Trẻ 6 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm Làm Gì Chữa Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát?
Trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác, bố mẹ không nên chủ quan. Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng và làm thế nào để điều trị triệt để? Dưới góc nhìn của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn khách quan và biết cách xử lý khi bé bị sâu răng.
Những nhân khiến trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm phổ biến nhất
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm đặc biệt là ở trong khoảng từ 4 – 6 tuổi. Đây là độ tuổi răng trẻ mới mọc, men răng còn yếu dễ bị xâm hại bởi các tác nhân bên ngoài. Chỉ cần bố mẹ lơ là trong việc vệ sinh răng miệng thì bé rất dễ bị sâu răng. Theo thống kê từ các đơn vị nha khoa uy tín, có nhiều nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà cha mẹ cần lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng kém, bố mẹ không hướng dẫn bé chải răng đúng cách, sau khi ăn và trước khi đi ngủ không súc miệng khiến vi khuẩn trú ngụ gây sâu răng.
- Chế độ ăn uống chưa khoa học, còn thiếu hụt các chất tốt cho sự phát triển của xương và răng như canxi, vitamin A, C…
- Cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt.
- Bên cạnh đó, việc cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng gây hại đến men răng, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tuổi bị sâu răng
Sâu răng ở trẻ em khi mới chớm sẽ không có những biểu hiện rõ rệt vì vậy bố mẹ nên theo dõi sức khỏe răng miệng của bé thường xuyên để phát hiện và cho bé điều trị kịp thời. Khi trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm, bé thường có một số biểu hiện cụ thể như:
- Bề mặt răng xuất hiện đốm trắng ngà hoặc đen, đặc biệt là ở vùng trung tâm. Sâu răng càng nặng thì màu sắc của đốm càng đậm và diện tích càng lớn.
- Trẻ có cảm giác đau nhức, ê buốt khi nhai thức ăn, uống nước lạnh hay cả khi huýt gió.
- Miệng bé có mùi hôi bất thường và không hết ngay cả sau khi đánh răng.
Hướng dẫn 3 cách chữa sâu răng cho bé 6 tuổi
Khi phát hiện trẻ bị sâu răng bố mẹ nên chữa trị ngay cho bé để tránh ổ sâu lây lan và làm ảnh hưởng tới các răng khỏe mạnh khác. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bé bố mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc đưa bé tới nha khoa điều trị tình trạng trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm, cụ thể:
Cải thiện sâu răng cho bé 6 tuổi bằng mẹo dân gian
Nếu trẻ mới bị chớm sâu răng, vết sâu chưa phá hủy men răng mà chỉ gây đau nhức, sưng lợi bao chân răng bố mẹ có thể giúp bé làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm, như vậy có thể làm giảm đến 90% các triệu chứng. Một số cách hỗ trợ chữa sâu răng tại nhà dễ thực hiện và có hiệu quả cao gồm có:
- Dùng vài tép tỏi ta, giã nát đắp lên răng bị sâu của bé, nếu bé cảm thấy khó chịu mẹ có thể vắt lấy nước cốt sau đó dùng tăm bông nhúng vào nước tỏi rồi chấm lên vị trí răng bị sâu.
- Lấy một nắm búp ổi non giã nát rồi bôi lên răng sâu của bé và vùng nướu lợi xung quanh sau 3 – 5 phút cho bé súc miệng lại bằng nước sạch, mỗi ngày làm 1 – 2 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ an toàn, trường hợp không có muối sinh lý mẹ có thể pha ¼ thìa cafe muối tinh với 1 cốc nước cho bé súc miệng và buổi sáng, tối hoặc sau khi ăn.
Các biện pháp cải thiện tình trạng sâu răng tại nhà gần như chỉ làm thuyên giảm các triệu chứng mà khó có thể điều trị tận gốc. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp.
Phương pháp nha khoa hiện đại chữa sâu răng cho trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm nên chữa bằng các phương pháp nha khoa hiện đại để giải quyết triệt để, giảm thiểu nguy cơ phát sinh các bệnh về răng miệng khác. Khi thăm khám nha sĩ sẽ xác định tình trạng, nguyên nhân gây sâu răng và gợi ý phương án phù hợp nhất. Để chữa sâu răng cho trẻ, nha khoa hiện đại áp dụng hai phương pháp chính đó là:
- Trám răng trẻ em: Trường hợp răng sâu chưa nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới cấu trúc hàm thì nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh khoang miệng, loại bỏ ổ viêm sâu và trám men lên bề mặt để che phủ vết sâu.
- Điều trị tủy và bọc răng: Khi răng bị sâu nặng, tủy bị viêm gây đau nhức liên tục thì giải pháp tốt nhất là điều trị tủy sau đó bọc hoặc chụp răng để bảo toàn chân răng cũ.
- Nhổ răng: Một số trường hợp trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm nghiêm trọng gây vỡ răng, chân răng không chắc có thể sẽ phải nhổ bỏ răng. Sau khi nhổ răng sâu nha sĩ sẽ tư vấn thêm các giải pháp để khắc phục tình trạng trống răng như làm cầu răng, trồng răng implant… để giúp bé không gặp khó khăn trong ăn uống và ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương hàm.
Khi trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm hoặc ở các độ tuổi, bệnh lý nha khoa khác, bố mẹ nên đưa bé đến các trung tâm nha khoa uy tín như Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid để điều trị.
Vidental Kid là đơn vị trực thuộc của hệ sinh thái nha khoa lớn nhất Việt Nam Vidental. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa cùng các máy móc, thiết bị nhập khẩu hiện đại. Vidental Kid đã tiếp nhận và điều trị cho hàng triệu trẻ em gặp phải các vấn để về răng miệng. Đặc biệt, Vidental Kid còn có nhiều chi nhánh trên toàn quốc, bố mẹ có thể tham khảo chi nhánh gần nhất để thuận tiện di chuyển.
Nha sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ 6 tuổi
Nếu được chăm sóc đúng cách răng của bé sẽ phát triển đều đẹp và không gặp phải các vấn đề như sâu răng hay viêm lợi. Để bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho trẻ, ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ cần chú ý hơn tới việc vệ sinh răng miệng tập cho trẻ các thói quen tốt như:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nước sẽ cuốn trôi bớt vi khuẩn trong khoang miệng giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
- Hướng dẫn bé chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng trẻ em.
- Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn được bán tại nhà thuốc cho bé súc miệng trước khi đi ngủ.
- Bố mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống thường ngày cho bé đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết đặc biệt là canxi, vitamin A, C…
- Không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước uống có ga, lượng đường có trong các đồ ăn này là tác nhân khiến vi khuẩn sâu răng hoạt động mạnh và bám lại trong khoang miệng, đặc biệt là khi ăn xong bé không xúc miệng ngay.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng cho bé, đưa trẻ tới nha khoa khám định kỳ 3 – 6 tháng để sớm phát hiện sâu răng và xử lý kịp thời.
Trẻ 6 tuổi bị sâu răng hàm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể lây lan sang các răng khác và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của bệnh để sớm có phương án xử lý đồng thời giữ vệ sinh răng miệng cho bé để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
THAM KHẢO:
- Nấm miệng ở trẻ em: Triệu chứng nhận biết và hướng điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!