Nấm Lưỡi Gây Hôi Miệng
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Nấm lưỡi là tình trạng trên bề mặt lưỡi và bên trong khoang miệng xuất hiện những mảng bợn trám bám dai, chắc, có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu. Nếu không có biện pháp xử lý, bệnh gây ra tâm lý tự ti, e ngại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng [1].
Nấm lưỡi gây hôi miệng có nguyên nhân do vệ sinh răng miệng không kỹ, thói quen hút thuốc lá, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc phải sử dụng thuốc hen suyễn trong thời gian dài [2].
Bệnh nhân bị nấm lưỡi có thể xử lý bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ [3].
Nấm lưỡi gây hôi miệng có nguy hiểm không?
Nấm lưỡi có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải xử lý từ sớm. Trước hết nấm lưỡi gây hôi miệng khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, chất lượng cuộc sống, về lâu dài còn ảnh hưởng đến tâm lý.
Ngoài ra, nấm miệng hoàn toàn có khả năng lây lan từ lưỡi hoặc vòm họng xuống các cơ quan nội tạng bên trong, đặc biệt là dạ dày. Do đó người bệnh thường có cảm giác khó chịu khi ăn uống, tăng độ nhạy cảm ở lưỡi khiến bộ phận này dễ chảy màu. Đặc biệt nếu không kiểm soát được độ lây lan của nấm, khuẩn hại, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm nấm toàn thân, bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Tại sao nấm lưỡi gây hôi miệng?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm lưỡi bị hôi miệng, tưa miệng thường gặp gồm:
- Người bệnh đeo răng giả không vệ sinh thường xuyên.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng.
- Đối tượng sử dụng kháng sinh với liều cao trong thời gian dài thường có nguy cơ mắc nấm lưỡi hôi miệng cao.
- Những người thường xuyên hút thuốc như thuốc lá, thuốc lào.
- Người bị bệnh hen suyễn phải sử dụng thuốc corticosteroid trong khoảng thời gian dài.
Ngoài một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh nấm lưỡi gây hôi miệng, hiện tượng này còn thường gặp ở những bệnh nhân mắc một số căn bệnh như:
- HIV/AIDS: Người nhiễm HIV thường có hệ miễn yếu khiến nấm miệng có điều kiện phát triển. Bên cạnh nấm lưỡi hôi miệng, người nhiễm HIV còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh khác.
- Ung thư: Khi áp dụng các phương pháp điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị, hệ miễn dịch của người bệnh thường trở nên suy yếu. Đây được xem là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bị nấm lưỡi gây hôi miệng.
- Người mắc bệnh đái tháo đường: Trong nước bọt của người bệnh thường có chứa một lượng đường lớn. Chúng có nguy cơ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển dẫn đến nấm lưỡi gây hôi miệng.
THAM KHẢO: Trẻ Bị Nấm Miệng Phải Làm Sao? 3 Phương Pháp Điều Trị Triệt Để
Biện pháp xử lý nấm lưỡi gây hôi miệng
Nấm lưỡi gây hôi miệng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Bởi thế, người bệnh cần tìm kiếm cho mình giải pháp điều trị bệnh hiệu quả tận gốc ngay khi bệnh vừa khởi phát. Dưới đây là một số cách thức điều trị tại nhà mà các bạn có thể tham khảo.
Xử lý nấm lưỡi hôi miệng tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể xử lý nấm lưỡi gây hôi miệng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên:
Sử dụng baking soda (natri bicarbonat)
Baking soda được xem là giải pháp chữa nấm miệng hiệu quả đối với bệnh nhân đeo răng giả. Dưới tác động của Natri bicarbonat, nấm Candida albicans trên nền nhựa acrylic sẽ được tiêu diệt hoàn toàn cũng như giúp khử trùng răng giả hàng ngày.
- Chuẩn bị: ½ thìa cafe baking soda, 200ml nước ấm.
- Cách thực hiện: Pha baking soda với nước ấm đã chuẩn bị, súc miệng thật sạch trong vài phút rồi nhổ đi. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị nấm lưỡi gây hôi miệng với sữa chua
Mặc dù sữa chua không có tác dụng tiêu diệt nấm Candida nhưng vẫn thường được dùng để chữa nấm miệng. Bởi lẽ theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, đây là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể. Khi ăn nhiều sữa chua, hệ vi sinh trong khoang miệng sẽ được thiết lập lại cũng như duy trì trạng thái cân bằng. Từ đây, sự phát triển của nấm bị kìm hãm và giảm bớt khả năng gây bệnh trên người.
Bên cạnh đó, sữa chua còn là thực phẩm mềm mịn và thơm ngon nên rất dễ ăn. Với người bệnh nấm miệng, khi cổ họng đang khó nuốt, đau xót, đây chắc chắn sẽ là thức ăn vô cùng phù hợp.
Tuy nhiên khi sử dụng, bạn nên chú ý lựa chọn sữa chua không đường. Các sản phẩm có đường có thể sẽ cung cấp môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng điều trị.
XEM THÊM: Tổng Quan Về Bệnh Nấm Lưỡi Bản Đồ Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
Sử dụng nước chanh
Nước chanh từ lâu đã được biết đến với công dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm hiệu quả. Đặc biệt các tài liệu nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân HIV đã chỉ ra rằng, nước chanh cho hiệu quả tốt hơn thuốc tím gentian trong điều trị nấm miệng.
- Chuẩn bị: ½ quả chanh, 1 cốc nước ấm.
- Cách thực hiện: Vắt chanh vào nước ấm rồi súc miệng hoặc uống hàng ngày. Bạn tuyệt đối không dùng chanh trực tiếp khi chưa pha loãng bởi với tính acid, nước chanh có thể gây xót và kích ứng, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp tiêu đen
Trong tinh bột nghệ có chứa hàm lượng cao chất curcumin – hoạt chất kháng nấm, chống viêm rất hiệu quả. Khi kết hợp dùng cùng hạt tiêu đen, thành phần piperine trong gia vị này sẽ giúp tăng cường hiệu quả kháng nấm của curcumin lên gấp nhiều lần. Bởi vậy, hai nguyên liệu nói trên thường được kết hợp để tạo điều trị nấm miệng tại nhà cho người bệnh.
- Chuẩn bị: ½ thìa tinh bột nghệ, 1 ít hạt tiêu đen nghiền nhỏ.
- Cách thực hiện: Pha nguyên liệu với 1 chút nước nóng rồi thoa đều hỗn hợp lên bề mặt lưỡi và những vùng bị nấm trong khoang miệng.
Dùng giấm táo
Với những người sử dụng răng giả không khít hoặc không được vệ sinh đúng cách. Đây chính là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Trong trường hợp này, giấm táo là lựa chọn phù hợp bạn nên lựa chọn.
- Chuẩn bị: 1 thìa giấm táo, 1 cốc nước ấm.
- Cách thực hiện: Pha giấm táo vào nước, súc miệng tối thiểu 15 giây rồi nhả ra.
Mặc dù nhiều người cho rằng việc súc miệng trực tiếp bằng dung dịch giấm không pha loãng sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế tính acid của giấm sẽ khiến khoang miệng đau rát và khó chịu nên bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này.
Trẻ Bị Nấm Miệng Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
Dùng thuốc
Thông thường, sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ, nguyên nhân nấm lưỡi gây hôi miệng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp nấm lưỡi là:
- Thuốc chống nấm: Thuốc chống nấm dạng xịt hoặc dung dịch súc miệng được dùng cho bệnh nhân bị nấm lưỡi nhẹ, nấm khu trú trong khoang miệng, có tác dụng tiêu diệt vi nấm, ức chế sự phát triển của chúng, làm sạch khoang miệng và kích thích làm lành các mô bị tổn thương. Nếu bị nấm lưỡi mức độ nặng, đã lây lan trên diện rộng, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc chống nấm toàn thân, sử dụng kéo dài trong khoảng 2 tuần, phổ biến có thể kể đến như: Clotrimazol, Miconazol, Fluconazol, Nystatin, Amphotericin B,...
- Thuốc trị hôi miệng: Với những người bệnh đã chăm sóc răng miệng kỹ hoặc dùng thuốc nhưng tình trạng hôi miệng không giảm sẽ được chỉ định dùng thuốc trị hôi miệng nhằm cải thiện hơi thở thơm mát, giảm mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng có tác dụng chống nấm, kháng viêm, diệt khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Tại sao nên điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng tại ViDental Kid?
ViDental Kid là địa chỉ đáng tin cậy để bạn xử lý tình trạng nấm lưỡi gây hôi miệng:
- Các bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm, từng tu nghiệp tại nước ngoài, có khả năng xử lý tốt bệnh lý nha khoa cho trẻ nhỏ.
- Bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, hạn chế xâm lấn, không đau nhức hay chảy máu, đảm bảo đạt hiệu quả cao, không tái phát.
- Quy trình điều trị nấm lưỡi được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp, chú trọng vô trùng, khử khuẩn tất cả thiết bị, dụng cụ, không gây biến chứng nguy hiểm.
- Chi phí dịch vụ tại ViDental Kid tương xứng với chất lượng khách hàng nhận được, đặc biệt có cam kết về hiệu quả điều trị và bảo hành cho một số dịch vụ nhất định.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Một số thắc mắc liên quan đến nấm lưỡi hôi miệng
Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh vì nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Món ăn trẻ cần kiêng khi bị nấm miệng: Thực phẩm nhiều đường và tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo [1].
- Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng: Sữa chua, nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ, nước chanh [2].
- Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt tại nhà và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để giúp con đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng [3].
Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida albicans với các dấu hiệu như bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi của trẻ xuất hiện những mảng trắng [1]. Lúc này ba mẹ có thể áp dụng các cách như dùng rơ lưỡi, sử dụng sữa chua không đường hoặc thuốc đã được bác sĩ kê [2]. Để tránh gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần đảm bảo các vật dụng khi tiếp xúc với bé sạch sẽ, vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển [3].
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!