Hôi Miệng
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, khó ngửi, xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách, hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống.
- Hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khiến nhiều người sống khép kín, tự thu mình, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, dễ hâu ra một số bệnh nha khoa khác [1].
- Nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm hút thuốc lá, ăn thực phẩm dễ bám mùi, vệ sinh răng miệng không đúng cách, lạm dụng thuốc Tây hoặc do bệnh lý [2].
- Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các biện pháp dân gian hoặc điều trị nha khoa chuyên sâu [3].
Hậu quả của chứng hôi miệng gây ra
Tình trạng hôi miệng sẽ gây ra nhiều tác hại như:
- Hôi miệng có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý của người mắc phải hội chứng này. Hầu hết bệnh nhân đều có chung cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác và luôn thấy mất tự tin khi giao tiếp.
- Nguy hiểm nhất đối với người bệnh là bị mọi người xa lánh nên tự mình khép kín dần, trở thành người tự kỷ. Nếu sống trong sợ hãi, lo lắng mà không có biện pháp xử lý họ sẽ cảm thấy cuộc sống bế tắc không lối thoát có thể dẫn đến tự tử.
- Với những người xung quanh: Khi tiếp xúc với người bị bệnh, mùi hôi khiến mọi người khó chịu trong giao tiếp và có thể gây ra những phản ứng né tránh, xa lánh.
- Hôi miệng nếu không có biện pháp ngăn ngừa có thể dẫn đến hôi miệng tầng 4 - cấp độ cao nhất. Khi đó người bệnh gặp phải tình tràn miệng hôi thối và có thể dẫn đến một số vấn đề răng miệng như sâu răng, bệnh nha chu vì có sự tấn công của khuẩn hại, mảng bám,...
- Tình trạng này cũng cảnh báo nhiều bệnh lý về sức khỏe tổng thể liên quan đến gan, ruột, dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân bị hôi miệng
Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng thường do một số thói quen hoặc bệnh lý sau:
Vi khuẩn
Trong khoang miệng, hợp chất sulphur dễ bị bay hơi do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Các loại vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng như túi nha chu, bề mặt lưỡi, vùng kẽ giữa các răng hay trong sang thương sâu răng. Nếu thức ăn sót lại trong miệng hoặc giữa các kẽ răng không được loại bỏ sẽ bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi hôi.
Bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi:
- Viêm nha chu (viêm lợi): Đây là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập khiến vùng lợi xung quanh răng bị viêm, sưng, tấy đỏ. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng từ đó gây ra chứng hôi miệng.
- Sâu răng: Các lỗ hổng ở răng sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây ra mùi hôi.
- Cao răng: Các mảng bám ở chân răng tạo là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi.
- Lưỡi bị viêm: Lưỡi là nơi mảnh vụn thực phẩm dễ bị dính lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
- Khô miệng: Nước bọt có tác dụng làm giảm tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Do đó khi khô miệng, tính acid tăng cao và vi khuẩn gây mùi có cơ hội phát triển.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, hôi miệng là do một vài nguyên nhân khác như sau:
- Sử dụng một số thuốc Tây y: Tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp, an thần, chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt hay thuốc lợi tiểu,... cũng làm giảm nước bọt trong miệng khiến hơi thở có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, người uống vitamin với liều lượng cao cũng rất dễ bị hội chứng hôi miệng.
- Hút thuốc lá: Khi hút thuốc làm giảm tiết nước bọt và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng từ đó khiến hơi thở có mùi khó ngửi.
- Thực phẩm: Hành tây, tỏi cũng hay một số loại gia vị khác khi sử dụng có thể để lại mùi hôi trong khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng: Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến các mảng bám tích tụ, làm gia tăng vi khuẩn gây mùi hôi. Đối với người dùng răng giả hoặc răng sứ nếu không được làm sạch thường xuyên và đúng cách cũng có thể chứa vi khuẩn gây mùi hôi.
