[Giải Đáp] Rơ Lưỡi Là Gì? Cách Rơ Lưỡi Để Mọc Răng An Toàn Hiệu Quả
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc mà không biết xử lý như thế nào. Các chuyên gia cho rằng hoạt động rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi là điều vô cùng cần thiết. Vậy rơ lưỡi ngày mấy lần là được? Rơ lưỡi cho bé đến khi nào thì đủ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách lấy tưa lưỡi cho trẻ.
Tại sao mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé?
Việc rơ lưỡi em bé sơ sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cũng giống như người lớn đánh răng hàng ngày. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý cần phải rơ lưỡi cho trẻ để giữ cho khoang miệng và lưỡi luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa ngoài sẽ có những mảng trắng bám trên lưỡi, đây gọi là cặn sữa. Nếu để chúng tồn tại lâu ngày sẽ tạo thành tưa lưỡi gây khó chịu và làm bé chán ăn, quấy khóc, dễ bị tưa miệng hay đen miệng.
Bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ có chứa rất nhiều vi sinh vật có hại. Nếu bạn đang thắc mắc trẻ bị tưa lưỡi làm sao hết, câu trả lời chính à vệ sinh lưỡi. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi, nâng cao khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của trẻ.
Có khá nhiều cha mẹ có thói quen rơ lưỡi để mọc răng không sốt trong thời gian bé mọc răng sữa. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Việc rơ lưỡi cho bé 8 tháng hoặc bắt đầu mọc răng chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng và tránh bị nhiễm trùng mà thôi.
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên rơ lưỡi ít nhất 1 lần mỗi ngày hay khi thấy có mảng bám xuất hiện trên lưỡi bé. Điều này đảm bảo răng miệng của con được phát triển trong môi trường an toàn nhất.
Rơ lưỡi cho bé bao nhiêu lần trong ngày là tốt nhất?
Vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể và độ tuổi của bé mà mẹ cần lựa chọn cách thực hiện khác nhau.
Hoạt động rơ lưỡi cho bé 1 tháng khác với rơ lưỡi cho bé 6 tháng, rơ lưỡi cho bé 7 tháng cũng có những đặc điểm lưu ý riêng. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.
- Đối với trẻ em bú mẹ hoàn toàn
Trong trường hợp trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa, bạn chú ý không cần vệ sinh lưỡi cho trẻ hàng ngày. Vì khi bú, lưỡi của bé sẽ cọ sát vào núm ti mẹ, từ đó việc bị đọng cặn sữa rất ít khi xảy ra. Do vậy, với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bạn nên rơ lưỡi bé 2 – 3 ngày 1 lần.
- Đối với trẻ bú sữa mẹ và dùng thêm sữa ngoài
Với những bé vẫn còn bú sữa mẹ có kết hợp dùng thêm sữa công thức, bạn cần vệ sinh lưỡi đều đặn 1 lần/ ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ dùng bình sữa xong, mẹ nên cho trẻ uống thêm khoảng 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng sạch sẽ cho con.
- Đối với trẻ dùng sữa ngoài ngoài hoàn toàn
Trẻ dùng sữa công thức là đối tượng cần được vệ sinh lưỡi nhiều hơn các trường hợp khác. Bởi dùng sữa ngoài, trẻ sẽ sử dụng bình bú chuyên dụng. Lúc này lưỡi rất dễ bị đóng cặn sữa và dẫn đến tưa lưỡi.
Trẻ uống sữa công thức không được làm sạch lưỡi thường xuyên, đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, viêm họng hoặc chán ăn, lười bú. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần cho trẻ tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm và rơ lưỡi đều đặn khoảng 2 lần/ ngày sau mỗi cữ bú.
Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để mẹ thực hiện hoạt động rơ lưỡi cho trẻ là vào buổi sáng, sau khi ăn xong khoảng 2 tiếng. Tránh rơ lưỡi cho bé trước thời gian này vì con sẽ dễ bị buồn nôn, ói mửa do bụng vẫn còn trống.
Xem thêm: Điểm danh top 5 rơ lưỡi silicon tốt nhất trên thị trường hiện nay
Cách rơ lưỡi cho bé an toàn và hiệu quả
Với những thông tin trên, các bậc phụ huynh có thể thấy rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng tuổi hay rơ lưỡi cho bé 2 tuổi là điều vô cùng cần thiết. Vậy đâu là cách lấy tưa lưỡi cho bé chính xác và đảm bảo an toàn?
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà có các phương pháp vệ sinh lưỡi khác nhau. Cụ thể như sau:
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Có rất nhiều người cho rằng, nên bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ khi 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên đây là quan niệm không hề có căn cứ y khoa. Bạn có thể thực hiện vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé ngay từ khi con mới sinh.
Trước khi làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh, bạn cần chú ý rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Các bước tiến hành vệ sinh lưỡi cho trẻ cụ thể như sau:
- Lấy miếng gạc vệ sinh lưỡi quấn vào ngón tay trỏ, sau đó nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nước muối sinh lý đã được chuẩn bị trước để làm ướt gạc.
- Dùng một tay lau nhẹ mặt lưỡi trong, tay còn lại lưu ý vẫn ôm ấp, vỗ về con để bé cảm thấy an toàn, dễ chịu và nằm yên.
- Ngay khi miệng bé mở ra, bạn xoay ngón tay đeo gạc vệ sinh ở hai bên trong má, lợi và răng nhẹ nhàng, sau đó chú ý chà xát trên mặt lưỡi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng rau ngót an toàn, hiệu quả và nhanh chóng
Trẻ từ 1 – 5 tuổi
Trẻ em từ 1 tới 5 tuổi vẫn không thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của bản thân. Chính vì vậy, phụ huynh cần giúp bé đánh răng và làm sạch lưỡi ít nhất 2 lần/ ngày. Cha mẹ hãy sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng hoặc bàn chải mềm được thiết kế phù hợp với độ tuổi cũng như đặc điểm răng miệng của trẻ.
Khi con được 2 – 3 tuổi, bé đã có thể sử dụng kem đánh răng. Bạn chú ý chỉ lấy lượng kem bằng hạt đậu xanh nhỏ và thứ tự đúng là vệ sinh răng trước, sau đó đến lưỡi. Việc tập cho con thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ nhỏ là điều cần thiết để có một hàm răng chắc khỏe sau này.
Một số loại gạc rơ lưỡi cho bé mà mẹ cần biết
Phụ huynh thường bị phân vân, không biết nên mua loại sản phẩm nào tốt cho con và đảm bảo an toàn. Dưới đây là một vào loại rơ lưỡi phổ biến, bạn có thể tham khảo.
Gạc rơ lưỡi Đông Fa 3 con nai
Gạc Đông Fa 3 con nai là một trong những sản phẩm nổi tiếng hiện nay, xuất xứ tại Việt Nam. Rơ lưỡi Đông Fa 3 con nai được làm hoàn toàn từ sợi Polyester tự nhiên và đạt chuẩn chất lượng, không chứa chì hay PVC.
Đây xứng đáng là sản phẩm giúp làm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi và lợi cho bé hiệu quả, đảm bảo an toàn. Một hộp sản phẩm gồm 5 miếng gạc được thiết kế dạng mỏng nhẹ, rất dễ sử dụng.
Do hàng nội địa Việt Nam nên giá gạc Đông Fa 3 con nai khá thấp chỉ 15.000 đồng. Tuy nhiên về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng, bạn tuyệt đối không cần phải lo lắng quá nhiều.
Gạc Dr Papie
Loại gạc rơ lưỡi phổ biến, được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc dưới dạng thiết bị y tế là Dr Papie. Đây là dạng gạc được thiết kế dưới dạng ống, tẩm sẵn dung dịch với các thành phần có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tối đa. Vệ sinh lưỡi cho trẻ bằng Dr Papie giúp phòng chống các loại bệnh như viêm miệng, viêm nướu hay nấm miệng thường gặp.
Một số thành phần nổi bật trong dịch gạc Dr Papie đáng chú ý như: chiết xuất tự nhiên từ lá hẹ, chống nấm NaHCO3, NaCl có trong nước muối sinh lý, Xylitol ngăn ngừa các vấn đề về răng.
Một hộp gạc Dr Papie được đóng gói cẩn thận với quy trình tiệt trùng 2 lần khép kín. Từ đó giúp đảm bảo độ an toàn cho con trẻ, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Giá bán: 110.000 đồng/ hộp.
Gạc Baby Bro
Xuất xứ từ Hàn Quốc, gạc rơ lưỡi Baby Bro là một trong những sản phẩm được nhiều phụ huynh tin dùng hiện nay. Với phương thức sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại kết hợp cùng thiết bị tiên tiến, gạc Baby Bro đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và được phân phối rộng trên thị trường Việt Nam.
Một hộp có 25 miếng gạc, tất cả đều được sản xuất bằng loại cotton đảm bảo độ mềm phù hợp với làn da của trẻ em. Đặc biệt, Baby Bro có chứa tinh chất Xylitol giúp diệt khuẩn, kháng viêm và làm sạch tối đa. Từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và các loại bệnh lý về răng miệng khác ở trẻ nhỏ.
Giá bán: 100.000 đồng/ hộp.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi là hoạt động cần thiết mà cha mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình thực hiện. Có rất nhiều trường hợp làm sai cách đã vô tình gây ra những tổn thương không đáng có.
Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điều như sau khi rơ lưỡi cho bé:
- Khi thấy lưỡi bé xuất hiện những mảng bám, phụ huynh tuyệt đối đừng chà xát mạnh hay cố lấy nó ra. Bởi như vậy có thể làm lưỡi bé bị tổn thương và dễ gây viêm nhiễm.
- Rơ lưỡi thật từ từ nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi và khoang miệng trẻ bị nhiễm trùng.
- Khi vệ sinh lưỡi, phụ huynh cần bé trẻ trên tay, không nên để nằm ngửa trên giường hoặc trên ghế.
- Miếng gạc rơ lưỡi phải đảm bảo an toàn, đã được qua tiệt trùng với nước muối sinh lý 0,9%.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin về rơ lưỡi, thời gian và cách thực hiện chính xác, đảm bảo an toàn. Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã biết nên hay không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và có lựa chọn được sản phẩm gạc rơ lưỡi hiệu quả. Trong trường hợp có những bất thường về răng miệng, mẹ nên cho con thăm khám sớm tại các địa chỉ uy tín để được điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ sơ sinh tuy vất vả nhưng cũng là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì vậy các mẹ hãy làm những điều tốt nhất để con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển mỗi ngày.
Nên đọc:
- Tổng quan về bệnh nấm lưỡi bản đồ và cách chữa hiệu quả nhất
- Tưa miệng khi mang thai: Mẹ cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!