Niềng răng xong bị móm? Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh hiệu quả

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Niềng răng xong bị móm là một trong những biến chứng dễ bắt gặp nhất của quá trình chỉnh nha. Biến chứng này không chỉ làm thay đổi kết cấu khuôn mặt, mà còn ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng bị móm? Và làm sao để phòng tránh, khắc phục khi gặp phải tình trạng này?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm

Bất cứ phương pháp chỉnh nha nào đều tồn tại những rủi ro không mong muốn. Niềng răng cũng không ngoại lệ bởi nó rất dễ gây ra biến chứng điển hình là móm. Tình trạng này là một trong những thất bại lớn của kỹ thuật niềng, khiến người thực hiện không đạt được kết quả như mong đợi và cảm thấy tự ti khi giao tiếp, nói chuyện với người khác.

Niềng răng xong bị móm là thất bại vô cùng lớn của kỹ thuật chỉnh nha
Niềng răng xong bị móm là thất bại vô cùng lớn của kỹ thuật chỉnh nha

Lý giải nguyên do dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm phải kể đến những tác nhân điển hình sau:

Do tay nghề chuyên môn của bác sĩ thực hiện không tốt

Kiến thức chuyên môn còn quá yếu, không có năng lực tính toán và nắm bắt được tiến triển di chuyển của răng là nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm. Trong quá trình thực hiện việc gắn các cụ khí như mắc cài, dây cung hay chun buộc có thể bị sai lệch nếu chuyên môn của bác sĩ không tốt. Đặt biệt với những kỹ thuật niềng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như niềng mắc cài mặt trong, niềng răng tự buộc,…

Mặt khác, tay nghề kém cũng có thể gây sai sót khi tác động lực lên các dụng khí và khung hàm. Đôi khi là lực tác động quá lớn, đôi khi lại không đủ lực siết và kéo hàm răng.

Trong quá trình niềng, nếu lực tác động lên thân răng quá lớn sẽ khiến răng bị chèn ép và suy yếu đi, thậm chí là khiến gãy rụng. Ngược lại, việc tác dụng khí lực quá nhỏ có thể gây lỏng lẻo niềng, làm tuột mắc cài khi đeo niềng hoặc không đủ lực để làm răng di chuyển về vị trí cân bằng. Lúc này, việc lực không được tác động đồng đều trên răng sẽ dẫn đến răng bị xô lệch và cuối cùng làm hàm dưới chìa ra, gây móm sau niềng.

TÌM HIỂU: Dây Cung Niềng Răng – Khí cụ chỉnh nha quan trọng giúp định hình răng.

Niềng răng xong bị móm do không có phác đồ điều trị cụ thể

Trong mọi kỹ thuật điều trị, bao gồm cả chỉnh nha nha khoa, việc lên một phác đồ điều trị cụ thể với những mốc thời gian điều chỉnh siết niềng có ảnh hưởng quyết định đến kết quả điều trị sau cùng. Việc siết niềng răng nếu không được lên kế hoạch chính xác, rõ ràng có thể khiến răng khi chưa được ổn định đã bị tác động tiếp hoặc vượt quá thời điểm điều chỉnh siết niềng tiếp gây tốn kém thời gian.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây móm sau khi niềng này thường rất hiếm xảy ra tại các cơ sở nha khoa uy tín. Mà chúng chủ yếu xảy ra khi người niềng thực hiện tại các cơ sở “chui”, kém chất lượng. Do đó, hãy tìm kiếm và lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để tránh tình trạng niềng răng bị móm.

GỢI Ý:

Do người bệnh không tuân thủ chỉ định từ nha sĩ

Một trong những nguyên nhân chính khác dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm chính là do bản thân người bệnh. Việc không tuân thủ đúng các chỉ định từ nha sĩ trong thời gian đeo niềng sẽ khiến răng bị xô lệch sai vị trí, lâu dần sẽ khiến hàm dưới dô ra, gây móm sau niềng.

Ngoài ra, những thói quen xấu trong quá trình niềng răng như ăn những thực phẩm cứng hoặc quá dai ngay sau khi niềng răng, hoặc vệ sinh răng miệng qua loa, không đúng cách. Điều này khiến các cụ khí của hệ thống niềng không còn chắc chắn, làm giảm lực kéo, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

GỢI Ý: Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Quá Trình Dịch Chuyển Của Răng.

Những thói quen xấu trong ăn uống có thể làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng
Những thói quen xấu trong ăn uống có thể làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng

Do răng và cấu trúc xương hàm

Nguyên nhân nguy hiểm và phức tạp nhất gây ra tình trạng móm sau khi niềng răng chính là do răng và cấu trúc xương hàm. Điều này có nghĩa là hàm răng của người bệnh đã móm sẵn trước đó nhưng cụ thể sau khi niềng mới lộ diện hẳn hoặc móm trước đó nhưng niềng không cải thiện được.

Nếu là người đang mắc phải tình trạng này, mọi người cần được chỉ định phẫu thuật xương hàm. Bởi chỉ có phương pháp này mới có thể khắc phục được tình trạng dị dạng xương hàm và ngăn chặn móm sau khi niềng răng.

KHÁM PHÁ: Niềng Răng Móm Có Thực Sự Hiệu Quả Không?

Cách khắc phục tình trạng móm răng sau khi niềng

Biến chứng răng móm sau khi niềng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên nếu không may gặp phải tình trạng này, mọi người hãy ngay lập tức tìm đến phòng khám nha khoa và yêu cầu tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến chứng đó, để tìm hướng khắc phục phù hợp nhất.

Thông thường, sau khi niềng răng nếu gặp phải biến chứng xấu, bác sĩ sẽ chỉ định người niềng răng thực hiện một số điều sau đây:

  • Tiến hành kiểm tra và chụp X-quang để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị móm sau khi niềng răng.
  • Với trường hợp bị móm do thay đổi cấu trúc xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt xương hàm dưới để đẩy lùi hàm dưới bị dôi ra vào bên trong. Quá trình này giúp đảm bảo được cấu trúc xương hàm được cân đối lại, đưa hai hàm về đúng vị trí khớp cắn, ngăn chặn tình trạng khuôn mặt bị biến dạng, mất cân đối.
Phẫu thuật cắt xương hàm dưới do thay đổi cấu trúc xương hàm
Phẫu thuật cắt xương hàm dưới do thay đổi cấu trúc xương hàm
  • Với trường hợp bị móm xuất phát từ sai sót trong quá trình niềng răng và chăm sóc răng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện niềng răng lần hai. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng tiên tiến, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ trong quá trình niềng vừa mang lại hiệu quả điều chỉnh răng vượt trội. Một số phương pháp niềng răng được khuyến khích như niềng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng trong suốt,…
  • Với trường hợp nghiêm trọng nhất là bị móm do cả răng và cấu trúc hàm, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định áp dụng kết hợp niềng răng và phẫu thuật. Trong đó, niềng răng giúp nắn chỉnh răng thẳng, đều hơn còn phẫu thuật để loại bỏ sự mất cân đối cấu trúc hàm do móm.

Để thực hiện khắc phục biến chứng móm sau khi niềng răng, mọi người có thể lựa chọn điều trị tại địa chỉ nha khoa ban đầu hoặc tìm kiếm các cơ sở tay nghề cao hơn. Tuy nhiên, mọi người cần nghiên cứu thật kỹ về các phương pháp cải thiện và tham khảo tư vấn từ các chuyên gia để đưa ra quyết định điều chỉnh răng phù hợp nhất về cả kinh tế cũng như hiệu quả của liệu trình.

ĐỌC THÊM: Mắc Cài Tự Đóng Và Mắc Cài Thường – Nên Lựa Chọn Loại Nào?

Cách phòng tránh tình trạng niềng răng xong bị móm hiệu quả nhất

Niềng răng xong bị móm là điều mà không ai mong muốn nó xảy ra với mình. Để tránh phòng tránh rủi ro này, giải pháp tốt nhất cho mọi người đó là lựa chọn một địa chỉ phòng khám Răng Hàm Mặt đạt chuẩn, đảm bảo uy tín, chất lượng.

Để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất trong tìm kiếm và lựa chọn phòng khám nha, mọi người có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá các cơ sở niềng răng uy tín sau đây:

  • Lựa chọn cơ sở nha khoa có bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi: Theo nghiên cứu tay nghề của bác sĩ điều trị chỉnh nha quyết định đến 70% độ thành công của ca niềng. Các bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm sẽ có kỹ năng linh hoạt trong xử lý các răng khiếm khuyết cũng như các vấn đề phát sinh khác trong quá trình niềng. Tay nghề bác sĩ cao cũng giúp ca niềng răng diễn ra nhanh chóng, chính xác và hạn chế đau nhức về sau cho bệnh nhân.
Chọn cơ sở nha khoa có bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi giúp phòng tránh móm sau khi niềng
Chọn cơ sở nha khoa có bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi giúp phòng tránh móm sau khi niềng
  • Lựa chọn phòng khám nha khoa có hệ thống trang bị hiện đại: Hệ thống trang thiết bị, công nghệ có tân tiến, hiện đại hay không cũng là một tiêu chí để đánh giá độ uy tín của một phòng khám nha. Bởi hệ thống trang bị nha khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian điều trị và độ chính xác trong chế tạo niềng tương thích với răng.
  • Nguồn nguyên vật liệu khí cụ đảm bảo: Các vật liệu phục vụ cho quá trình điều trị niềng răng cần đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt  và được khử trùng hoàn toàn trước khi niềng để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo sức khỏe răng miệng sau khi niềng.
  • Hợp đồng niềng răng và chính sách bảo hành tốt: Hợp đồng niềng và chính sách bảo hành cũng là tiêu chí quan trọng để đưa ra quyết định chọn lựa một phòng khám nha khoa chỉnh nha. Bởi đây là nội dung căn cứ cho quyền lợi của người niềng răng và các cam kết về kết quả điều sau điều trị từ cơ sở niềng răng.
  • Dịch vụ điều trị tốt, đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ tốt: Một phòng nha uy tín sẽ có đội ngũ nhân viên, y bác sĩ nhiệt tình, tận tâm giúp người niềng răng nắm rõ các thủ tục, quy cách chăm sóc, chế độ ăn uống khi niềng răng, vệ sinh răng miệng và nhắc nhở lịch tái khám định kỳ để kết quả niềng đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những giải đáp về nguyên nhân gây ra tình trạng móm răng sau khi niềng cùng cách khắc phục và phòng tránh hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn đọc tìm ra được giải pháp tối ưu nhất cho tình trạng răng miệng của mình.

NỘI DUNG HỮU ÍCH LIÊN QUAN:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo