Răng Cửa Và Những Thông Tin Quan Trọng Chúng Ta Cần Nắm Rõ

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng cửa là chiếc răng lộ ra đầu tiên mỗi khi nói, cười, trò chuyện, giao tiếp với mọi người. Bởi vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt của mỗi người. bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại răng này và biết cách xử lý, chăm sóc mỗi khi răng bị bệnh.

Tìm hiểu chi tiết về răng cửa

Răng cửa có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn miệng. Chúng có vị trí, cấu tạo và chức năng rất đặc biệt, rất khác so với những loại răng khác.

Răng cửa là răng gì, nằm ở đâu?

Bộ răng đầy đủ của một người trưởng thành thường có 32 chiếc răng. Những chiếc răng trong hàm được chia thành 4 nhóm, bao gồm: Răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

Có 4 răng cửa trên 1 hàm răng
Có 4 răng cửa trên 1 hàm răng

Mỗi một nhóm răng đều đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó, răng cửa là các răng có vị trí nằm trước của cung hàm. Mỗi người có tất cả 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Tương ứng ở mỗi nửa cung hàm (phần tư bộ răng) có:

  • 1 răng cửa giữa: Nằm gần đường giữa nhất (đường nhân trung thẳng với sống mũi).
  • 1 răng cửa bên: Nằm ở sát bên cạnh răng cửa giữa.

Đặc điểm chung của các răng nhóm này là có hình dạng như chiếc xẻng. Cạnh bên của chúng mỏng dần, sắc nhọn, được dùng để cắt thức ăn. Răng ở hàm trên thường to hơn ở hàm dưới, răng sữa thường nhỏ hơn răng vĩnh viễn. Trẻ em cũng có răng cửa, thông thường khi trẻ được 6 tháng tuổi thì chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc lên. Sau này khi đến một độ tuổi nhất định, răng sữa sẽ rụng đi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Cấu tạo

Răng cửa được phân bố đều đặn về cả hai phía của khuôn hàm với đặc điểm cấu tạo giống nhau. Bao gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là: Men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó:

  • Men răng: Men răng cửa làm mỏng nhất trong các răng. Men răng không có màu mà trong suốt nên màu ngà răng chính là màu của răng. Men răng không có dây thần kinh cảm giác, có các tế bào hình lăng trụ sắp xếp theo chiều hướng tâm. Do đó, men răng không biết đau và rất cứng, tuy nhiên chúng dễ bị rạn nứt, dễ bị tách theo chiều dọc.
  • Ngà răng: Ngà răng chiếm thể tích lớn nhất của một răng với hàng tỷ các ống ngà dẫn trực tiếp đến tủy răng. Ngà răng cửa ít cứng hơn men răng với tỷ lệ chất vô cơ vào khoảng 75%. Ngà răng càng gần hốc tủy răng thì càng dày. Màu của ngà răng cũng chính là màu sắc của răng.
  • Tủy răng: Tủy răng nói chung là mô liên kết mềm, gồm thân tủy (Pulp Chamber) và chân tủy (Root Canal). Tủy răng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và các đầu dây thần kinh. Mạch máu dẫn dinh dưỡng từ trong xương và đi vào răng từ dưới gốc răng, qua lỗ chóp răng để nuôi dưỡng răng.

Nhóm răng cửa chỉ có 1 chân răng duy nhất lại nằm phía ngoài cùng của khuôn hàm nên rất dễ bị tổn thương do va đập. Bởi vậy, răng cửa cần được bảo vệ tốt để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Xem thêm: Răng khểnh và những bí mật phía sau chiếc răng khểnh của bạn

Chức năng

Nằm ở vị trí tiếp xúc ngoài cùng của hàm và có cấu tạo đặc biệt, răng cửa đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Điển hình như:

Vẻ đẹp cuốn hút của người có răng cửa đẹp
Vẻ đẹp cuốn hút của người có răng cửa đẹp
  • Chức năng thẩm mỹ: Các răng cửa cùng với răng nanh tạo thành nhóm răng trước có tầm quan trọng rất lớn về thẩm mỹ. Chúng sẽ lộ ra mỗi khi ta cười nói, giao tiếp. Do vậy, chúng có ảnh hưởng tới nhiều tới thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu răng cửa gặp vấn đề, người khác rất dễ nhận biết và khiến bạn cảm thấy ngại, tự ti.
  • Chức năng phát âm: Theo nhiều chuyên gia, khả năng phát âm chuẩn của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào các răng cửa. Nếu bị mất một trong số các răng này, âm thanh phát ra có thể không được tròn, rõ ràng do sự giảm tương quan giữa răng, môi và lưỡi. Ngoài ra, một số từ khi phát âm đòi hỏi sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng trước mới có thể phát âm chuẩn. Nếu có khiếm khuyết ở răng cửa sẽ rất khó phát âm chuẩn được.
  • Chức năng ăn nhai: Là chức năng quan trọng nhất của nhóm răng này, nhằm giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Với cấu trúc mảnh và sắc nhọn, răng cửa có nhiệm vụ cắn và chia cắt nhỏ thức ăn. Nhờ đó, quá trình nhai, nghiền thức ăn tại các răng bên sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Các răng này cũng góp phần quan trọng trong hướng dẫn vận động trượt ra trước của hàm.

Răng cửa bị sâu phải làm sao?

Vì có ảnh hưởng quyết định đến thẩm mỹ của khuôn mặt và khả năng ăn nhai của hàm, răng cửa khi bị sâu sẽ gây ra rất nhiều phiền phức. Do đó, nếu bị sâu răng cửa thì bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục. Vậy khi răng cửa bị sâu phải làm sao? Dưới đây là 3 cách khắc phục sâu răng tốt nhất để có răng cửa đẹp.

Trám răng

Phương pháp hàn, trám răng đạt hiệu quả tốt nhất với các vết sâu răng nhỏ, vết sâu ở mặt trong của răng. Chất liệu trám cần có màu tương đồng với màu răng thật để đảm bảo thẩm mỹ nhất. Thông thường, người ta sẽ sử dụng Composite để trám.

Trám răng mang lại hiệu quả về thẩm mỹ cao nhất cho răng sâu
Trám răng mang lại hiệu quả về thẩm mỹ cao nhất cho răng sâu

Ngược lại, khi răng cửa sâu lỗ lớn, việc trám răng khó đạt được hiệu quả về thẩm mỹ cao nhất. Bởi miếng trám lớn dễ xù xì, cũng dễ bị bong tróc và đổi màu sau một thời gian ăn nhai.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được xem là biện pháp thích hợp với mọi trường hợp sâu răng. Chất liệu sứ có màu sắc rất giống với răng thật nên đem lại hiệu quả thẩm mỹ rất cao.

Bọc răng sứ tại các cơ sở uy tín, bạn sẽ được tạo hình chính xác nhất. Chiếc răng mới có thể thay thế cho răng thật một cách hoàn hảo, không thể phân biệt với răng thật. Răng sứ có độ cứng cao nên chúng cũng có thể đảm nhiệm chức năng ăn nhai như một chiếc răng thật. Tuổi thọ cũng chúng cũng rất cao, bền bỉ cùng thời gian.

Cách chăm sóc răng miệng khỏe mạnh mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng kỹ càng là cách tốt nhất để răng cửa khỏe mạnh. Do đó, để bảo vệ và duy trì răng khỏe mạnh, hãy:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để đạt tối ưu nhất. Tuy nhiên, nhớ đánh răng sau khoảng 30 phút sau khi ăn để loại bỏ mảng bám và không làm hại men răng.
  • Dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn hoặc ít nhất là một lần sau bữa tối để kiểm soát vi khuẩn và mảng bám ẩn giữa các răng. Đây là vị trí bàn chải đánh răng không thể với tới. Vi khuẩn trong các mảng bám thức ăn nếu không được loại bỏ sẽ gây ra bệnh viêm nướu, nha chu nguy hiểm.
  • Thường xuyên đi khám nha sĩ để làm sạch và đánh bóng cho răng, giữ răng  luôn khỏe mạnh. Đồng thời giúp mọi người phát hiện và kịp thời điều trị các bệnh răng miệng, nha chu nếu mắc phải.
  • Giảm bớt lượng đồ ngọt trong ăn uống, nhất là vào buổi tối để chống sâu răng. Đồng thời không sử dụng các loại đồ uống nhiều ga, nhiều cồn, chất kích thích để tránh làm hại men răng.
  • Không vận động quá mạnh, tránh va đập làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng và của cả khuôn mặt.

Răng cửa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chúng không chỉ quyết định tới vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, ăn nhai. Bởi vậy, hãy chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt chính để đảm bảo hàm răng luôn khỏe đẹp mỗi ngày.

Bạn có biết:

  • Sâu răng cửa: Nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục triệt để
  • Răng khôn là gì, khi nào nên nhổ? Những địa chỉ nhổ răng khôn uy tín

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo