Thuốc Advil: Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Thuốc Advil thường được áp dụng để điều trị các triệu chứng đau thông thường như đau lưng, đau khớp, đau răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn phải sử dụng đúng đối tượng, đúng liều lượng và cách dùng.

Giải đáp: Advil là thuốc gì?

Thuốc Advil là thuốc thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm, hạ sốt có xuất xứ từ Mỹ. Những thành phần của sản phẩm này được các nhà khoa học chọn lọc qua nhiều bước để để có thể phát huy tối đa tác dụng. Từ khi Advil xuất hiện, khá nhiều người đã có thể giảm nhanh cơn đau đầu, đau răng, nhức khớp hay bệnh cảm cúm thông thường…

Đây là thuốc giảm đau có xuất xứ từ Mỹ
Advil là thuốc giảm đau có xuất xứ từ Mỹ

Một số thông tin cơ bản về thuốc Advil

  • Hoạt chất chính: Ibuprofen.
  • Thương hiệu thuốc: Advil.
  • Nhóm thuốc: Hạ sốt, giảm đau.
  • Dạng thuốc: Advil được bào chế theo dạng viên nén bao phim.

Thành phần thuốc giảm đau răng Advil

Thuốc giảm đau, hạ sốt Advil của Mỹ có thành phần chính là Ibuprofen. Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ Axit propionic. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi Ibuprofen hoàn toàn không gây nghiện với người sử dụng.

Ngoài Ibuprofen, thuốc Advil còn chứa một số thành phần khác như:

  1. Croscarmellose Sodium.
  2. Microcrystalline Cellulose.
  3. Propylparaben.
  4. Một số tá dược khác vừa đủ 1 viên bao phim Advil.

Thuốc advil có tác dụng gì?

Cơ chế hoạt động của viên uống Advil là ngăn chặn quá trình sản sinh các tác động dẫn tới tình trạng viêm đau cơ thể. Bởi vậy mà thuốc này sở hữu rất nhiều công dụng như sau:

  • Giảm các triệu chứng đau thông thường gồm đau đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau lưng và đau răng.
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp thông thường hoặc khởi phát do nguyên nhân bệnh lý.
  • Giảm đau răng do ảnh hưởng của phẫu thuật răng hàm mặt.
  • Hạ thân nhiệt cho người bị sốt (trên 12 tuổi).
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm thông thường.

Xem thêm: Viêm nướu chân răng uống thuốc gì? – TOP 7 loại thuốc không thể bỏ qua

Chú ý: Thuốc Advil còn có thể được dùng với nhiều mục đích khác mà bài viết này chưa đề cập đến. Bởi vậy mà có một số trường hợp, bạn vẫn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc này dù đang không có những triệu chứng hoặc bệnh lý như trên.

Chỉ định và chống chỉ định Advil

Thuốc Advil chỉ phát huy tác dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn khi được áp dụng cho đúng đối tượng.

Chỉ định: Advil có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi đang có các triệu chứng sau:

  • Đau đầu.
  • Đau răng, đau răng hàm.
  • Đau bụng khi hành kinh.
  • Sốt từ nhẹ đến nặng.
  • Vừa làm thủ thuật răng hàm mặt muốn ngăn ngừa cảm giác đau.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Có dấu hiệu bệnh cảm cúm thông thường.
  • Có thể dùng chữa ê buốt răng.

Chống chỉ định:

  • Mọi đối tượng dưới 12 tuổi.
  • Người dị ứng với các thành phần khác của thuốc, đặc biệt là ibuprofen.
  • Bệnh nhân bị hoặc có nguy cơ cao xuất huyết nội tạng.
  • Người bị hen suyễn.
  • Đang mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày, đại tràng, tá tràng.
  • Người bị chứng đông máu.
  • Bệnh nhân suy tim hoặc gặp một số bất thường tại tim.
  • Người bị tiền đình.
  • Người bị suy giảm khả năng nghe và nhìn.
Người bị hen suyễn không nên dùng thuốc có chứa thành phần ibuprofen
Người bị hen suyễn không nên dùng thuốc có chứa thành phần ibuprofen

Cách dùng viên uống Advil an toàn, hiệu quả

Thuốc Advil luôn luôn được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau bữa ăn. Tùy thuộc vào mục đích điều trị cũng như tình trạng bệnh mà liều lượng sử dụng thuốc này cũng khác nhau. Bởi vậy, bạn bắt buộc phải hỏi kỹ ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi uống thuốc này.

