Răng Tạm Khi Làm Răng Sứ Là Gì? Lưu Ý Khi Lắp Răng Tạm
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Răng tạm khi làm răng sứ là chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong quy trình lắp răng sứ. Vậy chiếc răng này là gì, có công dụng gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng? Tất cả thông tin chi tiết sẽ được giải đáp tường tận qua nội dung trong bài viết dưới đây của ViDentalKid.
Răng tạm là răng gì?
Răng tạm khi làm răng sứ là những chiếc răng được làm từ nhựa an toàn, thân thiện với khoang miệng. Những chiếc răng này sẽ được thiết kế theo đủ mọi kích cỡ để phù hợp với từng chiếc răng, hàm răng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Trong quá trình bọc răng sứ, sau khi bác sĩ tiến hành mài răng, lấy dấu răng và thiết kế răng sứ thật, khách hàng sẽ phải chờ từ 2 – 3 ngày để răng sứ được sản xuất hoàn thiện và lắp đặt trên răng. Lúc này, trong khi chờ đợi, các bác sĩ sẽ chụp 1 mão răng tạm lên bên ngoài cùi răng để bảo vệ cùi răng khỏi vi khuẩn, mảng bám, ngăn ngừa hiện tượng sâu răng, viêm nhiễm nướu.
Răng tạm sẽ được gắn vào răng bởi một loại keo đặc biệt, dễ dàng tháo bỏ bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng mà không gây tổn thương tới răng thật. Khi răng sứ đã được chế tác xong, chiếc răng này sẽ được tháo ra và nhường chỗ cho răng sứ.
Công dụng của răng tạm khi làm răng sứ
Theo các bác sĩ, việc gắn răng tạm khi làm răng sứ là điều nên thực hiện bởi chiếc răng tạm này có thể mang lại nhiều công dụng cho khách hàng như:
- Bảo vệ cùi răng thật khỏi tác nhân gây hại: Trong khi chờ răng sứ hoàn thiện, nếu không có răng tạm, cùi răng thật sẽ không có gì che chắn. Việc cùi răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, vi khuẩn có thể gây hại cho men răng và gây tổn thương răng thật. Tuy nhiên, khi có răng tạm bọc bên ngoài, bạn sẽ không còn phải lo lắng về điều này nữa.
- Duy trì thẩm mỹ cho hàm răng: Sau khi mài răng, việc cùi răng trơ trọi có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự tự tin của khách hàng, nhất là khi bạn muốn bọc sứ nhiều răng hoặc toàn hàm. Chiếc răng tạm sẽ giúp hàm răng đều, đẹp như bình thường, giúp không bị tự ti trong quá trình chờ răng sứ.
ĐỌC NGAY: Trám Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không?
Có nên gắn răng tạm khi làm răng sứ hay không?
Gắn răng tạm khi bọc răng sứ là một bước cơ bản mà hầu như bất cứ nha khoa nào cũng sẽ áp dụng trong quy trình bọc răng sứ. Việc gắn răng tạm mang lại nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, khi quyết định có gắn răng tạm khi làm răng sứ hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Bởi thời gian chờ bọc răng sứ khá nhanh, chỉ trong vòng 2 – 3 ngày. Thậm chí, nếu bọc ít răng, chỉ trong vòng 24h, bạn đã có thể lắp răng sứ thành công rồi.
Do đó, nếu bạn cảm thấy việc gắn răng tạm là không cần thiết thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng trong khi chờ răng sứ hoàn thiện, bạn cần bảo vệ răng thật một cách kỹ lưỡng, tránh răng bị tổn thương, sứt, gãy hoặc bị vi khuẩn tấn công.
ĐỪNG BỎ QUA: Review Bọc Răng Sứ BỀN – ĐẸP – TIẾT KIỆM
Lưu ý trong khi gắn răng tạm khi bọc răng sứ
Mặc dù răng tạm chỉ được gắn trên hàm từ 2 – 3 ngày nhưng trong lúc này, bạn vẫn cần đảm bảo chăm sóc, bảo vệ chiếc răng này bằng những cách sau:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp dùng nước súc miệng và máy tăm nước để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, tránh những tác nhân gây hại xâm nhập vào cùi răng thật và gây bệnh răng miệng.
- Hạn chế ăn thức ăn cứng, dai hoặc ăn nhai ở khu vực đang gắn răng tạm, tránh tác động lực mạnh có thể gây bung, bật răng tạm, thậm chí gây gãy răng thật.
- Không nên vận động mạnh trong thời kỳ gắn răng tạm để tránh tổn thương cho cả nướu và răng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chiếc răng tạm khi làm răng sứ mà bạn cần biết. Hãy ghi nhớ những lưu ý khi gắn răng tạm khi bọc răng sứ để đảm bảo sức khỏe răng miệng và điều kiện tốt nhất để lắp răng sứ chính thức.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Khi Nào Cần Thay Răng Sứ? Quy Trình Và Chi Phí
- Trồng Răng Sứ Có Đau Không?
- Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc? Bảng Giá Mới Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!