Trẻ Bị Sâu Răng Ăn Vào Tủy: Chuyên Gia Chẩn Đoán Và Điều Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy là tình trạng hay gặp phải, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân có thể xuất phát tự sự chủ quan trong quá trình chăm sóc răng miệng của bé. Hiểu đúng và đủ về căn bệnh này sẽ giúp việc phòng ngừa và điều trị diễn ra thuận lợi nhất, giúp các bé giữ được bộ răng vĩnh viễn thẩm mỹ, đảm bảo khả năng ăn nhai. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng ăn vào tủy

Bác sĩ nha khoa cho biết tủy răng là khối tổ chức liên kết mạch máu, được bố trí nằm một cái hốc giữa răng gọi là hốc tủy răng. Tủy gồm tủy buồng và tủy chân, riêng tủy buồng sẽ được thông với tủy chân đồng thời thông với một tổ chức liên kết quanh cuống bởi lỗ cuống răng.

Hiện tượng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy là mô của tủy răng đã có phản ứng viêm, khiến tăng tưới máu, tạo áp lực nội thủy, dẫn tới chèn ép dây thần kinh, gây đau. Theo bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau đây.

Do sâu răng không được phát hiện và điều trị sớm

Tình trạng sâu răng ăn vào tủy hầu hết xuất phát từ việc các biểu hiện sâu răng thông thường không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Cha mẹ bận bịu với công việc, lơ là, không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khiến sâu răng không được ngăn chặn ở giai đoạn đầu.

Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Lâu dần, sâu răng tấn công vào trong tủy, đi qua ống ngà hoặc đi qua lỗ chân răng, tình trạng này được gọi là bệnh nha chu. Đánh giá chung đây là nguyên nhân chính khiến sâu răng ăn vào tủy của trẻ.

Do răng bị chấn thương

Chấn thương răng cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến bé rơi vào tình trạng viêm tủy răng. Tác động ngoại lực dễ khiến răng bé bị vỡ, gãy, thậm chí có thể làm chân răng bị chảy máu. Nếu như cha mẹ không để ý hoặc coi thường, không có biện pháp điều trị sớm có thể dẫn tới viêm tủy răng.

Triệu chứng và các cấp độ

Theo bác sĩ nha khoa, trẻ em bị sâu răng ăn vào tủy thường chia thành 4 cấp độ bệnh lý như sau;

  • Cấp độ 1 – Sâu men: Men răng sẽ bị các acid tấn công gây xuất hiện các đốm trắng ở trên bề mặt răng, thời gian sau đó chúng sẽ chuyên thành đốm đen. Giai đoạn này trẻ thường không cảm thấy đau hoặc ê buốt răng.
Sâu răng ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện
Sâu răng ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện
  • Cấp độ 2 – Sâu ngà: Vi khuẩn tấn công tới ngà răng khiến các bé có cảm giác đau, ê buốt khi sử dụng các loại thức ăn lạnh hoặc chua.
  • Cấp độ 3 – Viêm tủy cấp tính: Thời điểm này sẽ xuất hiện các lỗ sâu ở tủy răng và người mắc thường xuyên cảm thấy đau hoặc nhạy cảm ơn ở răng.
  • Cấp độ 4 – Chết tủy: Khi trẻ không được phát hiện và có biện pháp điều trị hiệu quả từ những giai đoạn trên thì sẽ chuyển sang giai đoạn 4. Khi đó, răng của bé sẽ bị chết tủy, bị thối, nhiễm trùng có thể đi vào xương gây viêm xương hàm rất nguy hiểm.

Cha mẹ cần có kiến thức để nhận biết tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy nhằm phát hiện sớm và kịp thời đưa trẻ tới gặp nha sĩ để được khám và điều trị. Những dấu hiệu để giúp nhận biết sớm tình trạng này thường là:

  • Răng bị đau thoáng qua khi có kích thích từ tác nhân quá nóng, quá lạnh, chua ngọt. Sau khi hết kích thích thì cơn đau vẫn còn kéo dài thêm một vài phút.
  • Các đơn đau nhức nhiều hơn, thành từng cơn, đặc biệt khi vận động mạnh hoặc về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút tới khoảng 2 giờ đồng hồ và hết đau đột ngột. Trẻ có thể bị đau dữ dội tại chỗ răng nhưng một số trường hợp cơn đau còn lan sang nửa đầu hoặc nửa mặt dưới.
  • Khi quan sát và thăm khám lỗ sâu, trẻ sẽ thấy đau, nếu chạm phải đoạn hở tủy sẽ khiến bé đau nhiều hơn.
  • Ở giai đoạn sau, răng bị đổi màu, chuyển sang xám đục khi nhìn qua lớp men răng.

Những nguy cơ khiến trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng tới tủy

Bất cứ vấn đề gì làm tăng nguy cơ sâu răng đều có thể làm tăng nguy cơ viêm tủy răng ở trẻ. Tuy nhiên, phần lớn những mối nguy xuất hiện từ việc chất lượng chăm sóc chưa tốt, thói quen vệ sinh không đúng, cụ thể như sau:

  • Trẻ nhỏ không được cha mẹ hướng dẫn vệ sinh răng miệng hoặc có thói quen chưa đúng như không đánh răng sau khi ăn hoặc không khám nha khoa thường xuyên.
Trẻ thường xuyên sử dụng thực phẩm có lượng đường cao sẽ có nguy cơ bị sâu răng ăn vào tủy
Trẻ thường xuyên sử dụng thực phẩm có lượng đường cao sẽ có nguy cơ bị sâu răng ăn vào tủy
  • Trẻ có chế độ ăn tiêu thụ đồ uống, thực phẩm có chứa lượng đường cao cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình sâu răng diễn ra nhanh hơn, nhanh chóng lan tới tủy.
  • Trẻ nhỏ vui chơi nhiều, những va đập, sang chấn có thể gia tăng nguy cơ sâu răng ăn vào tủy, viêm tủy. Một số bé chỉ bị va đập nhẹ nhưng liên tục và thường xuyên cũng có thể là yếu tố thúc đẩy đáng lưu ý.

Chẩn đoán tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy

Để xác định mức độ trẻ bị sâu răng, đã ăn vào tủy hay chưa và có biện pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đánh giá nguyên nhân, tình trạng và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Chẩn đoán ban đầu sẽ được đưa ra thông qua việc quan sát tình trạng. Tiếp sau đó, nha sĩ có thể chỉ định trẻ làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

Chụp X - quang là biện pháp thường được bác sĩ nha khoa chỉ định khi thăm khám
Chụp X – quang là biện pháp thường được bác sĩ nha khoa chỉ định khi thăm khám
  • Chụp X – quang: Biện pháp nhằm xác định mức độ sâu, đã có viêm răng hay chưa.
  • Thử nghiệm tủy: Mức độ tổn thương tủy răng của bé sẽ được đánh giá thông qua máy thử tủy răng bằng điện. Công cụ sẽ cung cấp một điện tích nhỏ tới tủy răng, nếu như bé cảm nhận được sự tích điện thì tủy răng vẫn có thể được coi là còn tồn tại và tình trạng sâu răng viêm tủy vẫn có thể phục hồi.

Cha mẹ cần bình tĩnh đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để thực hiện lần lượt chỉ định xét nghiệm cần thiết của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng hoang mang, lo lắng quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của bé.

Biện pháp hiệu quả giúp điều trị tình trạng sâu răng ăn vào tủy

Hiện nay, để điều trị tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, liệu có phục hồi được tủy răng hay không để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp sâu răng ăn vào tủy có thể hồi phục thì việc điều trị từ nguyên nhân có thể giúp giải quyết các triệu chứng đang gặp phải. Nếu răng đang bị sâu nhẹ, chưa tổn thương tới tủy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khu vực sâu, tiếp đó phục hồi bằng việc trám răng để phục hồi.
  • Trường hợp trẻ bị sâu răng ăn vào tủy không thể hồi phục, bác sĩ sẽ phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng phương pháp điều trị. Nếu có thể, răng của trẻ có thể được cứu bằng việc phẫu thuật cắt xung quanh. Phần tủy răng sẽ được lấy ra và vùng rỗng bên trong sẽ được sát trùng, trám bít lại.
Nhổ răng là giải pháp cuối cùng cho những bé bị sâu răng nghiêm trọng
Nhổ răng là giải pháp cuối cùng cho những bé bị sâu răng nghiêm trọng

Trong một vài trường hợp răng bé bị sún cụt viêm tủy, có thể toàn bộ chiếc răng sẽ được loại bỏ. Đây được gọi là phương pháp nhổ răng, khi răng của bé đã chết và không thể cứu được nữa.

Phòng tránh hiện tượng sâu răng ăn vào tủy

Thực tế, rất nhiều phụ huynh có suy nghĩ chủ quan là răng sữa có thể được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên rất lơ là việc chăm sóc răng miệng cho các bé. Tuy nhiên, sự lơ là này rất có thể là nguyên nhân khiến bé bị các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, trong đó điển hình là tình trạng sâu răng ăn vào tủy.

Vì thế, theo các chuyên gia của Vidental Kid, ngay từ khi trẻ con nhỏ, bố mẹ cần rèn luyện cho con thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách, cụ thể các giải pháp cần được thực hiện như sau:

Cha mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên
Cha mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh khoang miệng thường xuyên, tối thiểu 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối.
  • Nên chọn lựa cho con bạn loại bàn chải với lông mềm, kem đánh răng đúng với lứa tuổi.
  • Với trẻ nhỏ chưa biết đánh răng, bố mẹ nên sử dụng gạc ẩm để lau sạch răng cho bé sau khi ăn.
  • Cha mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng các loại thức ăn có chứa lượng đường cao như kẹo, nước ngọt. Lý do là bởi đường chính là nguyên nhân gây sâu răng và hàng loạt các vấn đề khác.
  • Nên đưa bé đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, từ đó có giải pháp khắc phục, điều trị sớm, tránh biến chứng ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của bé sau này.

Ở trẻ nhỏ, thói quen tự giác vệ sinh, chăm sóc răng miệng còn rất kém. Do đó, bố mẹ nên chú ý tới con em mình, xây dựng các thói quen tốt, đồng thời loại bỏ những hành vi chưa tốt, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng. Chỉ có như thế, bé con nhà bạn mới có thể sở hữu hàm răng thật sự chắc khỏe.

Địa chỉ điều trị bệnh lý sâu răng cho trẻ an toàn, chất lượng

Thực tế, các vấn đề về răng miệng ở trẻ nhỏ là rất phổ biến, đặc biệt là tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Rất nhiều bậc cha mẹ bất ngờ và lo lắng khi phát hiện con em mình rơi vào tình trạng này. Việc cần làm ngay là đưa bé tới các phòng khám nha khoa, cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm khám.

Vidental Kid là địa chỉ được nhiều phụ huynh đánh giá cao về chất lượng dịch vụ
Vidental Kid là địa chỉ được nhiều phụ huynh đánh giá cao về chất lượng dịch vụ

Hiện nay, Vidental Kid là cái tên được nhiều khách hàng đánh giá cao với hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng dịch vụ chăm sóc cẩn trọng, chu đáo. Dù chỉ ra mắt và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng Vidental Kid đã mang đến sự ấn tượng cho đông đảo phụ huynh bởi quy trình điều trị nhanh chóng, chất lượng thăm khám dịch vụ tuyệt vời.

Đặc biệt, để đảm bảo tính chuyên biệt trong việc điều trị các vấn đề răng miệng của trẻ nhỏ, đơn vị thường xuyên cập nhật những công nghệ nha khoa mới nhất. Hệ thống máy móc nhập khẩu từ các thương hiệu quốc tế, đảm bảo hỗ trợ tối đa vào công tác khám, điều trị.

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ nói trên, tin chắc rằng trong thời gian tới, Vidental Kid sẽ trở thành địa điểm thăm khám uy tín, chất lượng cao, được nhiều quý phụ huynh yêu thích, lựa chọn hơn nữa.

Sâu răng ăn vào tủy là tình trạng diễn ra ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tác động xấu tới bộ răng vĩnh viễn của bé, vì thế việc thăm khám, điều trị cần được thực hiện càng sớm, càng tốt.

Dịch vụ

Câu hỏi thường gặp

Khi em bé ăn kẹo bị sâu răng, 3 nguyên nhân chủ yếu là do [1]:

  • Tác động của đường: Đường trong kẹo tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành axit làm hỏng men răng, gây sâu răng.
  • Tác hại của kẹo dính: Kẹo dính dễ bám vào răng và khó làm sạch, làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Chăm sóc răng miệng không đủ: Nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không đúng cách, sự tích tụ mảng bám có thể dẫn đến sâu răng.

Cách xử lý và phòng ngừa [2]:

  • Vệ sinh răng miệng: Đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa khi cần.
  • Hạn chế kẹo: Giảm lượng kẹo và thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ.
  • Thăm khám nha sĩ: Đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.

Khi bé 3 tuổi bị sâu răng, tình trạng này thường do các nguyên nhân sau:

  1. Nguyên nhân [1]:
    • Chế độ ăn uống: Sử dụng quá nhiều thực phẩm có đường, đặc biệt là kẹo, nước ngọt, và sữa có đường.
    • Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên hoặc không đúng cách làm tăng nguy cơ sâu răng.
    • Thói quen ngậm bình sữa: Ngậm bình sữa có đường trước khi ngủ mà không đánh răng có thể gây sâu răng.
  2. Triệu chứng [2]:
    • Đau nhức: Bé có thể than phiền về đau nhức hoặc khó chịu ở răng.
    • Vết đổi màu: Răng có thể xuất hiện các vết đổi màu, đen hoặc lỗ trên răng.
  3. Cách xử lý [3]:
    • Chăm sóc răng miệng: Đánh răng cho bé hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành cho trẻ em.
    • Thăm khám nha sĩ: Đưa bé đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề sâu răng.
    • Chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm lượng thực phẩm chứa đường và đảm bảo bé ăn đủ chất dinh dưỡng.
  4. Phòng ngừa [4]:
    • Hình thành thói quen vệ sinh: Đảm bảo đánh răng cho bé đúng cách và thường xuyên.
    • Hạn chế đồ ngọt: Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng và hạn chế thực phẩm có đường.

Việc chăm sóc răng miệng sớm và thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé và ngăn ngừa sâu răng.

Khi trẻ bị sâu răng sữa, việc đầu tiên là đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
 
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng cho trẻ:
  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày, đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống như giảm lượng thực phẩm và đồ uống có đường, cũng góp phần ngăn ngừa sâu răng.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, hãy hình thành thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm và đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ. Những biện pháp này giúp xử lý sâu răng sữa hiệu quả và duy trì sức khỏe răng miệng của trẻ.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 giai đoạn của quá trình sâu răng

Quá Trình Sâu Răng Trải Qua Mấy Giai Đoạn? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có tỉ lệ mắc phải rất cao ở nước ta. Vậy quá trình sâu răng diễn ra như...

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý phổ biến, dễ gặp phải hiện nay

Hôi Miệng Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý Hiệu Quả

Hôi miệng dạ dày là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay, không chỉ gây ảnh hưởng tới hơi thở mà còn tác...

Lá húng quế có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh trong đó có sâu răng

Mẹo Dùng Lá Húng Quế Chữa Sâu Răng Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền cách dùng lá húng quế chữa sâu răng ngay tại nhà. Vậy người bị sâu răng nên...

Nước súc miệng thảo dược Thanh Mộc Hương được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Review Sản Phẩm Nước Súc Miệng Trị Sâu Răng Thanh Mộc Hương

Nước súc miệng sâu răng Thanh Mộc Hương là một trong những sản phẩm chăm sóc răng miệng được nhiều người lựa chọn tin dùng...

Sâu răng hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống của bạn

Sâu Răng Hôi Miệng: Hiểu Đúng Nguyên Nhân Để Điều Trị TRIỆT ĐỂ

Sâu răng hôi miệng là tình trạng mà nhiều người hiện nay gặp phải, khiến bạn tự ti trong vấn đề giao tiếp và ảnh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo