Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Có Nên Không? Hướng Dẫn Chăm Sóc
Trẻ nhỏ đến độ tuổi thay răng sẽ tự rụng răng sữa thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải tiến hành nhổ răng sữa khi chưa lung lay. Vậy, có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không và nếu nhổ thì ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con?
Đặc điểm răng sữa của trẻ
Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, được mọc bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi cho đến khi 25 – 33 tháng tuổi. Loại răng này đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tái tạo vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Bộ răng sữa hoàn thiện có 20 răng bao gồm 10 răng hàm dưới và 10 răng ở hàm trên. Thông thường, răng sữa sẽ mọc theo thứ tự là:
- Từ 6 – 7 tháng tuổi mọc 4 răng cửa hàm dưới.
- Từ 8 – 9 tháng tuổi mọc 4 răng cửa hàm trên.
- Sau khi mọc hết răng cửa sẽ mọc các răng xung quanh.
Răng sữa chỉ tồn tại tạm thời, vì vậy đến một giai đoạn nhất định chúng sẽ bắt đầu lung lay và rụng đi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé thay răng sớm hoặc trễ hơn so với độ tuổi, nhưng quy luật thay răng chung là:
- Răng cửa giữa từ khoảng 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa trên từ khoảng 7- 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất từ khoảng 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa từ khoảng 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ 2 sẽ thay vào độ tuổi 11 – 12 tuổi.
Độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố quan trọng sau:
- Đặc điểm và vị trí của răng: Răng một chân thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng với những răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn từ 1 – 2 tháng. Các răng mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
- Thói quen của trẻ: Thói quen xấu hàng ngày của trẻ và cha mẹ đối với trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng sữa. Các thói quen xấu phải kể đến như: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng kem đánh răng và bàn chải không đúng độ tuổi, chỉ ăn thức ăn mềm, đá lưỡi, cho tay vào miệng,…
Để răng vĩnh viễn phát triển đúng vị trí, không bị lệch vào trong thì cha mẹ cần nhổ răng sữa cho trẻ đúng chu kỳ. Nếu bé 10 tuổi mà chưa mọc đủ các răng cửa vĩnh viễn là bị chậm mọc răng, cần đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt để thăm khám. Hoặc trường hợp bé phải nhổ răng sữa chưa lung lay cha mẹ cũng cần hết sức cẩn thận và nên nhờ bác sĩ hỗ trợ.
XEM CHI TIẾT: Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Là Thích Hợp Nhất?
Nên nhổ răng sữa chưa lung lay không?
Thời điểm thay răng sữa rất quan trọng nhưng có nhiều bậc cha mẹ vẫn rất chủ quan, không quan tâm nhiều đến việc thay răng của con. Vì vậy có thể dẫn đến tình trạng trẻ phải nhổ răng sữa khi chưa có dấu hiệu lung lay. Việc can thiệp đến quá trình thay răng của trẻ có thể dẫn đến tình trạng sau:
- Nếu răng sữa bị gãy quá sớm sẽ làm răng vĩnh viễn dễ bị mất định hướng mọc lên vị trí ban đầu, phá vỡ cấu trúc của răng và làm xương hàm không phát triển bình thường và khiến cung hàm bị hẹp. Từ đó, răng vĩnh viễn sẽ bị thiếu chỗ mọc dẫn đến tình trạng phải mọc chen chúc nhau và mọc lệch trên cung hàm gây nên bệnh lý răng hô, răng khấp khểnh
- Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ có ảnh hưởng tới phát âm của trẻ, đặc biệt là ngoại ngữ. Để có thể phát âm chính xác cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa toàn bộ răng hàm trên, hàm dưới và lưỡi. Nếu thiếu mất một chiếc răng thì cấu trúc hàm không hoàn chỉnh sẽ tạo thói quen phát âm sai lệch cho trẻ từ nhỏ.
- Ngoài ra, khi nhổ răng sữa chưa lung lay còn khiến trẻ bị đau, chảy máu nhiều và gây ảnh hưởng tâm lý.
ĐỪNG BỎ QUA: Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Có Nguy Hiểm Không? Cần Phải Làm Gì?
Nhổ răng sữa chưa lung lay theo các bác sĩ chuyên khoa thì phải phụ thuộc vào tình trạng của răng. Một số trường hợp có thể nhổ răng sữa chưa lung lay có thể kể đến như:
- Trường hợp nếu răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc nhưng răng sữa vẫn chưa lung lay thì cần phải tiến hành việc loại bỏ răng sữa. Trường hợp không được nhổ kịp thời thì răng vĩnh viễn sẽ không có vị trí phát triển và phải mọc xô lệch. Bên cạnh đó, khi răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ không làm tiêu răng sữa được.
- Trường hợp răng sữa bị sâu, bị viêm nhiễm nhưng điều trị nhiều lần không khỏi. Hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
- Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị lung lay nhưng lại có dấu hiệu sưng nướu và đau nhức chân răng. Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm nướu hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng.
Việc nhổ răng sữa chưa lung lay rất khó và không nên tự thực hiện tại nhà. Nếu cha mẹ không biết loại bỏ đúng cách sẽ khiến bé dễ bị đau, sót chân răng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Vì vậy, đối với trường hợp nhổ răng sữa chưa lung lay thì phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và xem xét xem có nên nhổ răng hay không.
KHÁM PHÁ NGAY: Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu? Điểm Danh 10+ Địa Chỉ Đáng Tin Cậy
Biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn thay răng sữa
Một số biện pháp chăm sóc răng miệng cho con trẻ để tránh tình trạng nhổ răng sữa khi chưa lung lay hoặc răng mọc chậm cha mẹ cần ghi nhớ là:
Cách vệ sinh răng cho trẻ
- Trẻ dưới 3 tuổi khi vệ sinh chỉ cần dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng. Vì độ tuổi này trẻ chưa tự ý thức được và dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên nên tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho bé với lượng kem ít, để tránh tình trạng nuốt kem gây nguy hiểm. Bên cạnh đó ,cần hướng dẫn con đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày.
- Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng giúp loại sạch mảng bám tránh nguy cơ gây sâu răng và các bệnh nha khoa khác.
- Nên đưa trẻ đi khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng có thể gặp phải.
- Trong giai đoạn thay răng, trẻ có các thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, chống cằm, thở bằng miệng,… Những thói quen này có thể dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lẫy, răng mọc chen, mọc quá thư hoặc răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Chính vì vậy, cha mẹ cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.
Chế độ ăn uống tốt cho trẻ thay răng
- Cần tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm,ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến tình trạng sâu răng.
- Khi thay răng, trẻ gặp phải tình trạng đau đớn cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả. Tuy nhiên, chỉ ăn thức ăn mềm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển hàm dưới của bé. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý.
- Ở độ tuổi thay răng này, các bác sĩ khuyên nên cho bé ăn thực phẩm có nhiều chất xơ và có độ cứng phù hợp như: thịt bò, cà rốt, ngô, cần tây,… Sử dụng các loại thực phẩm này sẽ kích thích quá trình thay răng, từ đó giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của nướu, xương hàm và xương mặt.
Thay răng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này. Do đó, cha mẹ hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ để có thể can thiệp kịp thời. Nếu phải nhổ răng sữa khi chưa lung lay cần đến cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Có Nên Nhổ Răng Sữa Lung Lay Không?
- Nhổ Răng Sữa Mọc Lệch Cho Bé Cần Lưu Ý Điều Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!