Viêm Tủy Răng
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Viêm tủy răng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, lúc này tủy răng và các mô xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Nếu không xử lý sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Tác hại khi bị viêm tủy răng đó là bị áp xe quanh chóp răng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa và ảnh hưởng đến các cơ quan khác [1].
- Viêm tủy răng có thể hình thành do bệnh sâu răng, viêm quanh chân răng, chấn thương răng, vệ sinh răng miệng sai cách, ăn uống không khoa học, thói quen xấu, thay đổi nhiệt độ, sai sót khi thực hiện thủ thuật nha khoa hoặc do tuổi tác [2].
- Tùy vào mức độ viêm tủy răng và nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà, dùng thuốc kháng sinh hoặc xử lý triệt để tại nha khoa [3].
Răng bị viêm tủy có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến và có mức độ nặng hơn so với nhiều với các bệnh lý răng miệng thông thường khác. Chính vì vậy, tốt nhất khi nghi ngờ những triệu chứng đầu tiên, các bạn nên đi khám và xử lý sớm, tránh gặp phải những ảnh hưởng về sau.
Việc đau nhức, ê buốt khi bị viêm tủy tăng là khó tránh khỏi, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn hoại tử tủy, gần như người bệnh không thấy đau hay khó chịu, nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của nụ cười.
Hơn nữa, trong trường hợp viêm tủy răng không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như:
- Áp xe quanh chóp răng: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý nha khoa này. Áp xe răng xảy ra trong trường hợp vi khuẩn trong khoang tủy di chuyển xuống chân răng, gây viêm nhiễm tại đây. Sau thời gian dài, vi khuẩn có thể phát triển mạnh tạo thành tổ chức áp xe và dẫn đến các cơn đau nhức, lung lay răng, lâu ngày là mất răng.
- Dẫn đến các bệnh lý nha khoa: Viêm tủy răng có thể dẫn đến những biến chứng kế cận như viêm hạch, viêm xương hàm, viêm quanh cuống răng,... Trong trường hợp răng bị viêm tủy xảy ra ở răng hàm trên còn làm tăng nguy cơ viêm xoang hàm, vô cùng nguy hiểm.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Trong một số trường hợp, vi khuẩn gây nhiễm trùng tủy răng có thể di chuyển theo đường máu đến những cơ quan khác trong cơ thể. Mặc dù ít gặp nhưng đã có những trường hợp bệnh nhân bị thấp khớp, viêm nội tâm mạc,... do ảnh hưởng của viêm tủy răng hoặc bệnh lý nha khoa khác.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Viêm tủy xảy ra khi cơ quan này và các mô xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Bệnh lý nha khoa này tương đối phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Các chuyên gia đã đưa ra một số yếu tố chính gây viêm tủy răng như sau:
- Bệnh sâu răng: Nếu sâu răng không được điều trị triệt để, lâu ngày có thể xâm lấn vào tủy và gây viêm nhiễm.
- Viêm quanh răng: Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm ở những tổ chức xung quanh răng như viêm lợi, viêm nha chu,... Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tủy.
- Chấn thương răng: Một số sự cố chấn thương ngoài ý muốn có thể làm tổn thương, sứt, mẻ răng, từ đó tủy răng lộ ra ngoài. Từ đó, các vi khuẩn trong khoang miệng có cơ hội xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm phần tủy răng.
- Do tuổi tác: Ở những người lớn tuổi răng bị mài mòn dần theo năm tháng do quá trình ăn nhai thức ăn. Điều này làm tủy răng bị lộ ra ngoài, kết hợp với sức đề kháng suy giảm và vệ sinh răng không đúng cách dẫn đến viêm tủy.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Điển hình phải kể đến là việc dùng bàn chải quá cứng, lực đánh răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang,... lâu này làm mòn cổ răng, lộ tủy và gây viêm nhiễm.
