Áp Xe Răng Ở Trẻ Em
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Áp xe răng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm, do vi khuẩn gây ra. Lúc này phần chân răng có thể xuất hiện mủ, bị sưng to, đau nhức. Chuyên gia chia bệnh thành 3 loại: Áp xe quanh răng, áp xe nha chu, áp xe nướu răng.
- Tình trạng này nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng như răng lung lay dẫn đến mất răng, áp xe não, nang do răng, viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, Ludwig Angina [1].
- Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em là do sâu răng, răng bị tổn thương do tác động từ bên ngoài, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc thói quen nghiến răng thường xuyên [2].
- Tùy mức độ bệnh và nguyên nhân gây ra mà tình trạng áp xe răng ở trẻ em có thể xử lý tại nhà (chườm đá lạnh, súc miệng bằng nước muối, thoa dầu oliu) hoặc điều trị tại ha khoa (chích rạch mủ, lấy tủy - trám răng, nhổ răng, dùng thuốc kháng sinh) [3].
Trẻ bị áp xe răng có sao không?
Áp xe răng ở trẻ em là bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các con. Nếu bệnh lâu ngày không được điều trị thì khối áp xe sẽ lây lan sang các bộ phận khác. Thập chí khi bệnh biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
Dưới đây là một số biến chứng trẻ có thể gặp phải khi không điều trị bệnh áp xe răng kịp thời:
- Răng lung lay, mất răng: Ổ áp xe lâu ngày gây tổn thương cho chân răng, nướu và xương hàm. Từ đó có thể khiến răng bị lung lay, trường hợp nghiêm trọng hơn là phải nhổ bỏ răng.
- Áp xe não: Đây là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe răng xâm nhập vào trong mạch máu và lây lan đến não. Chúng gây ra tình trạng viêm não, áp xe não và có thể khiến trẻ bị hôn mê.
- Nang do răng: Nếu áp xe không được điều trị tốt có thể hình thành lên một khoang chứa đầy dịch ở chân răng của bé và được gọi là nang do răng.
- Viêm xoang hàm: Khi các triệu chứng áp xe ảnh hưởng đến răng hàm trên, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây lan đến các xoang lân cận làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang hàm.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Khi vi khuẩn từ ổ áp xe răng lây lan đến tim thông qua mạch máu sẽ gây ra biến chứng viêm nội tâm mạc. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Ludwig Angina: Biến chứng Ludwig Angina ở trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, viêm tấy lan tỏa xuống dưới lưỡi, hàm hoặc vị trí dưới cằm ở cả hai bên. Biến chứng này gây hoại thư sàn miệng và có thể khiến trẻ tử vong.
Bệnh áp xe răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên quan sát răng miệng của bé để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng ở trẻ em là do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh lý này còn do một số nguyên nhân dưới đây gây nên:
- Sâu răng: Các vết sâu răng làm biến đổi cấu trúc thân răng, lâu thì chúng ăn sâu vào tuỷ và làm mòn thân răng. Bệnh sâu răng nếu không được điều trị sẽ lây sang cả vùng mô nướu, gây áp xe răng.
- Răng tổn thương: Thông thường tình trạng này do trẻ nghịch ngợm bị chấn thương khiến răng gãy mẻ. Từ đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, xâm lấn vào các khoảng trống hở ở răng gây áp xe.
- Nghiến răng: Trẻ có thói quen nghiến răng thường xuyên sẽ khiến răng bị áp lực, trở nên yếu hơn từ đó vi khuẩn gây áp xe dễ xâm nhập hơn.
- Vệ sinh răng miệng kém: Cha mẹ không chú ý vệ sinh răng miệng cho con khiến vi khuẩn phát triển mạnh dễ gây ra các bệnh lý sâu răng, trong đó có áp xe răng.
Biện pháp điều trị áp xe răng cho bé
Để chữa áp xe răng ở trẻ em, cha mẹ nên căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể và lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị. Dưới đây là một số cách trị bệnh cho trẻ an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất:
Giảm triệu chứng áp xe tại nhà
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều giải pháp giảm đau nhức do áp xe răng, giúp trẻ dễ chịu và nhanh lành bệnh. Dưới đây là một số cách giảm triệu chứng áp xe đơn giản và dễ thực hiện tại nhà nhất:
- Chườm đá lạnh: Chườm túi đá lạnh bên ngoài vị trí bị áp xe răng mỗi ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút giúp giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chườm đá trực tiếp lên da trẻ vì chúng khiến trẻ khó chịu hoặc gặp phải tình trạng bỏng lạnh.
- Súc miệng bằng nước muối: Pha nước muối ấm cho trẻ súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần có tác dụng sát trùng khoang miệng, giảm đau và ngăn ngừa triệu chứng áp xe diễn tiến nặng hơn.
- Thoa dầu ô liu: Dầu ô liu chứa một lượng lớn eugenol nên có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở nướu hiệu quả. Cách sử dụng cha mẹ chỉ cần lấy dầu ô liu nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng răng bị áp xe của bé mỗi ngày 2 - 3 lần sẽ có hiệu quả.
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian hàng ngày mới mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bệnh không thuyên giảm nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Điều trị áp xe răng cho bé bằng biện pháp nha khoa
Trước khi thực hiện các biện pháp nha khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng các biện pháp sau:
- Chụp X-quang: Đây là phương pháp giúp xác định trẻ có ổ áp xe không.
- Chụp CT: Kỹ thuật này được thực hiện để xác định trẻ có bị áp xe răng có lây lan hoặc nhiễm trùng lan rộng đến vùng mặt, cổ không.
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, căn cứ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp điều trị sau:
- Chích rạch mủ: Tình trạng áp xe răng ở trẻ em trong giai đoạn đầu có thể chích rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe để loại bỏ mủ ra ngoài. Sau đó nha sĩ dùng nước muối để làm sạch vùng tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển và lây lan.
- Nhổ răng: Đây là giải pháp cho trường hợp răng của trẻ bị hư hỏng hoàn toàn, không thể bảo tồn. Việc nhổ răng được thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trong ổ áp xe lây lan đến các khu vực khỏe mạnh xung quanh.
- Lấy tủy, trám răng: Trường hợp áp xe răng ở trẻ nhỏ do viêm tủy gây ra, nha sĩ sẽ đề nghị điều trị tủy cho bé nhằm bảo tồn không để răng tiếp tục bị hư hỏng. Sau khi phần mủ và tủy được hút sạch nha sĩ sử dụng vật liệu trám để bít lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, do đó khi sử dụng cho trẻ cần hết sức lưu ý.
Dịch vụ chính
Bảng giá tham khảo
Lý do bạn nên điều trị áp xe răng ở trẻ em tại ViDental Kid
ViDental Kid là địa chỉ được nhiều phụ huynh lựa chọn để điều trị áp xe răng ở trẻ em:
- Tất cả khách hàng được thăm khám trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành chuẩn Harvard, có hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên xử lý vấn đề răng miệng cho trẻ em từ mức độ đơn giản đến phức tạp.
- ViDental Kid thường xuyên nâng cấp trang thiết bị máy móc, nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia phát triển, ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình thăm khám chính xác, điều trị áp xe răng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, không đau đớn, hạn chế xâm lấn tối đa.
- Không gian nha khoa hiện đại, khang trang, đầy đủ tiện nghi, có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ khi chờ đợi thăm khám, chữa bệnh.
- ViDental Kid công khai chi phí minh bạch, niêm yết rõ ràng, có nhiều chương trình ưu đãi trong những dịp đặc biệt, ngoài ra, khách hàng còn nhận được chế độ bảo hành riêng biệt cho từng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Lưu ý khi điều trị áp xe răng ở trẻ em
Ngoài áp dụng đúng cách điều trị, cha mẹ cũng cần thực hiện một số lưu ý sau giúp tình trạng bệnh nhanh khỏi hơn:
- Nên đánh răng cho trẻ ngay từ khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng mà không gây tổn thương cho bé.
- Tránh để cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, hay các loại đồ ăn vặt nhiều tinh bột. Vì các loại đồ ăn này dễ hình thành mảng bám trên răng tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển dẫn đến bệnh sâu răng, áp xe răng.
- Nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng có thể gặp phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!