- Miệng hôi mùi cá ươn: Đây là hội chứng gây hôi miệng bẩm sinh, di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến không chuyển hóa trimethylamine trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể trước khi được bài tiết ra ngoài.
- Ăn keto bị hôi miệng: Những người ăn keto thường ăn ít carbohydrate nên khi đốt cháy mỡ, ceton sẽ tạo ra hơi thở gây mùi hôi. Hơi thở của những người ăn keto thường có vị kim loại, mùi hắc hắc tương tự như nước tẩy sơn móng tay,...
- Hôi miệng khi đói: Khi đói, cơ thể sẽ mất nước, tiết nước bọt giảm, làm gia tăng mảng bám từ đó có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
- Hôi miệng nguyên nhân do một số bệnh lý khác: Khi mắc các bệnh lý như ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, tắc nghẽn ruột,... cũng có nguy cơ khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Bị hôi miệng xử lý bằng cách nào?
Căn cứ vào từng nguyên nhân gây ra hôi miệng mà bạn có thể xử lý bằng cách sau:
Áp dụng các biện pháp giảm hôi miệng dân gian
Trong dân gian có rất nhiều mẹo đơn giản để loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng có hiệu quả tốt nhất:
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa hoạt chất polyphenol cùng thành phần EGCG giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây mùi, đồng thời tăng cường bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vì vậy, khi hơi thở có mùi khó chịu bạn có thể đun nước trà xanh để súc miệng mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, hãm nước chè để uống trong ngày cũng là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Sử dụng baking soda
Baking soda có tính chất tẩy trắng, tiêu diệt vi khuẩn nên có thể loại bỏ mùi hôi trong răng miệng hiệu quả.
- Cách thực hiện: Hòa một lượng baking soda vào nước thành hỗn hợp sền sệt rồi dùng hỗn hợp này đánh răng như bình thường. Kiên trì áp dụng vừa giúp hơi thở thơm tho vừa giúp răng trắng sáng hơn.
- Lưu ý: Baking soda có thể bào mòn men răng, do đó người bệnh chỉ nên áp dụng 1 - 2 lần mỗi tuần.
XEM THÊM: Hôi Miệng Nặng Nên Chữa Bằng Cách Nào Để Khỏi Hoàn Toàn?
Nước chanh và sữa chua
Nước cốt chanh có tính kháng khuẩn tự nhiên nên giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, các lợi trong sữa chua giúp khôi phục và cân bằng lại hệ sinh vật trong khoang miệng. Nếu kết hợp 2 loại này với nhau sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm mùi hôi hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Sữa chua: 1 - 2 muỗng.
- Nước cốt chanh: 1 muỗng.
Cách dùng:
- Trộn đều sữa chua với nước cốt chanh sau đó bôi lên răng khoảng 5 – 7 phút rồi súc miệng lại.
- Mỗi tuần nên áp dụng cách dùng nước cốt
Với cách đơn giản và cực kỳ an toàn này, bạn có thể áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi bị hôi miệng.
Điều trị nha khoa chuyên sâu
Ngoài sử dụng thuốc Đông y và mẹo dân gian, bạn có thể áp dụng các biện pháp nha khoa để điều trị. Tùy theo nguyên nhân bệnh mà có thể áp dụng các cách trị bệnh phù hợp như:
Cạo vôi răng
Nếu nguyên nhân gây bệnh do mảng bám thì nha sĩ sẽ cạo vôi răng để loại bỏ các cao răng đóng bám ở sâu chân nướu răng. Biện pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển từ đó mùi hôi miệng cũng được trị khỏi. Ngoài ra, nha sĩ cũng thực hiện đánh bóng giúp kéo dài thời gian tái bám vi khuẩn trở lại.
Điều trị bệnh lý răng miệng
Đối với trường hợp do các bệnh lý răng miệng gây ra thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa như tai - mũi - họng, tiêu hóa, tiết niệu,... để có thể can thiệp xử trí phù hợp. Tùy theo từng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định một số cách điều trị như:
- Bệnh sâu răng: Mỗi cấp độ sâu răng khác nhau sẽ được chỉ định thực hiện thủ thuật nha khoa riêng. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng hàn trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng sâu,...
- Viêm nha chu: Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng bằng các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng giúp làm sạch ổ viêm, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang khu vực xung quanh.
- Bệnh dạ dày: Nếu nguyên nhân do trào ngược dạ dày hoặc các bệnh lý tiêu hóa, khi đó bệnh nhân cần dùng thuốc Tây y để điều trị. Nếu tình trạng bệnh nặng thì cần áp dụng các phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng hơn.
Dịch vụ chính
Các chất liệu phổ biến
Quy trình
Bảng giá tham khảo
Lý do bạn nên xử lý hôi miệng tại ViDental
Một trong những địa chỉ bạn không nên bỏ qua khi điều trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đó là ViDental Kid:
- Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu về Nha khoa trẻ em, cung cấp dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, hướng đến tiêu chí chất lượng - an toàn - giá phải chăng.
- 100% bác sĩ đang làm việc tại ViDental là những chuyên gia đầu ngành, có kỹ năng tốt, tay nghề cao, hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế, biết cách xử lý tất cả vấn đề răng miệng cho trẻ, từ đơn giản đến phức tạp.
- Toàn bộ dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình thăm khám, điều trị đều được khử khuẩn, tiệt trùng thường xuyên, đúng theo quy định của Bộ Y tế.
- Quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, chính xác, không mất nhiều thời gian chờ đợi, hạn chế xâm lấn, đau nhức tối đa.
- Chi phí được công khai minh bạch, niêm yết rõ ràng, có cam kết về hiệu quả điều trị cùng nhiều chế độ bảo hành lâu dài.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Biện pháp phòng ngừa bị hôi miệng
Hôi miệng có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản sau:
Hạn chế ăn các thực phẩm gây mùi
Một số thực phẩm có thể phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng do đó bạn cần hạn chế sử dụng chúng. Các loại thực phẩm này là: Hành, tỏi, thực phẩm giàu protein, thức ăn nhanh, hoa quả chứa nhiều axit,...
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại thực phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi như: Sữa chua, cần tây, thì là, ớt chuông, đu đủ, gừng,… Các loại thực phẩm này giúp tăng cường sức khỏe cho răng miệng và tăng sức đề kháng cơ thể.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nên thực hiện chải răng 2 lần mỗi ngày giúp khoang miệng được sạch sẽ, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi. Đối với bé 3 tuổi hôi miệng cha mẹ cũng nên tập cho bé làm quen với thói quen chải răng hàng ngày.
Ngoài việc đánh răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn mảng bám trong các kẽ răng. Cùng với đó cần súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối ấm để vệ sinh răng miệng. Súc miệng nước muối có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, đồng thời loại bỏ mảng bám bên ngoài bề mặt răng. Bạn nên súc miệng với nước muối 3 - 4 lần/ngày, nhất là sau khi ăn các bữa chính và bữa phụ.
Không nên hút thuốc lá
Hút thuốc lá khiến hơi thở có mùi khó chịu và làm cho răng của bạn trở nên xỉn màu. Bên cạnh đó, hút thuốc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bạn nên cai thuốc lá ngay từ hôm nay.
Hạn chế dùng thức uống chứa caffein
Các loại đồ uống chứa cafein gồm: Cà phê, soda, nước trà đặc, nước cacao hay một số loại nước ngọt khác. Sử dụng đồ uống này quá nhiều có thể gây mất nước, khô miệng và làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng.
Uống nhiều nước
Nước bọt tiết ra giúp để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và ngăn chặn quá trình giải phóng khí hôi trong khoang miệng. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, miệng sẽ bị khô và vi khuẩn có khả năng phát triển làm phát sinh mùi hôi. Vì vậy, bạn nên bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày bằng cách uống nước lọc hoặc các loại nước ép rau quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!