Liều dùng: Thuốc giảm đau răng Advil 400g theo từng mục đích điều trị được sử dụng với liều lượng như sau:

  1. Giảm đau: Sử dụng 1 – 2 viên Advil một ngày, chia làm 3 lần uống. Liều dùng tối đa là 2,4g/ngày.
  2. Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: Sử dụng 2 viên Advil một lần. Ngày uống 3 lần tương đương với 800mg. Nếu sử dụng cho đối tượng vị thành niên thì nên dùng thuốc với liều lượng 30-40mg/kg trọng lượng/ngày.
  3. Giảm đau do viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp: Sử dụng thuốc Advil 3 – 4 lần trong 1 ngày, mỗi lần uống 1 viên, tương đương với 400mg.
  4. Giảm đau do giãn dây chằng hoặc bị chấn thương mô mềm: Sử dụng thuốc 2 – 4 lần 1 ngày, mỗi lần uống 1 viên 400mg.
  5. Hạ sốt: Nếu sốt trên 39,2°C, uống Advil với liều lượng 10mg/kg trọng lượng/ngày. Ngược lại, khi sốt dưới 39,2°C thì chỉ uống 5mg/kg/ngày.
  6. Liều dùng với trẻ em: Liều lượng sử dụng thuốc Advil sẽ được chỉ định dựa trên trọng lượng cơ thể của bé. Thông thường bé sẽ cần dùng khoảng 20 – 40mg/kg/ngày, chia đều làm 3 – 4 lần uống. Riêng với trường hợp dùng để hạ sốt thì liều dùng Advil của trẻ cũng được chỉ định như ở người lớn.

Bảo quản: Thuốc Advil cần bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt, ánh nắng mặt trời và nền nhiệt độ cao.

Thuốc giảm đau răng Advil: Giá bao nhiêu, nên mua ở đâu?

Thuốc Advil giá bao nhiêu là thắc mắc của khá nhiều người. Sản phẩm này trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại, mỗi loại lại có giá thành khác nhau, chẳng hạn như:

  1. Advil ibuprofen (200m): 600.000 đồng cho 1 hộp 360 viên.
  2. Advil Liqui Gels: 350.000 đồng cho 1 hộp 120 viên.
  3. Advil PM (200m): 610.000 cho 1 hộp 200 viên.
Hãy chọn mua thuốc giảm đau Advil ở hiệu thuốc uy tín để có mức giá phù hợp
Hãy chọn mua thuốc giảm đau Advil ở hiệu thuốc uy tín để có mức giá phù hợp

Một số địa chỉ mà bạn nên tìm mua thuốc này chính hãng là:

  • Hiệu thuốc lớn trên toàn quốc.
  • Nhà thuốc bệnh viện.
  • Các trang thương mại điện tử chuyên phân phối dược phẩm chính hãng với mức giá phải chăng, không quá cao hoặc quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường.

Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng Advil

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi dùng thuốc Advil, người bệnh thận trọng với những điều sau:

Lưu ý trước khi dùng:

  • Chỉ mua thuốc giảm đau răng Advil ở hiệu thuốc uy tín hoặc các đơn vị phân phối chính hãng, có đầy đủ giấy phép kinh doanh dược phẩm.
  • Hỏi kỹ ý kiến của dược sĩ, bác sĩ và đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.
  • Không dùng Advil khi thấy thuốc có biểu hiện lạ như mốc, biến chất, đổi màu,…
  • Chỉ dùng sản phẩm còn hạn, còn nguyên tem nhãn khi mua.

Lưu ý trong khi dùng:

  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và lộ trình uống thuốc Advil được bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc Advil chỉ dùng sau ăn.
  • Trong trường hợp quên liều, bạn hãy uống thuốc giảm đau, hạ sốt Advil ngay khi nhớ ra. Nếu như lúc nhớ ra đã gần kề với liều dùng kế tiếp thì bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không tăng gấp đôi liều dùng nhằm mục đích bù vào liều đã quên trước đó.
  • Khi nhỡ dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn cần ngưng sử dụng thuốc giảm đau răng Advil. Tiếp đó, hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
  • Viên uống Advil có thể gây cảm giác buồn ngủ, hoa mắt, ù tai, mất tập trung… do đó, bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc sau khi vừa sử dụng thuốc.
Không sử dụng viên uống khi thấy thuốc đã bị biến dạng, thay đổi màu sắc
Không sử dụng Advil khi thấy thuốc đã bị biến dạng, thay đổi màu sắc

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, ợ nóng hoặc nhiệt miệng gây chán ăn.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Sốt.
  • Gây thắt phế quản với triệu chứng thở khò khè
  • Chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đau đầu, có thể là buồn ngủ hoặc mất ngủ.
  • Dị ứng da: Ngứa, phát ban.
  • Nhịp tim tăng nhanh.
  • Suy giảm chức năng thận.
  • Huyết áp tăng.
  • Triệu chứng ít gặp: viêm mũi dị ứng, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu,…

Đối tượng cần thận trọng:

  • Người đã hoặc đang bị bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp.
  • Người nghiện thuốc lá.
  • Người có tiền sử đột quỵ hoặc bị rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân hen suyễn.
  • Người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như thủng dạ dày viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, đại tràng.
  • Người bị hoặc nghi ngờ bị suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ.
Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng nếu muốn sử dụng viên uống Advil để giảm đau
Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng nếu muốn sử dụng viên uống Advil để giảm đau

Xem ngay: Top 11 bài thuốc đơn giản thuốc nam chữa viêm nha chu hiệu quả nhất hiện nay

Tương tác thuốc:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm (citalopram, escitalopram, fluvoxamine, paroxetine, vilazodone, sertraline,…)
  • Nhóm thuốc steroid (prednisolone, deflazacort, betamethason,..).
  • Cyclosporine
  • Pemetrexed.
  • Liti.
  • Mọi loại thuốc điều trị bệnh tim, bệnh huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Methotrexate
  • Một số loại thuốc có tác dụng làm loãng máu (Coumadin, Jantoven, warfarin,…)

Như vậy, khi bị đau răng, đau đầu, đau bụng, đau xương khớp và thậm chí là đau bụng kinh thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Advil. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa, bạn nhất thiết phải cần đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi uống.

ĐỌC TIN NGAY:

Bình luận (32)

  1. Lâm An Nguyễn says: Trả lời


    Bị đau răng uống được thuốc này được sao. Tôi đang bi đau nhức răng hàm. Không biết có ai đau rwang hàm dùng thuốc này chưa. Có tốt không mách cho tôi với?

    1. Lê Tuân says: Trả lời


      Đọc thành phần nó chỉ là thuốc giảm đau uống nó chỉ giảm đau được 1 lúc. Hết thuốc rồi nó lại đau lại thôi. Muốn điều trị tốt thì phải dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ đó, tốt nhất cứ đi nha khoa.

    2. Hòa Anh says: Trả lời


      tôi có dùng mấy loại thuốc giảm đau rồi nhưng không ăn thua, răng vẫn cứ đau lắm, đang không biết phải chữa cái đau răng này bằng thuốc gì để cho hiệu quả tốt đây

    3. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


      Chào Bạn, trung tâm đã nhận được thông tin từ Bạn. Không biết, hiện nay tình trạng răng miệng của bạn cụ thể như thế nào. Để có thể tư vấn cụ thể cho Bạn, Vidental cần nắm rõ hơn về tình trạng của Bạn. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ đến số hotline của Vidental để được bác sĩ tư vấn cụ thể Bạn nhé. Cảm ơn Bạn!

    4. Quang Hải says: Trả lời


      Chữa sâu răng, đau nhức răng hay bệnh răng miệng thì tới vidental mà chữa. Ở đó có bài thuốc đông y chữa đau răng tốt lắm. Tôi đã từng chữa rồi nên biết, thuốc này cũng được nhiều người dùng tốt chia sẻ lắm đấy

  2. Trần Quyên says: Trả lời


    Thuốc advil mua ở đâu vậy. Thuốc này tự mua được hay cần phải khám bác sĩ rồi bác sĩ kê mới được vậy?

    1. Lý Nguyên says: Trả lời


      Thuốc này chỉ là thuốc giảm đau chống viêm nên ra hiệu thuốc là có mà. Không cần phải bác sĩ kê cho đâu, nhưng uống nhiều giảm đau vào thì hại dạ dày gan thận lắm, em thấy hơn hết cứ đi khám cụ thể tình trạng răng miệng xem bác sĩ tư vấn cho loại thuốc nào thì dùng loại đó

  3. Lê Đăng Khoa says: Trả lời


    Tôi hay bị nhiệt miệng với đau nhức răng thì uống như thế nào ạ? Thông thường 1 năm cứ bị tái lại khoảng 4-5 lần. Có những lần đau viêm cảm giác như sốt luôn

    1. Ngô Văn Hài says: Trả lời


      1 năm bị đến mấy lần thì đi khám đi ông bạn, cứ để như này nhiệt miệng uống thuốc tây thì càng nóng càng nhiệt thêm thôi. Đến nha khoa vidental mà khám rồi bác sĩ họ bán cho cái thuốc đông y về dùng, thuốc này tôi dùng thấy hiệu quả mà nó lành, không lo bị tác dụng phụ.

    2. Hoàng Thị Thơ says: Trả lời


      Viện nha khoa vidental ở đâu vậy anh ơi, em bị sâu răng khiến răng thường bị đau nhức, uống thuốc tây vào rồi nhưng không thấy hiệu quả mấy

    3. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


      Chào bạn! Viện nha khoa vidental hiện tại có các cơ sở chính ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra chúng tôi còn có các cơ sở liên kết ở các tỉnh. Không biết hiện Bạn đang ở khu vực nào để chúng tôi tư vấn cho Bạn cơ sở gần, thuận tiện nhất. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 0987 933 309 để được tư vấn từ bác sĩ. Cảm ơn Bạn!

    4. Đặng Hoài says: Trả lời


      Tại nha khoa thì quy trình thăm khám như thế nào? Có cần phải đăng ký lịch trước không?

    5. Trần Cảnh An says: Trả lời


      Cái đăng ký lịch trước không bắt buộc nhưng nên đặt lịch trước đến đỡ phải chờ đợi lâu. Đến nơi vào quầy lễ tân đọc thông tin rồi họ hướng dẫn cho các thủ tục cụ thể. Cũng nhanh thôi

  4. Linh Nguyễn says: Trả lời


    Mình bị đau răng nhưng mình lại đang mang bầu thì nên điều trị như thế nào? Có uống được thuốc gì không hay phải chờ sinh em bé xong

    1. Phạm thị Hương says: Trả lời


      Đang bầu dùng thuốc thì cẩn thận không chủ quan được đâu vì không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn em bé trong bụng, tốt nhất cứ đi khám bác sĩ cho an toàn. Cái đau răng thì em biết đau kinh khủng luôn,

    2. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


      Chào bạn! Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ cũng khác nhau. Hiện bạn đang mang bầu thì không nên tự ý dùng thuốc mà nên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để được tư vấn cụ thể, Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ đến số hotline để được tư vấn từ bác sĩ Bạn nhé. Cảm ơn Bạn!

  5. Khánh trần says: Trả lời


    Tôi bị viêm lợi, khiến lợi sưng đỏ có chỗ bị xước chảy máu, chân răng bị đau nhức. Mới bị nên tôi chưa biết phải dùng thuốc gì, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn nhiều

  6. Lê Tâm says: Trả lời


    Advil là thuốc giảm đau, uống nhiều liệu có bị giòn xương, bào dạ dày không mọi người? Mấy thuốc giảm đau tác dụng nhanh nhưng không rõ được tác dụng ohuj của nó như nào đâu

    1. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


      Hồi xưa tôi đọc một trong các tác dụng phụ của thuốc giảm đau chính là giòn xương rồi ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận. Nói chung cái gì cũng có 2 mặt, thuốc uống vào người thf tốt nhất cứ nên theo chỉ định của bác sĩ.

