻ nhỏ, thay vào đó kỹ thuật này chủ yếu sử dụng cho người trưởng thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ cso xương phát triển tốt, ổn định sớm thì đây là lựa chọn phù hợp.
Phương pháp này sẽ thực hiện cấy ghép 2 – 3 chiếc Mini-Implant vào vòm hàm, sau đó liên kết với các khí cụ, thiết bị nha khoa khác nhằm hỗ trợ mở rộng diện tích xương hàm dù đường sụn xương đã cứng và tương đối khó để nới rộng ra.
Nong hàm bằng dây cung chỉnh nha
Với trường hợp răng bị lệch lạc, chen chúc nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện kết hợp khí cụ nong hàm chuyên dụng và dây cung chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu thực hiện kỹ thuật liên tục trong khoảng 5 – 6 tháng mà không có kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp hơn.
Các loại khí cụ, thiết bị nong hàm phổ biến nhất
Để hỗ trợ nong hàm cho trẻ nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phối hợp nhiều loại khí cụ, thiết bị nha khoa tùy thuộc phương pháp thực hiện. Tuy nhiên, dưới đây là những loại khí cụ hỗ trợ nới rộng hàm được dùng phổ biến nhất:
Khí cụ nong hàm có nền nhựa
Những loại khí cụ nong hàm có nền chế tạo bằng nhựa acrylic lần đầu được giới thiệu trên thị trường bởi Andrew Haas vào năm 1961. Loại khí cụ này có cấu tạo bao gồm: Một nền nhựa acrylic, chốt khóa giãn nở hàm và dây dung bám sát răng tiền hàm và răng hàm.
Khí cụ nới rộng hàm này sẽ tạo áp lực lên niêm mạc miệng thông qua nền nhựa cứng, từ đó giảm tải lực đẩy tác động lên răng. Cơ chế này giúp hạn chế tỷ lệ răng nứt vỡ, lung lay. Tuy nhiên, hạn chế của loại khí cụ này chính là tăng nguy cơ kích ứng, tổn thương niêm mạc miệng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu y tế cung cấp loại khí cụ nong hàm có hàm nhựa như: Khí cụ nới rộng hàm Hawley, thiết bị hỗ trợ nong hàm Haas,…
Loại khí cụ nong hàm không có nền nhựa
Đây là loại thiết bị hỗ trợ quá trình nong hàm trong kết cấu không chứa hàm nhựa. Thay vào đó, loại khí cụ này có cấu tạo gồm khung thép y tế và chốt khóa giãn nở ở giữa. Do không có nền nhựa giảm tải lực, tất cả lực ép sẽ tác động lên răng, từ đó tăng nguy cơ răng lung lay, nứt vỡ. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là không gây kích ứng cho niêm mạc miệng.
Để thực hiện nong hàm cho trẻ em, bác sĩ sẽ sử dụng dòng sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ với phần tiếp xúc giữa răng và khung kim loại sẽ được thiết kế khít với bề mặt răng hàm. Lực ép sẽ tác động đến răng và hàm thông qua những phần tiếp xúc này.
Trong khi đó, dòng sản phẩm cho người lớn sẽ có sự khác biệt so với khí cụ cho trẻ nhỏ, cụ thể phần khung kim loại sẽ được thiết kế ôm sát răng tiền hàm và quanh răng hàm. Một số thương hiệu y tế sản xuất và cung cấp khí cụ hàm nong không nền nhựa nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Hyrax, Transforce, Quad helix,…
Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về nong hàm ở trẻ nhỏ
Trước, trong và sau khi cho bé nong hàm, các bậc phụ huynh vẫn thắc mắc về nhiều vấn đề. Dưới đây là 4 câu hỏi được quan tâm nhất cùng giải đáp chi tiết từ chuyên gia để bạn tham khảo:
Nong hàm cho bé kéo dài trong bao lâu?
Quá trình nong hàm cho trẻ nhỏ áp dụng cho 1 hàm thường kéo dài từ 1 – 3 tháng tùy tình trạng và vấn đề răng miệng riêng của mỗi ca bệnh. Đồng thời, thời gian nới rộng hàm của bé còn phù thuộc phương pháp, khí cụ, công nghệ và bác sĩ thực hiện.
Tuy nhiên, nếu nong hàm liên tục từ 5 – 6 tháng nhưng hiệu quả không đạt như mong muốn thì bác sĩ cần có phương án điều trị, chỉnh nha phù hợp hơn.
Nong hàm có đau không và có ảnh hưởng tiêu cực đến răng không?
Nong hàm sẽ tác động lực ép để kéo dãn vòm hàm, giãn nở mật độ xương nên sẽ tác động trực tiếp đến mô sụn ở hàm, các răng và khoang miệng ở mức độ khác nhau tùy thuộc kỹ thuật, phương pháp cụ thể. Tùy thuộc cơ địa, độ tuổi của bệnh nhân, tay nghề của bác sĩ và phương pháp thực hiện là bé có thể cảm thấy đau nhức hay không và ở mức độ nào trong cũng như sau khi nong hàm.
Bên cạnh đó, việc tiến hành nong hàm dù ở người lớn hay trẻ nhỏ thì đều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Cảm giác vướng víu, cộm cấn và khó chịu trong khoang miệng bao gồm niêm mạc, nướu lợi,…
- Đau nhức, ê buốt gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn, đồng thời khí cụ nong hàm cũng dễ gây vướng mắc thức ăn.
- Gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
- Tạo áp lực lên răng, tăng nguy cơ nứt vỡ, lung lay răng.
- Dễ kích ứng và tổn thương niêm mạc miệng và vòm họng. Nếu khí cụ được lắp sai kỹ thuật hoặc có sơ sót trong quá trình vặn vít tại nhà sẽ gây tổn thương đường hô hấp, khoang miệng của bé.
Thực tế, so với niềng răng, việc nong hàm tốn ít thời gian hơn và không gây khó chịu cũng như không nguy hiểm bằng. Các ảnh hưởng và tác dụng phụ khó chịu này thường không kéo dài và có thể được hạn chế nếu bác sĩ nha khoa giỏi, cơ sở nha khoa ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tân tiến.
Nong hàm có khiến khuôn mặt bé thay đổi không?
Kỹ thuật nong hàm sẽ nới rộng vòm hàm, kéo giãn khoảng cách các răng, do đó khiến nhiều người lo ngại việc này sẽ dẫn đến sự thay đổi khuôn mặt của trẻ. Thực tế, theo các chuyên gia, nong hàm ở trẻ nhỏ cũng như người lớn có khiến khuôn mặt và cấu trúc hàm thay đổi. Tuy nhiên, thường sự thay đổi này là không đáng kể và có chiều hướng tích cực, đảm bảo sự cân đối, hài hòa nhất mà vẫn giữ nguyên chức năng nhai của răng và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc bé khi nong hàm ra sao?
Dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng như sức khỏe của trẻ trong quá trình nong hàm:
- Đẻ hỗ trợ bé làm quen và phát âm chuẩn khi đeo khí cụ nong hàm, cha mẹ cần cho bé luyện tập. Tuy nhiên, nhằm hạn chế tình trạng lưỡi va chạm khí cụ và bị tổn thương, phụ huynh hãy dùng sáp nha khoa bôi lên khí cụ của trẻ trước khi cho bé luyện phát âm.
- Sau khi ăn cần loại bỏ sạch thức ăn thừa bám trên khí cụ nong hàm và răng của bé bằng tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng,…
- Trong 1 – 3 ngày đầu tiên sau khi thực hiện tăng áp nong hàm, cha mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mềm, loãng. Trong suốt quá trình tiền chỉnh nha và niềng răng cho trẻ, phụ huynh cần hạn chế cho bé dùng các thức ăn dai, cứng hoặc có độ bám dính cao.
- Thực hiện khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ nha khoa, tham vấn chi tiết cách chăm sóc, vệ sinh và nong hàm tại nhà.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho phụ huynh các thông tin hữu ích về kỹ thuật nong hàm cho trẻ. Đây là giải pháp hỗ trợ cân đối khớp cắn, đảm bảo răng có đủ vị trí mọc thẳng xung như tạo tiền đề tốt cho quá trình niềng răng trẻ em được lựa chọn phổ biến hiện nay.
THAM KHẢO THÊM:
- Độ Tuổi Niềng Răng Cho Trẻ Mà Phụ Huynh Không Nên Bỏ Lỡ
- Niềng Răng Silicon Cho Trẻ Em – Giải Pháp Được Ưa Chuộng Nhất
Dịch vụ
Chất liệu
Quy trình
Câu hỏi thường gặp
Nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có đau không. Câu trả lời là có vì tình trạng đau thường do lực siết từ dây cung gây ra và mức độ đau phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Cảm giác đau thường kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi quen với niềng răng [1].
Có 4 giai đoạn gây đau nhất khi chỉnh nha: Giai đoạn tách kẽ, giai đoạn 1 tuần sau khi gắn mắc cài, giai đoạn nhổ răng, giai đoạn siết răng định kỳ [2].
Để giảm đau khi niềng răng, bạn nên ăn thực phẩm mềm, hạn chế thực phẩm cứng, chọn phương pháp niềng phù hợp, chườm đá, súc miệng với nước muối ấm, sử dụng sáp chỉnh nha và thực hiện các bài tập thư giãn cơ hàm [3].
Niềng răng có phải nhổ răng không là chủ đề nhiều khách hàng quan tâm khi chỉnh nha. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp nhất:
- Nhổ răng thường được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, chen chúc, sai khớp cắn hoặc hàm có quá nhiều răng [1].
- Trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng hoặc niềng răng ở trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng trong quá trình chỉnh nha [2].
- Các răng thường được nhổ bao gồm răng số 4, số 5 và răng khôn (răng số 8) để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển [3].
Mất răng có niềng răng được không? Thực tế MẤT RĂNG CÓ THỂ NIỀNG RĂNG ĐƯỢC, tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng mất cũng như tình trạng răng miệng của từng khách hàng [1].
- Nếu mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm, bác sĩ có thể khuyến nghị trồng răng Implant trước khi tiến hành niềng.
- Với răng số 2, 3 và 5 bị mất, quá trình niềng răng vẫn có thể diễn ra nhưng cần đánh giá tình trạng xương hàm.
- Có 2 phương pháp niềng răng cho trường hợp mất răng là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài [2].
Hô hàm có niềng răng được không là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô hàm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Hô do răng vẫn niềng răng được bình thường và đạt kết quả như mong đợi. Nếu hô do xương hoặc do cả răng và xương cần kết hợp phẫu thuật để xử lý dứt điểm [1].
- Một số phương pháp niềng răng hô hàm là: Niềng răng mắc cài (kim loại và sứ), niềng răng trong suốt [2].
- Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc ăn uống, vệ sinh tại nhà, thăm khám đúng lịch để đảm bảo hiệu quả niềng răng hô hàm [3].
Răng sâu có niềng được không luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm. Trên thực tế RĂNG SÂU HOÀN TOÀN CÓ THỂ NIỀNG ĐƯỢC, nhưng điều quan trọng là phải xử lý triệt để các vấn đề về sâu răng trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha [1].
Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, chữa tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng và trồng răng giả để đảm bảo răng khỏe mạnh trước khi gắn khí cụ niềng [2]. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi chăm sóc tại nhà để đảm bảo chỉnh nha an toàn và đạt được kết quả tốt nhất [3].
Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng tháo lắp, còn được gọi là niềng răng không mắc cài, là một phương pháp chỉnh nha đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
- Phương pháp này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp răng nhanh chóng về lại vị trí mong muốn trên cung hàm [1].
- Các phương pháp niềng phổ biến có thể kể tới như khí cụ Trainer, Headgear, Activator, 3D Clear, Ecligner, Invisalign [2].
- Giá niềng răng tháo lắp hiện đang dao động trong khoảng 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ [3].
Niềng răng bị hóp má không phải hiện tượng hiếm gặp, thường do các nguyên nhân như: Tiêu xương ổ răng, kỹ thuật chỉnh nha không đúng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,... [1]
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có bác sĩ giỏi, tuân thủ đúng chỉ định về chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt có thể thực hiện các bài tập cơ mặt [2].
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!