Trẻ 1 Tuổi Bị Hư Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Phòng Ngừa
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Khi trẻ 1 tuổi bị hư răng, có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Nguyên nhân [1]:
- Sâu răng sớm: Do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc uống sữa có đường trước khi ngủ mà không đánh răng.
- Chấn thương: Vết thương do va chạm hoặc tai nạn có thể làm hư răng.
- Kém vệ sinh: Răng miệng không được chăm sóc đúng cách dẫn đến viêm nướu và hư răng.
- Cách xử lý [2]:
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng cho trẻ bằng bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm có đường và đảm bảo trẻ ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Thăm khám bác sĩ: Đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề về răng.
- Phòng ngừa [3]:
- Chăm sóc răng miệng sớm: Bắt đầu đánh răng cho trẻ khi răng đầu tiên mọc lên.
- Tạo thói quen: Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
Việc điều trị sớm và chăm sóc đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn
Dấu hiệu và nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị hư răng
Tình trạng hư răng, sâu răng của bé ở giai đoạn đầu thường không có quá nhiều dấu hiệu. Bố mẹ chỉ phát hiện ra bệnh khi răng bé có những lỗ nhỏ, răng bị đen, đổi màu, lợi, nướu bị sưng đau. Vậy triệu chứng và nguyên nhân nào khiến trẻ 1 tuổi bị hư răng?
Cảnh báo dấu hiệu nhận biết bé 1 tuổi bị hư răng
Trong trường hợp bị sâu răng, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Bé cảm thấy đau đớn, khó chịu khi cắn, nhai thức ăn.
- Răng bé bị nhạy cảm khi ăn các loại thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Bé bị đau răng mà không có lý do cụ thể.
- Bé gặp tình trạng hôi miệng.
Nếu thấy bé có các dấu hiệu như trên, bố mẹ cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn giải pháp phù hợp nhất tránh để lâu dẫn tới hỏng men răng, phải nhổ bỏ.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị hư răng
Khi trẻ được 1 tuổi, số răng đã mọc của bé khá nhiều và cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, mòn men răng,… Lý do của tình trạng này là do:
- Do men răng bé bị yếu: Các bác sĩ cho biết, ngay trong giai đoạn hình thành mầm răng ở thai nhi, trẻ cũng có thể gặp một số khiếm khuyết về men răng nếu sức khỏe răng miệng của người mẹ gặp vấn đề khi mang thai. Khi men răng trẻ yếu, mỏng hơn bình thường, bé có thể dễ gặp phải các yếu tố gây mòn, mủn, sâu răng ở trẻ em từ sớm.
- Do vệ sinh không đúng cách: Ở bé 1 tuổi, dù có men răng khỏe bé vẫn có thể gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, mòn men răng do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Các bé thường thích ăn bánh kẹo, nước có gas,… nhưng chưa có ý thức, thói quen vệ sinh răng miệng. Điều này khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và tấn công men răng. So với răng vĩnh viễn, răng sứ thường có men răng, ngà răng mỏng hơn nên chịu sự tấn công kém hơn từ đó khiến bé dễ bị sâu răng và hỏng răng.
Trẻ bị sâu răng sớm có nguy hiểm không?
Sâu răng ở trẻ 1 tuổi tưởng chừng như bệnh lý đơn giản, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ nhưng thực tế lại gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Tình trạng trẻ 1 tuổi bị hư răng này nếu không được xử lý, điều trị kịp thời có thể gây ra một số vấn đề như:
- Gây đau nhức khó chịu: Sâu răng ở trẻ 1 tuổi gây ra các cơn đau dữ dội, khó chịu nhất là khi sâu răng lan xuống tuỷ, gây hoại tử tủy răng. Lúc này, bé có thể bị biếng ăn, lười bú, ăn uống không ngon miệng từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn phát triển quan trọng.
- Răng vĩnh viễn mọc lệch: Các bé thường thay răng khi được 6 tuổi. Nếu răng sữa bị hỏng, sâu sẽ phải nhổ bỏ từ sớm trước khi phải thay răng. Điều này có thể ảnh hưởng tới hướng mọc của răng vĩnh viễn, dẫn tới tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, khớp cắn bị lệch.
- Cấu trúc hàm phát triển kém: Răng sữa với cung hàm có vai trò vô cùng quan trọng, khi ăn nhai, lực ăn sẽ kích thích giúp xương hàm của bé phát triển ổn định, cân đối. Nếu răng sữa của bé bị hỏng sớm, xương hàm có thể kém phát triển và dẫn tới tình trạng sai lệch trong cấu trúc hàm.
Bé 1 tuổi bị sâu răng bố mẹ phải làm sao và phòng ngừa như thế nào?
Với bé 1 tuổi bị sâu, hỏng răng, bố mẹ cần có biện pháp xử điều trị đúng cách, kịp thời, tránh để lâu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Chăm sóc răng miệng và điều trị trẻ 1 tuổi bị hư răng
Khi trẻ nhỏ bị sâu răng sớm, cha mẹ có thể xử lý như sau:
- Nếu bé mới bị sâu răng, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc chấm sâu răng để ngăn ngừa tình trạng phát triển rộng sang các răng khỏe mạnh khác. Việc này cũng giúp sát khuẩn đồng thời giảm đau, ngăn tình trạng phát triển nặng hơn.
- Trong trường hợp sâu răng nặng, bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ mà không nên can thiệp bất cứ biện pháp nào. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra tư vấn về giải pháp phù hợp nhất.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ 1 tuổi
Nhằm tránh để tình trạng bé 1 tuổi gặp phải tình trạng sâu răng, hư răng, bố mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:
- Cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cua, sò, ốc, tôm cá,… trong quá trình mang thai nhằm cải thiện sức khỏe cho men răng của bé.
- Mẹ nên giữ tinh thần, trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, stress khi mang thai.
- Bố mẹ nên chú ý giữ vệ sinh răng miệng của bé ngay khi bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Có thể cho bé sử dụng nước muối ấm nhằm vệ sinh các mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng của bé.
- Nên cho bé tắm nắng thường xuyên nhằm giúp bé hấp thụ vitamin D từ đó hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể.
- Không để bé ngậm đồ ăn, đồ uống quá lâu trong miệng bởi đây là nguyên nhân khiến răng bé dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
- Bố mẹ nên cho bé kiểm tra răng miệng định kỳ để sớm phát triển các bệnh lý bất thường ở bé từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
- Lựa chọn nha khoa uy tín, tin cậy để đảm bảo chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt nhất.
Như vậy, bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về tình trạng trẻ 1 tuổi bị hư răng. Hư răng, sâu răng ở trẻ có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với bé do đó, các bậc phụ huynh nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trên răng bé cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.
THAM KHẢO:
- Bé bị sún răng phải làm sao? Bật mí cách chữa nhanh hiệu quả nhất
- Bé 2 Tuổi Bị Sâu Răng: Phụ Huynh Nên Làm Gì Để Chữa Trị Hiệu Quả?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!