Răng Bị Vỡ
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
Răng bị vỡ mẻ là một tình trạng không quá hiếm gặp, có thể gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này còn gây ra các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến răng miệng [1]. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sâu răng răng đã điều trị tủy hay các chấn thương bên ngoài [2]. Khách hàng có thể áp dụng các phương pháp như bọc răng sứ, dán sứ Veneer, trám răng để khắc phục tình trạng này [3].
Tác hại của răng bị vỡ
Răng bị mẻ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động hằng ngày cũng như sức khỏe bên trong, cụ thể như sau:
- Khó khăn trong ăn nhai: Khi răng bị mẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khó tránh được tình trạng yếu đi so với những chiếc răng xung quanh. Vì thế, quá trình ăn nhai có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là với những răng cấm, răng nanh,…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa: Khi răng bị mẻ, việc ăn nhai sẽ không diễn ra thuận lợi, thức ăn sẽ không được nghiền nát sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày. Lúc này, ruột phải hoạt động nhiều hơn và nếu kéo dài sẽ gây một số bệnh lý về tiêu hoá.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nếu chiếc răng bị mẻ là răng cửa sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ, việc phát âm cũng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí có thể làm lộ ngà răng, gây ra tình trạng nhạy cảm, đau nhức khi gặp kích thích từ bên ngoài.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Phần ngà răng bị lộ rất có thể sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, hình thành gây ra nhiều bệnh lý nha khoa.
Nguyên nhân khiến răng bị vỡ
Răng bị vỡ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Do sâu răng
Răng hàm thường nằm ở vị trí bên trong, thường có nhiều kẽ nên sau khi ăn uống sẽ khó vệ sinh. Lâu dần sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và gây nên tình trạng sâu răng. Nếu bạn không phát hiện sớm, cấu trúc của răng sẽ dần bị phá hủy, tác động của việc ăn nhai sẽ khiến răng hàm gặp phải tình trạng nứt vỡ.
Răng đã điều trị tủy
Khi tủy răng bị viêm nhiễm, điều này có thể gây ra đau nhức và có nguy cơ dẫn đến áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp lấy tủy răng để bảo vệ răng thật và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Tuy nhiên, một nhược điểm không thể không kể đến của phương pháp này là sẽ khiến răng rất giòn và dễ vỡ theo thời gian. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng hàm bị vỡ, đây là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý răng thì những tác động từ bên ngoài cũng là lý do dẫn đến hiện tượng vỡ răng hàm, cụ thể như:
- Chấn thương: Nếu tập thể dục thể thao, bị té ngã, va đập mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động đều có thể là nguyên nhân khiến răng không còn nguyên vẹn.
- Cắn vật cứng: Nếu bạn có thói quen mở nắp chai bằng răng, cố nhai hoặc cắn vật cứng như nắp chai, kẹo cứng có thể khiến răng bị nứt mẻ.
- Ngủ nghiến răng: Hiện nay có rất nhiều người có thói quen nghiến răng, răng cắn chặt khi ngủ. Nếu lực tác động quá mạnh có thể khiến răng bị sứt mẻ, mòn nứt hoặc lung lay.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Việc ăn các thực phẩm không lành mạnh, tuổi tác đã cao hay bị trào ngược dạ dày đều có thể gây ảnh hưởng tới men răng, tăng nguy cơ mẻ răng.
Các cách điều trị mẻ răng hiện nay
Để điều trị mẻ răng, các bác sĩ dựa vào mức độ nghiêm trọng để lập ra phương án phù hợp. Cụ thể như sau:
Dán sứ Veneer
Phương pháp dán sứ Veneer thường được áp dụng cho những trường hợp răng bị mẻ mà chưa ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng vỡ cạnh nhưng chưa quá ⅓ thân răng. Sau khi có kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ sẽ chế tác một chiếc răng tạm phù hợp với kích thước và màu sắc của răng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ mài một phần mỏng trên bề mặt của răng và gắn răng tạm lên, giúp khắc phục khiếm khuyết của răng.
Sau khi răng veneer được thiết kế và chế tác hoàn tất, bác sĩ sẽ sử dụng xi măng gắn để dán miếng veneer lên răng, từ đó khắc phục tình trạng răng bị mẻ. Tính tới thời điểm hiện tại, phương pháp này vẫn được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, mang lại hàm răng trắng sáng. Đặc biệt, phương pháp này có hiệu quả duy trì lâu dài (khoảng 8-10 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách) và ít gây xâm lấn vào cấu trúc bên trong của răng.
