Viêm Nha Chu Ở Trẻ Em
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Viêm nha chu ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến nên nhiều phụ huynh chủ quan trong cách điều trị và phòng ngừa. Khi bị bệnh vùng nướu thường sưng đỏ, trẻ bị đau nhức khó chịu, ở mức độ nghiêm trọng hơn còn hình thành túi nha chu - túi mủ gây nguy hiểm.
- Bệnh nha chu ảnh hưởng đến chân răng khiến răng lung lay, dễ gãy rụng, cản trở quá trình phát triển của răng vĩnh viễn, đặc biệt còn gây tiêu xương hàm, sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến tổng thể gương mặt [1].
- Nguyên nhân viêm nha chu gồm có sức đề kháng kém, chăm sóc răng miệng không đúng cách, ăn uống không khoa học, thói quen xấu từ bé [2].
- Tùy tình trạng, mức độ và nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ có thể hướng dẫn xử lý tại nhà hoặc điều trị tại nha khoa như loại bỏ túi nha chu, ghép xương hay kích thích xương [3].
Bé bị viêm nha chu gây ảnh hưởng như thế nào?
Ngay cả ở người lớn, viêm nha chu cũng là một bệnh rất nguy hiểm và không nên coi thường. Ở đối tượng là trẻ em đặc biệt là những bé vừa mới thay răng, viêm nha chu còn có thể gây nên nhiều ảnh hưởng khác đối với tình trạng sức khỏe răng miệng về sau. Cụ thể một vài biện chứng về viêm nha chu sau đây sẽ khiến các bậc phụ huynh phải cẩn thận hơn trong quá trình nhận biết và điều trị bệnh lý.
Đối với trẻ chưa thay răng
Ở các bé chưa thay răng tức là đang ăn nhai bằng răng sữa, bệnh viêm nha chu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng bởi răng sữa thường rất mềm và yếu hơn. Răng bị lung lay làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé, khiến nhiều bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, đuối sức, thậm chí nhiều bé bị sụt cân không kiểm soát.
Bé 2 tuổi bị viêm nha chu tiến triển nặng khiến răng sữa của bé bị rụng sớm hơn thời điểm thay răng thông thường sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn về sau. Phần chân răng cũ để quá lâu sẽ bị se lại, khiến việc mọc răng trở nên khó hơn, răng vĩnh viễn sẽ có thể bị mọc lệch, mọc xiên,...
XEM THÊM: Có Nên Nhổ Răng Sữa Mọc Lệch không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Đối với các bé đã thay răng
Răng vĩnh viễn là những răng sẽ theo bé đến cuối đời, một khi đã mất sẽ không thể tự mọc thêm được nữa. Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần bảo tồn răng vĩnh viễn một cách cẩn thận nhất.
Bé đã thay răng nếu bị viêm nha chu, biến chứng nguy hiểm nhất chính là bị mất răng. Bởi ở thời điểm còn quá nhỏ, răng bị mất không thể tiến hành trồng răng giả vi yếu tố sức khỏe không đảm bảo. Vị trí răng bị mất không có biện pháp xử lý sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, khiến khớp cắn bị ảnh hưởng và tổng thể toàn khuôn mặt bị lệch lạc.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Trẻ bị viêm nha chu khiến trẻ bị chán ăn, biếng ăn và nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Chưa kể các vi khuẩn từ khoang miệng có thể lây lan ra nhiều khu vực và tấn công nhiều bộ phận khác ở khu vực tai mũi họng, thực quản, dạ dày,...
Nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ em
Tình trạng viêm nha chu ở trẻ em có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như:
- Sức đề kháng kém: Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, vi khuẩn dễ tấn công gây ra các bệnh lý về răng miệng, bao gồm viêm nha chu.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Các bé dưới 6 tuổi chưa ý thức được vấn đề chăm sóc răng miệng, không biết chải răng đúng cách. Nếu phụ huynh không hướng dẫn và đồng hành cùng con hàng ngày trong việc vệ sinh răng, mảng bám dễ tích tụ hoặc trẻ bị chảy máu chân răng thường xuyên gây bệnh nha chu.
- Thói quen xấu: Viêm nha chu ở trẻ em có thể hình thành do các thói quen xấu như mút tay, ăn uống trước khi ngủ, cho vật dụng xung quanh vào miệng,...
- Ăn uống không khoa học: Với những bé có sở thích ăn đồ ngọt hoặc những thực phẩm không lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, tấn công gây hại cho các tổ chức trong miệng, đặc biệt vùng nướu bị tổn thương, về lâu dài gây bệnh nha chu.
Một số cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Dưới đây là những hướng dẫn và thông tin bố mẹ cần biết khi bé có dấu hiệu bị viêm nha chu.
Bé bị viêm nha chu điều trị tại nhà
Khi tình trạng viêm nhiễm còn ở thể nhẹ và chưa chắc chắn về bệnh, bé cũng không có dấu hiệu quá bất thường như bỏ bữa hay thường xuyên quấy khóc, các mẹ có thể sử dụng một vài biện pháp giúp giảm viêm nhanh chóng tại nhà như cho bé súc miệng nước muối, chấm mật ong lên vùng viêm hay sử dụng các loại bàn chải đánh răng có lông mềm mại hơn.
Tuy nhiên việc điều trị tại nhà không nên kéo dài lâu nếu các bé có những biểu hiện như sau:
- Xuất hiện khối áp xe răng.
- Lợi bị sưng to và rất dễ chảy máu dù không có tác động lực.
- Hình thành túi nha chu có mủ.
- Hôi miệng trở nên nặng nề hơn.
- Phần nướu bị tuột khỏi chân răng.
- Răng lung lay.
Khi gặp những dấu hiệu này mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt đề ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn.
XEM THÊM: Thuốc Nam Chữa Viêm Nha Chu Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Điều trị viêm nha chu ở trẻ em tại nha khoa uy tín
Khi đến nha khoa, các bé sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn thân và được các bác sĩ đánh giá tình hình viêm nhiễm hiện tại rồi mới đưa ra phương án điều trị cụ thể.
Bước đầu tiên trong điều trị viêm nha chu ở trẻ đó là cạo vôi răng để làm sạch phần chân răng, kẽ răng giúp đánh giá bệnh chính xác hơn cũng như gia tăng hiệu quả điều trị. Bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi hoặc dạng uống để điều trị trước viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong những trường hợp nặng, một số chỉ định phẫu thuật có thể được thực hiện như:
- Loại bỏ túi nha chu: Đây là phương pháp rạch các túi nha chu để lấy hết mủ tồn đọng, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám cứng đầu.
- Ghép xương: Nếu biến chứng tiêu xương nghiêm trọng khiến răng bị lung lay, các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật ghép xương.
- Kích thích xương: Là phương pháp dùng các chất sinh học để kích thích xương thay vì ghép xương. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần nhiều thời gian nên các phụ huynh nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện cho bé.
Khi trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm nặng gây tổn thương acsc vừng nướu lợi xung quanh, nứt răng, hư tủy,.. hoặc có thể kèm sốt cao kéo dài, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay tại cơ sở nha khoa uy tín để điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các tình trạng này xảy ra cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, cha mẹ nên cho bé đi khám nha khoa định kỳ.
Một số thắc mắc liên quan đến viêm nha chu
Theo các chuyên gia nha khoa, khi bị viêm nha chu bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều axit lactic, chứa omega-3 [1]. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, axit có hại, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá [2]. Bạn không chỉ nên quan tâm đến việc viêm nha chu nên ăn gì, kiêng là tốt nhất mà cũng cần phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh gặp phải tình trạng này [3].
Tình trạng viêm nha chu xảy ra là do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá, hệ miễn dịch kém,... [1] Vi khuẩn viêm nha chu có thể lây qua nước bọt giữa người với người khi tiếp xúc ở cự ly gần hay thường xuyên sinh hoạt chung với người bệnh [2]. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y, đến nha khoa để lấy cao răng, kích thích mô hoặc thực hiện phương pháp phẫu thuật [3]. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý tới việc chăm sóc răng miệng hằng ngày, hạn chế sử dụng tăm và thực hiện khám răng miệng định kỳ tại nha khoa [4].
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!