Bé Bị Hô Hàm Trên: Nguyên Nhân, Hệ Quả Và Cách Khắc Phục Triệt Để

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Tình trạng bé bị hô hàm trên thường có những biểu hiện rõ ràng nhất khi bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến hàm của trẻ bị hô và làm thế nào để khắc phục triệt để? Các vị phụ huynh quan tâm có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời. Khi biết được nguyên nhân, triệu chứng, cha mẹ sẽ có phương án phòng tránh để con không bị hô hàm. 

Hô hàm trên là gì? Những nguyên nhân khiến bé bị hô răng

Trẻ bị hô hàm trên là tình trạng xương hàm trên, hàm dưới phát triển không tương xứng, xương hàm trên phát triển mạnh hơn và nhô ra khỏi khung hàm. Khi hàm bị hô, các răng sẽ mọc chìa ra ngoài gây ra tình trạng mất cân đối trên khuôn mặt, điều này được thể hiện rõ nhất khi nhìn bé ở góc nghiêng 90 độ.

Răng sữa bị hô hàm trên do nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như thói quen ngậm ngón tay
Răng sữa bị hô hàm trên do nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như thói quen ngậm ngón tay

Các bác sĩ nha khoa nhi cho biết, hàm trên bị hô do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, một số tác nhân có thể kể đến như:

  • Bé bị hô hàm trên do gen di truyền: Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử hàm hô có thể di truyền lại cho con dẫn đến bé bị hô hàm từ khi mới sinh ra.
  • Ảnh hưởng sinh hoạt thường ngày: Những thói quen hàng ngày như mút tay, ngậm ti giả, bú bình khi ngủ, nằm nghiêng một bên quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc khung hàm. Nhiều em bé bị hô từ khi còn mọc răng sữa và ảnh hưởng đến hàm vĩnh viễn.
  • Răng sữa gãy quá sớm: Một số trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu phải nhổ bỏ quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến xương hàm và sự phát triển tự nhiên của các răng xung quanh. Răng sữa mất đi, răng vĩnh viễn mọc lên thay thế với kích thước lớn hơn trong khi các răng bên cạnh vẫn còn gây ra tình trạng răng mọc chen chúc có thể khiến hàm bị hô.
  • Ngoại lực tác động: Khi bé bị ngã, sâu răng, va đập mạnh vào hàm có thể khiến cấu trúc tự nhiên của xương hàm biến dạng, một số trường hợp gây ra hô hàm trên.

Xem ngay: Trẻ Sơ Sinh Bị Móm: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Khắc Phục Sớm

Những dấu hiệu nhận biết em bé răng hô hàm trên

Hàm trên bị hô rất dễ nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài, bố mẹ chú ý quan sát kĩ ngay từ khi trẻ mới nhú những chiếc răng đầu tiên. Nếu như thấy răng hoặc xương hàm trên của bé bị nhô ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới thì rất có thể bé bị hô hàm trên.

Biểu hiện hàm hô ở trẻ nhỏ rất rõ ràng khi nhìn ở góc nghiêng
Biểu hiện hàm hô ở trẻ nhỏ rất rõ ràng khi nhìn ở góc nghiêng

Khi răng mọc nhiều hơn các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn, một số dấu hiệu nhận biết hô hàm trên gồm có:

  • Miệng của bé không khép chặt lại được, răng hàm trên lệch rõ ra ngoài.
  • Khi nhìn ở góc nghiêng 90 độ có thể thấy rõ xương hàm không cân xứng với tỉ lệ chuẩn trên khuôn mặt.
  • Răng cửa hàm trên và hàm dưới của bé mọc không đúng khớp, trẻ gặp khó khăn khi ăn uống.
  • Một số trường hợp bị hô nặng, các răng cửa hàm trên sẽ nhô ra bên ngoài môi dưới.
  • Khi ngủ bé thường có một số hành động như nghiến răng, đẩy lưỡi, mím môi hoặc mút tay.

Đọc thêm: Khớp Cắn Ngược Ở Trẻ Nhỏ: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Bé bị hô hàm trên có sao không? Thời điểm nào chỉnh hô hàm trên cho bé là tốt nhất?

Hô xương hàm trên là một trong những vấn đề về răng miệng ở trẻ nhỏ được các chuyên gia đánh giá là tương đối nghiêm trọng. Khi xương hàm bị hô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, nuốt thức ăn của bé. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy như trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Không những thế, khi răng bị hô sẽ khó vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy… Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khung hàm khi trẻ còn nhỏ và khung xương hàm chưa ổn định.

Ngoài ra, hàm trên bị hô cũng ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt và sự tin tin của con trẻ sau này. Chính vì vậy, khi phát hiện bé bị hô hàm trên, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để giúp con có được nụ cười rạng rỡ từ bây giờ và mãi về sau.

Các phương pháp nắn chỉnh hàm hô cho bé có thể áp dụng từ khi trẻ bước vào tuổi thứ 4. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Thời điểm thích hợp nhất để chỉnh hàm cho bé là trong độ tuổi từ 6 – 12. Đây là lúc toàn bộ khung hàm đã được định hình, răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn, cấu trúc xương còn mềm và dễ điều chỉnh.

Nên cho be điều trình hàm hô trong độ tuổi từ 6 - 12 tuổi
Nên cho bé điều trình hàm hô trong độ tuổi từ 6 – 12 tuổi

Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần lưu ý không nên chỉnh nha cho bé khi còn quá sớm hoặc quá muộn. Trước 6 tuổi trẻ còn quá nhỏ sẽ không tự ý thức được các thói quen để đảm bảo hiệu quả điều trị. Sau 12 tuổi xương hàm chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để chỉnh nắn hơn.

Xem ngay: Cách xử lý khi răng trẻ mọc lẫy mẹ không nên bỏ qua

3 biện pháp khắc phục tình trạng hô hàm trên ở trẻ nhỏ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nha khoa hiện đại giúp chỉnh hàm hô cho bé nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tùy vào tình trạng hô hàm cụ thể của từng bé, bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra một số phương án điều trị, cụ thể:

Phương pháp chỉnh răng hô dự phòng được áp dụng cho trẻ có độ tuổi từ 3 - 8 tuổi, khi răng sữa đã mọc hoàn thiện và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến cấu trúc chung của toàn bộ khung hàm. Nha sĩ thường sử dụng hàm trainer để điều hướng các răng trẻ đang mọc lệch về đúng khung hàm đồng thời làm giảm khả năng mọc lệch của các răng khác.

Chữa hô hàm trên cho bé bằng trainer dự phòng

Hàm trainer được làm từ vật liệu tổng hợp mềm, không gây tổn thương cho các vùng lợi tiếp xúc xung quanh. Khi sử dụng hàm trainer, hàm hô sẽ được uốn nắn lại theo đúng khung hàm nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng răng hô ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi thấy hàm của con có dấu hiệu bị hô trong độ tuổi này bố mẹ nên sớm đưa bé đến nha khoa để khắc phục bằng phương pháp dự phòng.

Đối với những bé bị hô hàm trên ở độ tuổi 8 - 12, phương pháp dự phòng không còn phù hợp. Lúc này tùy theo tình trạng răng hô thực tế bác sĩ có thể chỉ định khắc phục bằng phương pháp chỉnh nha tháo lắp.

Phương pháp này sử dụng các loại khí cụ nha khoa được thiết kế riêng biệt cho từng bé. Tùy theo mức độ hô của hàm, bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong các loại khí cụ nha khoa như: Twinblock, Headgear, Wilson hoặc Quad – Helix, khí cụ 2×4. Các khí cụ có tác dụng bổ trợ cho nong hàm và đẩy răng về đúng vị trí tiêu chuẩn.

Khi trẻ bước sang tuổi 13, răng sữa gần như đã được thay thế bởi răng vĩnh viễn, đến lúc này mới điều trị hàm hô sẽ tốn nhiều thời gian, kinh phí hơn. Nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp chỉnh nha cố định để điều chỉnh vị trí răng lệch và cố định lại khung hàm trên bị hô.

Kỹ thuật này bắt buộc sử dụng mắc cài kim loại và dây cung nha khoa chuyên dụng, tác dụng lực siết vừa đủ theo từng giai đoạn để kéo răng về đúng vị trí.

Niềng răng trẻ em chữa hàm hô cho bé ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khi bé bị hô hàm trên, bố mẹ nên đưa bé tới các trung tâm nha khoa uy tín như ViDental Kid – Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Vidental Kid là đơn vị trực thuộc hệ sinh thái Nha khoa Vidental với tuổi đời 20 năm. Đội ngũ y bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao luôn đưa ra những nhận định và giải pháp niềng răng cho trẻ em tốt nhất để khắc phục tình trạng hàm hô.

Lựa chọn Vidental Kid - trung tâm nha khoa uy tín thăm khám điều trị cho bé bị hô hàm trên

Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid ứng dụng các phương pháp hiện đại. Kết hợp với quy trình 5 bước – 3 chuẩn mang lại giải pháp an toàn và phù hợp cho từng đối tượng, đặc biệt là các bé nhỏ.

Bé bị hô hàm trên tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng để giữ mãi nụ cười hạnh phúc của bé từ giờ cho đến về sau, bố mẹ nên cho bé đi nha khoa để khắc phục càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé, thay đổi những thói quen không tốt cũng là một cách để ngăn ngừa bé bị hàm hô từ khi còn nhỏ.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo