Các câu hỏi thường gặp
Niềng Răng Móm Mất Bao Nhiêu Tiền, Nên Niềng Loại Nào Tốt?
Chi phí niềng răng móm dao động từ 25 triệu đến 150 triệu đồng, tùy thuộc vào phương pháp và các yếu tố liên quan.
- Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: 25 - 50 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ: 45 - 80 triệu đồng.
- Niềng răng mặt trong: 80 - 120 triệu đồng.
- Niềng răng Invisalign: 70 - 150 triệu đồng.
Niềng Răng Có Bị Hô Lại Không? Giải Đáp Nha Khoa Thú Vị Cho Bạn
Sau khi niềng răng tình trạng hô lại vẫn có thể xảy ra [1]. Nguyên nhân có thể do bác sĩ thực hiện tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, tình trạng răng xác định sai trước khi niềng, thời gian tháo niềng không đúng,...[2] Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được kiểm tra, tư vấn và có thể thực hiện niềng lần 2 [3]. Vì vậy nên trong quá trình đeo niềng, bạn nên tuân thủ những lưu ý của bác sĩ, đeo hàm duy trì, chăm sóc răng miệng đúng cách [4].
Nướu Răng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp
Nướu răng hay lợi là bộ phận của niêm mạc miệng, bao bọc quanh xương ổ răng và ôm, đồng thời ôm sát cổ răng, kéo dài từ cổ răng đến vị trí tiếp hợp của niêm mạc di động ở đáy hành lang miệng [1].
- Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, cấu tạo chắc chắn, trong trường hợp bị bệnh nướu có màu đỏ thẫm, dễ chảy máu, xuất hiện nhiều mảng bám cao răng, có dịch mủ chảy ra với mùi hôi khó chịu.
- Cấu tạo của nướu răng gồm: Nướu tự do - nướu rời, nướu dính, dây chằng nướu [2].
- Chức năng của bộ phận này đó là giúp răng đứng vững trong ổ xương răng, nâng đỡ các răng chắc chắn, tránh nguy cơ răng lung lay, gãy rụng [3].
- Nếu không được chăm sóc đúng cách, nướu răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh nha chu, từ đó lợi bị phá hủy, không còn bám chắc trên bề mặt chân răng. Để khắc phục có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà hoặc điều trị dứt điểm tại nha khoa [4].
Răng Khấp Khểnh Nhiều Có Bọc Sứ Được Không?
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lên sai hướng hoặc sai vị trí so với răng bình thường. Tình trạng này làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và suy giảm chức năng ăn nhai [1]. Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng cho những người có tình trạng răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ [2]. Hơn hết, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tiến hành bọc sứ chuẩn y khoa, mang lại hiệu quả cao nhất [3].