- Thường xuyên ăn những thực phẩm có hại cho răng: Việc bạn thường xuyên ăn bánh kẹo, thực phẩm có vị chua, hay uống nước soda,... sẽ khiến men răng bị xói mòn. Khi cơ quan bảo vệ tủy răng bị phá hủy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm tủy.
- Thói quen nghiến răng: Một số người có thói quen nghiến răng khi căng thẳng hoặc khi ngủ. Đây là một hành động vô cùng nguy hại cho sức khỏe răng miệng, làm răng bị suy yếu. Vào lúc này nếu bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm có hại hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ càng có thể dẫn đến viêm tủy răng cấp.
- Thay đổi nhiệt độ: Mặc dù rất ít nhưng đã có trường hợp khi nhiệt độ thay đổi, răng bị sung huyết và dẫn đến viêm tại tủy răng.
- Sai sót khi thực hiện thủ thuật nha khoa: Trong một số trường hợp viêm tủy răng xảy ra do ảnh hưởng của những thủ thuật nha khoa trước đó. Cụ thể nếu lỗ sâu chưa được trám kỹ hay mài cùi quá sâu chạm đến tủy khi thực hiện chụp răng sứ,... đều là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm tủy.
Hướng dẫn điều trị răng bị viêm tủy hiệu quả
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số phương pháp điều trị viêm tủy răng phổ biến, được các chuyên gia đánh giá cao. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh, khi đi khám bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định cách chữa phù hợp.
Trị viêm tủy bằng mẹo dân gian tại nhà
Với bệnh lý nha khoa viêm tủy răng, giải pháp khắc phục tức thời tại chỗ vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau nhức, khó chịu cho bạn trước khi đến nha khoa chữa trị.
Một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà được nhiều người tin tưởng áp dụng và đánh giá cao gồm:
Nước cốt lá chuối
Trong lá chuối chứa nhiều hoạt chất chống viêm và giảm đau tự nhiên vì vậy từ xưa đã được nhiều người dùng trong điều trị viêm tủy cho răng tại nhà. Hơn nữa cách thực hiện khá đơn giản, các bạn chỉ cần áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là một ít lá chuối non, mang đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Rửa sạch lại một lần, vớt ra và để ráo nước.
- Mang lá chuối đi nghiền nát, lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
- Dùng khăn sạch hoặc bông y tế thấm nước cốt lá chuối lên vùng răng đang bị viêm đau.
- Giữ nguyên như vậy trong ít nhất 3 phút rồi súc miệng lại với nước để làm dịu cơn đau nhanh chóng.
- Mỗi khi bị hành hạ bởi cơn đau, bạn đều có thể áp dụng cách này, không chỉ đem lại hiệu quả cao, còn an toàn, lành tính với mọi đối tượng.
Sử dụng hành tây
Các nghiên cứu khoa học cho biết trong củ hành tây chứa nhiều hoạt chất tốt với công dụng sát khuẩn, giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy, từ xưa nhiều người đã sử dụng nguyên liệu này để cải thiện tình trạng đau nhức trong điều trị các bệnh lý nha khoa. Bạn có thể áp dụng theo các bước đơn giản dưới đây để chữa viêm tủy răng:
- Chuẩn bị một củ hành tây, đem lột bỏ vỏ, rửa sạch, rồi thái lát mỏng.
- Đắp trực tiếp miếng hành tây lên vị trí bị đau, giữ trong ít nhất 3 - 5 phút. Nhờ đó cơn đau sẽ nhanh chóng được thuyên giảm, người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Bài thuốc nước cốt tỏi
Bởi chứa những thành phần dược lý tốt, tỏi là nguyên liệu được dùng phổ biến với công dụng chống viêm, kháng khuẩn. Trong đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa viêm tủy răng này khi bị các cơn đau nhức của tình trạng viêm tủy răng hành hạ. Có 2 cách dùng là:
- Cách 1: Giã nát các nhánh tỏi, lọc lấy nước cốt rồi pha với nước ấm để súc miệng. Lưu ý nên ngậm dung dịch này trong miệng ít nhất 30 giây đến 1 phút, sau đó mới nhổ ra để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cách 2: Bạn thái lát các nhánh tỏi, rồi đắp trực tiếp lên vị trí chân răng đang bị bệnh, cảm giác ê nhức sẽ biến mất nhanh chóng.