    2. Nguyễn Hoàng Hà says: Trả lời


      Hồi xưa tôi đọc một trong các tác dụng phụ của thuốc giảm đau chính là giòn xương rồi ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận. Nói chung cái gì cũng có 2 mặt, thuốc uống vào người thf tốt nhất cứ nên theo chỉ định của bác sĩ.

  7. Phạm Thủy says: Trả lời


    Hồi trước mình hay bị đau viêm lợi ra hiệu thuốc người ta cũng bán cho advil uống thì thấy cũng giảm đau được cơ mà mỗi tội uống xong cứ bị sót ruột khó chịu

    1. Minh Toàn says: Trả lời


      Thuốc giảm đau nhanh hại dạ dày nên sốt ruột là đúng rồi. Giờ các bệnh về răng miệng tôi thấy người ta chuyển sang dùng đông y nhiều mà nghe nói không gây tác dụng phụ. Cũng đang tìm hiểu cụ thể xem sao

  8. Đặng Lâm says: Trả lời


    Nha chu tán của viện vidental chữa viêm đau răng lợi đã ai dùng chưa. Dùng như thế nào có dễ dùng không vậy? Giờ mới biết cũng có thuốc đông y chữa các bệnh răng miệng

    1. Nguyễn Thanh Huyền says: Trả lời


      Thuốc này có ship từ xa được không? tôi ở Hải Phòng muốn được mua thuốc chưa răng đau nhức do sâu răng

    2. Đặng Văn Hưng says: Trả lời


      Tôi rất hay bị viêm răng lợi, nhiều lần đau quá phải uống giảm đau. Nhưng nó chỉ giảm đau được thời gian lại tái lại. Không biết có ai biết thuốc gì tốt chữa được dứt điểm chia sẻ cho tôi với

  9. Phạm Văn Ninh says: Trả lời


    Bị viêm đau răng do lợi chùm có uống được advil không mọi người? Có ai ở đây gặp phải tình trạng như của tôi không, cho xin cái giải pháp cái

  10. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


    Chào bạn! Trung tâm đã nhận được thông tin từ Bạn. Viện nha khoa Vidental chúng tôi có thể điều trị được bệnh răng miệng ở trẻ em. Để có thể tư vấn cụ thể, chúng tôi cần nắm rõ hơn tình trạng của bé. Bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại các cơ sở hoặc số hotline để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bé. Cảm ơn Bạn!

  11. Thu Anh says: Trả lời


    Chữa đau răng cho trẻ con cũng dùng được bài nha chu tán đúng không ạ. Nhưng không biết bài thuốc này có khó dùng không vậy? Như con nhà mình sợ uống thuốc mà thuốc khó chịu quá là không dùng được

  12. Đức Hoàng says: Trả lời


    Mình thấy bài nha chu tán cũng bình thường không khó dùng đâu bạn ạ. Thuốc bôi thì bôi vào chỗ răng miệng đau còn có nước súc miệng cho bé súc miệng hàng ngày thôi, đơn giản thôi.

  13. Nguyễn Văn Tráng says: Trả lời


    Dùng thuốc nha chu tán này liệu trình bao lâu thì được mọi người, nghe nói thuốc này thuốc đông y sẽ mất nhiều thời gian à

  14. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


    Chào bạn! Liệu trình dùng thuốc nha chu tán tùy vào tình trạng của mỗi người. Thuốc đông y không chỉ điều trị triệu chứng mà còn điều trị căn nguyên gây bệnh nên thời gian hơi lâu nhưng hiệu quả sẽ được lâu dài. Videntai cần nắm rõ hơn tình trạng để có thể tư vấn cụ thể cho Bạn. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn Bạn nhé. Cảm ơn Bạn

  15. Viện nha khoa Vidental says: Trả lời


    Chào bạn! Advil là một thuốc giảm đau chống viêm chứ không phải là thuốc điều trị bệnh nên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu bạn hay bị viêm răng lợi tái lại nhiều lần thì bạn nên đến viện hoặc liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ đến số 0987 933 309 để được Bác sĩ tư vấn Bạn nhé. Cảm ơn Bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo