Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Răng, Xử Lý Như Thế Nào?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Nhổ răng sữa còn sót chân răng là vấn đề thường gặp khi ba mẹ nhổ răng cho trẻ không có nhiều kinh nghiệm. Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng sau nhổ, chân răng còn sót lại có thể gây viêm nhiễm, đau nhức và tổn hại đến răng vĩnh viễn cùng vị trí.Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp các vấn đề xoay quanh việc nhổ răng sữa còn sót chân răng ở trẻ.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng là thế nào?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm của trẻ, đến thời điểm thay răng (khoảng trẻ 6 tuổi) chúng sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay răng nhưng không có dấu hiệu lung lay và tự rụng nên cần chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí, đều đẹp
Để nhổ răng sữa cho trẻ, ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc nhổ răng sữa tại nhà. Quá trình nhổ răng sữa tại nhà động này khá đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng thao tác có thể vô tình gây ra tình trạng sót chân răng. Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở những trẻ được nhổ răng sữa tại nhà. Do ba mẹ thường dùng tay hay các vật dụng có sẵn trong nhà để nhổ răng sữa cho trẻ.
Cách nhận biết biến chứng này rất đơn giản, sau khi nhổ răng xong ba mẹ không thấy chân răng sữa của trẻ đâu. Đồng thời, quan sát nếu máu đã ngưng chảy nhưng trong nướu lại thấy còn tồn lại mẩu răng màu trắng đục tại vị trí vừa mới nhổ. Đây chính là chân răng sữa vừa nhổ còn sót lại.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng gây ra những tổn thương cho sức khỏe của trẻ. Hơn hết nếu ba mẹ xử lý không kịp thời có thể khiến tâm lý trẻ bị hoảng sợ và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Do đó, nếu ba mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà cần phải có những kinh nghiệm cơ bản và quan sát kỹ chiếc răng mới nhổ xem có thấy chân răng hay không.
Mối nguy hiểm khi nhổ răng sữa còn sót chân răng
Nếu nhổ răng sữa cho trẻ xong ba mẹ phát hiện ra còn sót lại chân răng thì không cần quá lo lắng. Bởi tùy thuộc vào từng cơ địa của trẻ cũng như việc vệ sinh răng miệng của ba mẹ sau khi nhổ răng.
Bác sĩ chuyên khoa răng miệng cho biết, khi răng vĩnh viễn mọc lên theo sinh lý các phản ứng của cơ thể sẽ tiêu hủy chân răng sữa trong quá trình răng vĩnh viễn. Quá trình này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Chính vì thế, trong trường hợp này việc tiến hành nạo chân răng sữa không cần thiết. Nếu cố tình can thiệp còn có thể gây tổn thương cho mầm răng vĩnh viễn sau này.
Tuy vậy, chân răng sữa còn sót lại cũng sẽ là mối tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu khi những can thiệp trong và sau nhổ răng không đảm bảo vệ sinh. Bởi trong khoang miệng vốn dĩ đã tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu việc nhổ răng sữa không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Với những em bé có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém hay mắc các bệnh lý khác việc răng sữa còn sót lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Hậu quả là khiến vùng nướu bị nhiễm khuẩn, mức độ báo động có thể gây áp xe chân răng lan rộng ở hàm mặt, nhiễm trùng máu hay suy đa cơ đặc biệt nguy hiểm.
Do đó, việc tự ý nhổ răng tại nhà ở cho trẻ không nên thực hiện khi ba mẹ không có chuyên môn y khoa, tránh những sự cố không đáng có xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ. Khi trẻ được nhổ răng tại các cơ sở nha khoa uy tín không chỉ giảm đau đớn, sợ hãi cho con mà còn đảm bảo không gặp phải tình trạng sót chân răng sữa. Vì vậy, việc ba mẹ cần làm là hãy đưa con đến phòng khám bác sĩ nha khoa để bác sĩ có phương pháp nhổ răng sữa an toàn và kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra.
Xử lý như nào khi còn sót chân răng sữa sau khi nhổ?
Chân răng sữa còn sót ở mỗi trường hợp cũng khác nhau. Chính vì thế cách xử lý với mỗi tình trạng răng miệng của trẻ cũng có những điểm riêng. Ba me có thể xem gợi ý cách xử lý dưới đây để có phương pháp khắc phục tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng tốt nhất cho trẻ.
Khi nhổ răng sữa nhưng không thấy chân răng đâu đầu tiên ba mẹ cần phải bình tĩnh và trấn an tinh thần trẻ để không làm trẻ khóc và hoảng sợ. Sau đó hãy quan sát thật kỹ một lần nữa xem chân răng có bị rơi hay sót ở trong khoang miệng của trẻ hay không. Bên cạnh đó không quên trò chuyện với con để hỏi xem trẻ có lỡ nuốt chân răng vào trong bụng không. Bởi từng có những trường hợp lúc nhổ răng sữa ba mẹ hướng tay vào trong làm răng sữa rơi vào trong bụng.
Hữu ích với bạn: Có nên nhổ răng sữa lung lay không? Lời khuyên từ chuyên gia
Sau khi đã xác định được sơ bộ tình trạng sót chân răng sữa là gì ba mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa gần nhất, để các bác sĩ tiến hành kiểm tra. Thông thường cách giải quyết vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng sẽ được nha sĩ xử lý theo mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ, cụ thể như sau:
- Chân răng còn sót lại nhưng không đau nhức: Khi này chân răng không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ không cần sự can thiệp từ bác sĩ. Ba mẹ chỉ cần chăm sóc răng miệng trẻ sạch sẽ, hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và thúc đẩy chân răng sữa tự tiêu.
- Chân răng còn sót gây viêm nhiễm: Trong trường hợp này bác sĩ thường sẽ có chỉ định cho trẻ các loại thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Ba mẹ cần thực hiện chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Thường xuyên theo dõi nướu răng của trẻ, nếu có dấu hiệu sưng tấy, đau nhức hay sốt cao bất thường cần phải báo ngay cho bác sĩ.
Nặng nhất nếu điều trị nội nha không hiệu quả bác sĩ cần phải tiến hành tiểu phẫu lấy chân răng ra, hạn chế tình trạng vùng nhiễm lan rộng sang các răng bên cạnh.
Địa chỉ nhổ răng sữa uy tín cho trẻ
Nếu ba mẹ không muốn gặp phải “sự cố” nhổ răng sữa còn sót chân răng thì hãy để bác sĩ có chuyên môn xử lý loại bỏ bằng phương pháp nhẹ nhàng và an toàn. Dưới đây là các một số địa chỉ các bệnh viện nhổ răng sữa miễn phí, chất lượng tốt được rất nhiều ba mẹ đưa con em đến khi cần.
Bệnh viện răng hàm mặt TW Hà Nội
Khoa răng trẻ em thuộc viện RHM Trung ương tại Hà Nội không còn là cái tên xa lạ với các ba mẹ có con cần điều trị các bệnh lý về răng miệng. Tại khoa quy tụ rất nhiều các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao trong ngành nha khoa.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng rất thấu hiểu tâm lý trẻ, giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và trẻ luôn cảm thấy thoải mái. Ba mẹ đưa trẻ đến nhổ răng sữa tại bệnh viện có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cũng như chất lượng như dịch vụ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: số 40A đường Tràng Thi thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Liên hệ: (84.4) 3.826.9722 – 3.826.9275.
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng sữa cho bé uy tín tại Hà Nội, bệnh viện Đại học Y là một địa chỉ mà ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn. Tại bệnh viện có khoa răng hàm mặt với các dịch vụ như: Nhổ răng, chữa sâu răng, niềng răng,… với chất lượng được đánh giá cao.
Hơn hết, việc thăm khám tại bệnh viện ít khi bị quá tải nên ba mẹ không cần phải chen lấn, chờ đợi khi đến nhổ răng sữa cho trẻ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: nằm trên Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3574 7788
Bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP.Hồ Chí Minh là đơn vị chuyên thăm khám và điều trị răng miệng cho trẻ tại Sài Gòn và các tỉnh thành lân cận.Tại đây các bác sĩ đều được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm lâu năm trong việc chữa các bệnh răng miệng cho trẻ. Không gian phòng khám rất sạch sẽ, sạch sẽ cũng khiến các bé rất vui vẻ và không còn cảm giác sợ hãi khi đến bệnh viện.
Ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện vào giờ hành chính để bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện quá trình nhổ răng sữa an toàn tại địa chỉ dưới đây.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: tại đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3855 6732
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ về vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng trên đây đã giúp ích cho các phụ huynh trong quá trình chăm sóc răng miệng cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp liên quan đến sức khỏe răng miệng của trẻ, ba mẹ có thể để lại bình luận dưới bài viết để được các bác sĩ giải đáp nhanh chóng nhất.
Xem thêm:
- Khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất? Cách nhổ răng an toàn cho bé
- Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? Nếu răng mọc chậm có sao không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!