Nước trà xanh
Đây là thảo mộc được đánh giá là khá lành tính, có khả năng sát khuẩn tương đối cao. Do đó nếu không thích mùi tỏi, bạn hoàn toàn có thể dùng trà xanh để chữa cho răng bị viêm tủy. Cách thực hiện như sau:
- Các bạn chuẩn bị những lá trà xanh tươi, đem hàm lên rồi dùng uống như uống trà.
- Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày ít nhất 2 - 3 lần, các cơn đau nhức do tình trạng viêm tủy gây ra sẽ nhanh chóng biến mất.
Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm tủy răng
Các loại thuốc tân dược được ưu tiên hàng đầu trong điều trị tình trạng viêm tủy răng cấp, hay viêm tủy răng có mủ,... đem lại hiệu quả cao, tức thời. Đây cũng là cách chữa được nhiều người bệnh lựa chọn bởi sự tiện lợi, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Vậy viêm tủy răng uống thuốc gì, một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến là:
- Metronidazole: Thuốc Metronidazole được sử dụng chủ yếu với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, tác dụng phụ thuốc có thể gây ra là suy gan, suy thận, cũng như tiêu diệt các vi khuẩn có lợi,... Liều dùng khuyến cáo với loại thuốc này là 7.5mg/lần, cách 6 tiếng có thể sử dụng lại.
- Azithromycin: Loại thuốc này mang lại công dụng chính là ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập, cũng như ức chế sự lây lan, phát triển của chúng và giảm đau răng. Đặc biệt với những người bị viêm tủy răng do thường xuyên hút thuốc lá, thuốc Azithromycin sẽ giúp giảm sưng viêm nướu. Ngoài ra, khi bị dị ứng với nhóm thuốc Clindamycin hoặc Penicillin bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc kháng sinh này. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
- Clindamycin: Được chỉ định sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Thuốc Clindamycin có khả năng ức chế và ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm nhiễm, nhờ đó các triệu chứng viêm tủy răng được đẩy lùi nhanh chóng. Liều lượng được kê đơn phổ biến là 300 - 600mg/lần, mỗi lần sử dụng cách nhau 8 tiếng hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, viêm tủy răng thường gây ra các cơn đau nhức, ê buốt kéo dài và vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm thuốc giảm đau. Điển hình có thể kể đến như:
- Paracetamol: Loại thuốc giảm đau, hạ sốt này chắc chắn không còn xa lạ với quá nhiều người. Sử dụng thuốc Paracetamol sẽ đẩy lùi các cơn đau do viêm tủy răng nhanh chóng. Thông thường liều dùng được khuyến cáo là 325 - 650mg/lần, cách khoảng 4 tiếng bạn có thể dùng lại liều trên. Hoặc người bệnh cũng có thể tăng hàm lượng lên 500mg và mỗi lần dùng cách nhau 8 tiếng.
- Efferalgan: Thuốc Efferalgan được bào chế dưới dạng viên sủi và dùng trong trường hợp bị đau nhức, sốt do viêm nhiễm. Công dụng chính của thuốc chính là giảm đau nhờ cơ chế hoạt động ngăn chặn đường truyền ngoại biên của xung lực đến não bộ. Tuy nhiên ngay khi thuốc hết tác dụng, các cơn đau sẽ quay trở lại làm phiền người bệnh.
Điều trị tại nha khoa
Để chữa viêm tủy răng triệt để, người bệnh cần đến nha khoa để được thực hiện điều trị nội nha. Cụ thể quá trình này sẽ lấy sạch tủy đang bị tổn thương ra khỏi răng, sau đó tiến hành trám bít/bọc sứ để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại và bảo vệ răng.
Tuy nhiên, hệ thống ống tủy có cấu trúc tương đối phức tạp, chính vì vậy để được chữa trị tốt nhất, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm cao. Thông thường quy trình điều trị nội nha sẽ được tiến hành với các bước như sau:
- Bước 1 - Thăm khám và chẩn đoán trước khi điều trị: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và chỉ định chụp phim nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu viêm tủy. Điều sẽ giúp đánh giá chính xác, cũng như xem xét mức độ tổn thương và kiểm tra độ khó của răng cần chữa trị. Từ đó, chuyên gia sẽ thông báo cụ thể về phương pháp thực hiện đến người bệnh.
- Bước 2 - Gây tê trước khi điều trị: Mặc dù đây không phải là bước bắt buộc trong chữa răng bị viêm tủy. Tuy nhiên có thể giúp bệnh nhân được thoải mái hơn khi điều trị. Còn với trường hợp tủy đã chết lâu ngày, răng không còn cảm giác đau thì không bắt buộc cần tiến hành gây tê.
- Bước 3 - Đặt đế cao su: Đế cao su được đặt sát vào răng chữa tủy nhằm nhằm bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và đảm bảo toàn bộ quá trình thực hiện diễn ra trong môi trường khô, sạch. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp ngăn chặn hoàn toàn tình trạng dụng cụ rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa và người bệnh không cần khó chịu với mùi thuốc dùng để bơm rửa ống tủy
- Bước 4 - Mở lối vào buồng tủy răng: Các bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để tạo đường vào buồng tủy. Bước này vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc tủy trong răng có được lấy sạch không, từ đó dễ dàng trám kín ống tủy.
- Bước 5 - Làm sạch và tạo hình ống tủy: Các bác sĩ dùng trâm tay hoặc trâm máy để lấy sạch hết tủy chết và vi khuẩn bám trong đó. Tiếp theo tạo hình ống tủy, kết hợp cùng việc bơm rửa nhiều lần để mang đến hiệu quả làm sạch cao nhất. Nhằm đảm bảo quá trình này được tối ưu, tạo hình theo đúng kích thước, không còn mô tủy, hay vi khuẩn sót lại bên trong, có thể chuyên gia sẽ chỉ định chụp phim đo chiều dài chân răng hoặc máy định vị chóp.
- Bước 6 - Trám bít ống tủy: Đây là bước cuối cùng trong quy trình chữa viêm tủy răng. Sau khi đã thực hiện làm sạch một hoặc nhiều lần và người bệnh không còn cảm thấy đau nhức, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy. Chuyên gia sử dụng vật liệu trám chuyên dụng trong nha khoa kết hợp với các dụng cụ chuyên dụng để bịt kín toàn bộ hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của các hại khuẩn.
Nhìn chung, hiệu quả đạt được và thời gian điều trị của mỗi người sẽ không giống nhau, phụ thuộc bởi tình trạng, cấu trúc răng và cả cơ địa. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ mất răng sau khi điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình phù hợp (hàn trám/bọc mão sứ).
Dịch vụ chính
Bảng giá tham khảo
Tại sao bạn nên điều trị viêm tủy răng tại ViDental Kid?
Một trong những địa chỉ điều trị viêm tủy răng uy tín, hiệu quả và an toàn bạn không nên bỏ qua đó là ViDental:
- Tại đây thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ thông minh, kỹ thuật tiên tiến, xu hướng nha khoa mới, có thể xử lý tất cả trường hợp bị viêm tủy răng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
- Đội ngũ Y bác sĩ của ViDental 100% là chuyên gia tốt nghiệp từ các trường Y dược nổi tiếng, hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa tổng quát, đặc biệt phải kể đến Bác sĩ Quang Anh từng điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh.
- Quy trình dịch vụ tại ViDental tuân thủ đầy đủ các bước đúng chuẩn Y khoa, có hệ thống khử khuẩn hiện đại, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, do đó bạn có thể yên tâm về độ an toàn, không lây nhiễm chéo trong và sau khi điều trị tủy răng.
- Chi phí điều trị tủy răng tại đây được đánh giá là phải chăng, phù hợp với chất lượng dịch vụ, không để phát sinh thêm các khoản phí khác. Đặc biệt ViDental còn có chế độ bảo hành riêng cho từng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho tất cả khách hàng.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Làm sao phòng ngừa viêm tủy răng tái phát?
Dưới đây là một số khuyến cáo của chuyên gia giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả, các bạn nên lưu ý:
- Nên chủ động thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh nha khoa tiềm ẩn, trong đó có viêm tủy răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lấy cao răng thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn phát triển quá mức, làm hình thành bệnh lý răng miệng.
- Khi muốn điều trị tủy răng hay bất kỳ vấn đề nha khoa nào, tốt nhất các bạn nên đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thực hiện. Việc chữa trị tại những đơn vị kém chất lượng, không tin cậy có thể khiến tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn, cũng như kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Nếu sau khi chữa viêm tủy, răng bị hư tổn quá nhiều, các bạn nên thực hiện kỹ thuật Inlay/Onlay, hay bọc răng sứ,... Điều này không chỉ giúp phục hồi nhanh chóng hình dạng, chức năng của răng mà còn giúp bảo vệ răng thật khỏi các tác động cơ học hoặc vi khuẩn có hại.
- Các bạn không nên sử dụng các loại thức ăn quá nóng, hoặc quá lạnh và cần giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày. Việc ăn quá nhiều đường có thể dẫn tới sâu răng, từ đó viêm tủy răng nhanh hơn, cũng như kích thích hàng loạt các bệnh lý nha khoa khác.
- Ưu tiên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa canxi và khoáng chất tốt cho răng miệng, điển hình như cua, tôm, hàu, nghêu, cá, sữa bò, phô mai, các loại đậu, nấm,... Đồng thời nên tăng cường các loại rau xanh như súp lơ, cải ngọt,... để bổ sung vitamin cho cơ thể.
- Các bạn nên bổ sung fluor thông qua muối ăn, nước uống và một số sản phẩm chăm sóc răng miệng khác như nước súc miệng, kem đánh răng, gel bôi,...Tăng cường thành phần này sẽ giúp men răng chắc khỏe hơn và ngăn chặn tác động của các vi khuẩn có hại.
- Thực hiện chăm sóc răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng 2 - 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn hình thành mảng bám, cao răng. Lưu ý trong quá trình chải răng, bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, chải theo hình tròn đầy đủ 2 mặt của răng trong khoảng 2 - 3 phút để đảm bảo làm sạch thức ăn còn đọng lại.
- Các bạn nên sử dụng loại bàn chải có đầu nhọn, lông tơ mềm để chải răng. Đồng thời chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh, tránh để tích tụ vi khuẩn trên bàn chải.
- Ngoài ra, các bạn đừng quên sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng để làm sạch vi khuẩn còn tồn đọng trong khoang miệng. Bên cạnh đó, kết hợp thêm với chỉ nha khoa/máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Bởi có một số loại thức ăn và mảng bám rất khó có thể loại bỏ.
- Tuyệt đối không dùng răng cắn hoặc nhai, mở, cạy các vật cứng. Đồng thời để phòng ngừa viêm tủy răng do chấn thương, các bạn cũng cần chú ý cẩn thận trong sinh hoạt, làm việc hay tham gia giao thông,...
- Loại bỏ các thói quen làm hỏng men răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống ít nước, nghiến răng, thở bằng miệng,... Bên cạnh đó bệnh lý trào ngược dạ dày cũng có thể gây mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy răng,...
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!