Bọc răng sứ
Đối với tình trạng răng bị mẻ, phương pháp bọc răng sứ là vô cùng phù hợp. Khi quyết định sử dụng dịch vụ này, bước đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám càng, chụp phim. Trong bước tiếp theo, bác sĩ sẽ mài sứ chuẩn bị lấy dấu và gửi cho Labo chế tác da răng sứ dành riêng cho từng cá nhân. Khi các bước này, bác sĩ sẽ sử dụng răng sứ để chụp lên cùi răng thật, tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Phương pháp này không chỉ giúp khách hàng khôi phục lại về mặt thẩm mỹ mà việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. Độ bền của phương pháp này sẽ nằm trong khoảng 10 - 20 năm tùy vào cách chăm sóc răng miệng của khách hàng.
Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, bạn cần cân nhắc kỹ càng về vấn đề mài răng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến răng thật có nguy cơ viêm tủy nếu không được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Trám răng (hàn răng)
Nếu lo lắng về việc răng thật bị xâm lấn, bạn có thể tham khảo và sử dụng phương pháp trám răng. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp răng bị mẻ do va đập hoặc cắn đồ cứng ở mức độ nhẹ. Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng của răng và sau đó làm sạch vùng răng bị mẻ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite để tái tạo mô răng bị mất, giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của răng.
Inlay/Onlay/Overlay
Ngoài các dịch vụ được kể phía trên, khách hàng cũng có thể tham khảo phương pháp tối ưu hiện nay để phục hồi các vùng răng hàm bị mẻ là sử dụng các miếng dán Inlay/Onlay/Overlay được làm bằng sứ.
Trong lĩnh vực nha khoa hiện đại, phương pháp điều trị này đã trở nên phổ biến. Cụ thể, các miếng dán Inlay/Onlay/Overlay được chế tạo bằng công nghệ CAD/CAM, sau đó sử dụng xi măng dán đặc biệt để gắn miếng sứ lên vùng răng bị mẻ.
So với việc trám răng bằng vật liệu Composite, việc sử dụng Inlay/Onlay bằng sứ mang lại độ bền cao hơn và tính thẩm mỹ tương đương với răng thật. Đây cũng là những ưu điểm nổi bật khiến phương pháp này trở thành một trong những phương án được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi răng bị mẻ.
Dịch vụ chính
Các chất liệu phổ biến
Quy trình
Bảng giá tham khảo
Lý do lựa chọn khắc phục răng bị vỡ tại ViDental Kid
Nếu tình trạng răng của bạn đang bị vỡ mẻ, bạn đang cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tín hiệu quả thì ViDental Kid là một lựa chọn vô cùng phù hợp bởi những ưu điểm như sau:
- Đội ngũ y bác sĩ: ViDental Kid là nơi quy tụ đội ngũ Bác sĩ răng hàm mặt chuyên nghiệp, sở hữu nhiều bằng cấp Quốc tế, tu nghiệp tại các quốc gia phát triển mạnh về mảng nha như: Mỹ, Hàn Quốc; Nhật Bản; Singapore,....
- Cơ sở vật chất: Trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ nước người, các nước có công nghệ nha khoa lớn nhất trên thế giới.
- Thủ tục đơn giản, nhanh gọn: Các bước thực hiện tại trung tâm ViDental Kid sẽ diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, đảm bảo tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Bác sĩ Thùy Anh
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
- Chuyên khoa: Nha khoa Thẩm mỹ
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Bác sĩ được đánh giá là một trong những bác sĩ nha khoa giỏi hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chỉnh nha và sở hữu trong tay nhiều chứng chỉ nha khoa cao cấp như: Chứng chỉ chỉnh nha Invisalign do Invisalign Hoa kỳ cấp, Chứng chỉ cấy ghép răng Implant nha khoa.
Dr Thái Nguyễn Smile
- Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Thẩm mỹ
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Bác sĩ Nguyễn Thị Thái sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và từng có cơ hội học hỏi kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu thế giới. Không những thế, trong lĩnh vực chỉnh nha tại Việt Nam hiện nay, bác sĩ Thái được đánh giá cao về khả năng nhận định chính xác tình trạng răng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!