Sâu Răng Có Chữa Được Không? Hướng Điều Trị Hiệu Quả, An Toàn
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Sâu răng hoàn toàn có thể chữa trị được, tùy vào mức độ tiến triển sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau [1]. Tình trạng này đều không khắc phục thời có thể dẫn tới các biến chứng như gây hoại tử, mất răng, đau nhức, sưng nướu, sưng má, gây mất thẩm mỹ,.... [2] Một trong số những biện pháp hiệu quả đề điều trị có thể kể đến như sử dụng Florua, trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ,... [3] Sau khi điều trị, bạn cần chú ý hơn về việc chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Thăm khám nha sĩ 6 tháng/lần để được kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng [4].
Sâu răng có chữa được không?
Sâu răng hoàn toàn có thể chữa trị được, các lỗ sâu răng sẽ được phục hồi bằng việc can thiệp các biện pháp nha khoa khác nhau, song song với đó là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Đây là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như xuất hiện lỗ đen trên bề mặt răng, đau nhức kéo dài khó chịu,…
Tùy vào sâu răng tiến triển ở những giai đoạn cụ thể như thế nào, nha sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp:
- Sâu răng mới chớm: Bệnh mới chớm và được phát hiện sớm, răng vẫn chưa hình thành lỗ sâu và vi khuẩn chưa tấn công vào lớp ngà răng. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng men răng. Điều người bệnh cần làm là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc răng miệng hằng ngày.
- Tình trạng răng đã xuất hiện lỗ sâu: Khi sâu răng đã tấn công, gây tổn thương và làm tiêu biến những mảng mô răng. Bắt buộc nha sĩ sẽ phải tiến hành nạo bỏ sạch sẽ hoàn toàn mô răng bị sâu đi. Nếu không may răng đã bị sâu đến tủy, bạn cần được điều trị tủy để loại bỏ phần đã viêm nhiễm và tiến hành phục hình răng. Mục đích chính là để bảo vệ sâu răng không tái phát, phục hồi lại các chức năng và tính thẩm mỹ vốn có của răng.
- Sâu răng giai đoạn nặng: Đây là giai đoạn vi khuẩn đã ăn sâu và phá vỡ toàn bộ cấu trúc của răng. Lúc này việc điều trị không còn hiệu quả nữa, răng cần được nhổ bỏ hoàn toàn để tránh các biến chứng làm ảnh hưởng đến những chiếc răng ở xung quanh.
Sâu Răng Viêm Xoang Có Biểu Hiện Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?
Biến chứng nguy hiểm của sâu răng
Bị sâu răng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi không may mắc bệnh. Tình trạng này khiến men răng bên ngoài bị tiêu hủy, cấu trúc bên trong sẽ bị phá mòn. Dần dần chúng tạo thành những lỗ hổng màu đen trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh đau nhức và khó chịu.
Dưới đây là một vài biến chứng nguy hiểm của sâu răng:
- Gây hoại tử, mất răng: Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng sâu răng, vi khuẩn gây hại sẽ tấn công dần vào sâu cấu trúc răng. Chúng phá hủy đi lớp ngà, tủy răng bên trong và từ đó gây hoại tử tủy. Thậm chí ở một số trường hợp quá quá trình sâu răng diễn biến quá nhanh và nặng, người bệnh bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ những chiếc răng sâu này.
- Đau nhức, sưng nướu, sưng má: Chân răng nằm sát xoang hàm, nên vùng răng sâu lan rộng sẽ làm tổn thương các bộ phận xung quanh. Đặc biệt là xoang và đi kèm theo những cơn đau nhức dữ dội.
- Gây nhiễm trùng chóp: Một biến chứng của sâu răng là gây nhiễm trùng chóp. Từ đó tạo điều kiện tốt dẫn đến tạo nang, áp-xe trong vùng xương hàm gây đau nhức cho người bệnh. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, xương hàm của người bệnh có thể bị phồng, bị gãy hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Việc xử lý cũng rất khó khăn, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Khả năng phục hình răng giả sau này sẽ trở nên phức tạp, thậm chí không thể thực hiện.
- Ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác: Răng miệng bị viêm nhiễm cũng sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạch máu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Từ đó gián tiếp làm nghiêm trọng thêm các bệnh về hô hấp, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch,… Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng còn gây ra những biến chứng khó lường như viêm xương, viêm tủy, viêm cầu thận,…
- Gây mất thẩm mỹ: Sâu răng ở giai đoạn mới chớm, bạn sẽ thấy xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Khi bệnh chuyển nặng kéo theo những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với kích thước to nhỏ và hình dáng khác nhau. Điều này khiến nhiều người đánh mất sự tự tin vốn có, không tự nhiên khi giao tiếp. Ngoài ra, bệnh sâu răng còn kéo theo tình trạng hôi miệng rất khó xử lý.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Sâu răng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm sinh lý của bệnh nhân. Những ai đang mắc sâu răng thường dễ cáu gắt, khó chịu. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, bé thường xuyên chán ăn, bỏ bữa, mất ngủ quấy khóc liên miên. Điều này khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, bị suy nhược, giảm sức đề kháng tự nhiên do thiếu dinh dưỡng.
Vì vậy, ngay khi phát hiện răng sâu bạn không được chủ quan mà cần đến nha khoa uy tín hoặc bệnh viện được cấp phép để bác sĩ kiểm tra. Từ đó có các phương án điều trị sâu răng cho phù hợp, tránh những hậu quả nghiêm trọng khó lường gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mình.
Phương pháp phù hợp nhất được các nha sĩ khuyên chính là định kỳ thăm khám sức khỏe và có chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày phù hợp. Việc sớm phát hiện và điều trị sâu răng sẽ cho hiệu quả cao và bảo vệ được răng gốc.
Sâu răng có chữa được không? – Cách trị sâu răng hiệu quả
Sâu răng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, bạn cần tiến hành thăm khám và xử lý vùng răng đã bị tổn thương, triệt tiêu môi trường phát triển của vi khuẩn. Sau đó thực hiện các kỹ thuật khác để tạo ra một lớp chắn bảo vệ răng, ngăn cản vi khuẩn tấn công.
Tùy thuộc tình trạng răng bị tổn thương, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có những phương pháp điều trị cho từng trường hợp nhất định. Dưới đây là một vài hướng xử lý răng sâu phổ biến nhất.
Đọc thêm: Sâu răng trẻ em: Nhận biết nguyên nhân, triệu chứng để trị kịp thời
Sâu răng có chữa được không – Điều trị bằng Florua
Đầu tiên là phương pháp điều trị sâu răng bằng Florua. Đây là hướng xử lý khi sâu răng mới chớm (giai đoạn khởi phát). Lúc này, tình trạng sâu men răng nhẹ và không cần can thiệp quá sâu.
Sau khi tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đánh giá, các nha sĩ sẽ sử dụng Florua nguyên chất để khôi phục lại lớp men răng tự nhiên đã bị tổn thương. Phương pháp này sử dụng Florua ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào tính chất răng của bạn. Ví dụ như dạng gel, dạng bọt hoặc dạng lỏng để phủ lên bề mặt.
Thực hiện trám răng
Trám răng được áp dụng trong trường hợp sâu răng đã ăn mòn được một lượng tương đối ở phần men răng. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn việc trám răng vì sử dụng Florua sẽ không còn khả quan.
Nha sĩ sau khi vệ sinh bên ngoài sẽ tiến hành nạo bỏ phần men đã hư hỏng hoàn toàn để loại bỏ vi khuẩn và môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Sau đó thực hiện trám lại lỗ hổng bằng các vật liệu được dùng trong nha khoa không gây cộm cấn, khó chịu. Một vài vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là sứ, composite, xi – măng silicat,…
Mục đích chính của hoạt động này chính là phục hồi và bảo vệ cấu trúc răng thật. Hiện nay có hai phương pháp được nhiều người ưa chuộng đó chính là trám răng thông thường và trám mang tính thẩm mỹ. Bạn có thể cân nhắc các loại hình này sao cho phù hợp với tình trạng, mức độ sâu và nhu cầu của bản thân.
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Tiếp theo chính là phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Thủ thuật can thiệp này sẽ được chỉ định trong trường hợp chân răng của người bệnh quá yếu hoặc lỗ sâu rộng nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy răng.
Các nha sĩ sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán sẽ vệ sinh răng miệng, mài cùi và sử dụng mão răng sứ để bọc phần bên ngoài răng bị tổn thương. Phần mão răng sứ có độ cứng và khả năng chịu lực cao, phục hồi hoàn toàn cấu trúc và các chức năng của răng thật.
Bọc răng sứ sẽ giúp phục hình tối đa lại răng sâu, bảo vệ phần chân răng và tủy ở phía trong. Bởi vậy, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều đánh giá để quyết định xem răng của bạn có cần can thiệp bằng phương pháp này hay không.
Sâu răng có chữa được không? – Nhổ răng hoàn toàn
Nhổ răng hoàn toàn được xem là giải pháp cuối cùng người bệnh sẽ được áp dụng trong trường hợp xấu nhất. Đó là khi sâu răng đã tấn công mạnh mẽ và làm chết tủy. Khiến phần hàm bao bọc quanh khu vực chân răng bị viêm sâu vào xương vô cùng nguy hiểm.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn và tham khảo ý kiến của bạn. Giải pháp cuối cùng đó là buộc phải loại bỏ răng, nạo vét và tiến hành làm sạch ổ sâu. Quá trình thực hiện khá đau đớn nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ.
Những lưu ý cần nhớ khi chữa sâu răng
Để chữa trị sâu răng một cách an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Sâu răng khó có thể điều trị tại nhà một cách triệt để hoàn toàn. Do đó những mẹo chữa dân gian chỉ có tác dụng giảm bớt đau nhức, ngăn chặn sâu răng phát triển ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh muốn chữa khỏi hoàn toàn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa.
- Hướng điều trị sâu răng cần tuyệt đối tuân thủ theo lời khuyên cũng như hướng dẫn từ phía bác sĩ nha khoa. Việc sử dụng thuốc uống chữa trị hay can thiệp chuyên sâu cần được hết sức cân nhắc.
- Trong suốt quá trình chữa trị sâu răng, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình trị bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Hãy hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga, chất kích thích để tránh gây hại cho răng.
- Thường xuyên tái khám định kỳ theo đúng lịch đã được hẹn để đảm bảo răng của bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào bất thường. Nếu có, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp xử lý từ sớm để bảo vệ răng một cách tối đa.
- Nếu sau quá trình điều trị thông thường nhưng thấy bệnh không giảm bớt, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để được can thiệp sâu hơn. Hãy quyết định nhổ bỏ răng sâu khi đã quá nặng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “sâu răng có chữa được không” và địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ được những nguy hiểm khó lường của bệnh lý này, từ đó biết cách điều trị hiệu quả. Bạn cũng đừng quên đánh răng đều đặn mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám nhé!
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!