Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Theo các tài liệu nghiên cứu, viêm nha chu là bệnh phổ biến nhất của vùng răng miệng. Bệnh thường xuất hiện ở người niềng răng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chỉnh nha của người bệnh. Nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh này, đặc biệt là niềng răng bị tụt lợi, những thông tin dưới đây sẽ là điều mà bạn không thể bỏ lỡ.

Tụt lợi là gì? Dấu hiệu niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi là khái niệm để chỉ hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới. Từ đây điều này sẽ khiến cho phần thân răng bị hở ra ngoài. Trong một số trường hợp, tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở nhiều răng hoặc cả hàm trên và dưới.

Theo các bác sĩ nha khoa, tụt lợi có thể chia thành 2 loại:

  • Tụt lợi nhìn thấy được: Bạn có thể dễ dàng quan sát phần lợi bị tụt bằng mắt thường.
  • Tụt lợi không nhìn thấy được: Phần này thường được che phủ bởi lợi và chỉ đo được bằng cây thăm dò quanh răng tại vị trí bám dính của biểu mô.
Tụt lợi là hiện tượng có thể nhận biết thông qua việc quan sát
Tụt lợi là hiện tượng có thể nhận biết thông qua việc quan sát

Khi bị tụt lợi, người bệnh thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:

  • Lợi sưng đỏ kèm theo cảm giác đau và khó chịu.
  • Chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc khi vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa.
  • Hơi thở có mùi khó chịu và phần lợi bị rút lại rõ rệt, răng lung lay.
  • Đôi khi có thể bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn đau đớn, ê buốt khi ăn uống.

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Về việc tại sao niềng răng lại bị tụt lợi, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này tiêu biểu gồm:

Sau niềng răng bị hở chân răng

Đây là nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi phổ biến hơn cả. Sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn bình thường rất nhiều do răng bị gắn mắc cài. Bởi thế nhiều người thường không kiên nhẫn và vệ sinh răng miệng một cách qua loa.

Việc niềng răng không đúng cách là nguyên nhân gây tụt lợi
Việc niềng răng không đúng cách là nguyên nhân gây tụt lợi

Điều này vô tình khiến các mảng bám, thức ăn thừa bám lại trên răng không được làm sạch và tạo thành các mảng bám cao răng. Sau một thời gian, nướu sẽ bị sưng, viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng.

Đánh răng không đúng cách khiến niềng răng bị tụt lợi

Trong khi niềng răng, nhiều người thường có suy nghĩ sử dụng bàn chải lông cứng và đánh răng mạnh tay sẽ giúp răng được sạch hơn. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi việc làm này sẽ vô tình làm tổn thương đến nướu. Khi nướu bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng sưng, chảy máu và gây ảnh hưởng đến lợi gây ra tụt lợi.

Niềng răng bị tụt lợi do ảnh hưởng của vệ sinh răng miệng chưa đúng
Niềng răng bị tụt lợi do ảnh hưởng của vệ sinh răng miệng chưa đúng

Thực tế tại Việt Nam, hầu như mọi người đều chưa xác định được chăm sóc răng miệng như thế nào mới thực sự hiệu quả. Đặc biệt bạn cần phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn trong khi điều trị chỉnh nha. Việc làm sạch răng đúng cách sẽ ngăn chặn tình trạng niềng răng bị tụt lợi tốt nhất. Chỉ như vậy bạn mới có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ của hàm răng sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Mắc các bệnh lý răng miệng trước khi niềng

Về việc niềng răng có bị tụt lợi không? Câu trả lời hoàn toàn là có nếu bạn mắc các bệnh lý về răng miệng mà không được điều trị trước khi chỉnh nha. Khi mắc bệnh, nếu tình trạng này không được đẩy lùi sẽ khiến bệnh thêm nặng. Về lâu về dài, bạn sẽ mắc phải nhiều bệnh nha chu nguy hiểm trong đó có tình trạng tụt lợi.

Do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật niềng răng

Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho khách hàng, trong đó có vấn đề tụt lợi.

Thông thường nếu răng bạn bị yếu, dễ lung lay, các bác sĩ sẽ cần phải siết dây cung thật từ từ để đảm bảo phù hợp với sức chịu đựng của răng. Tuy nhiên nếu bác sĩ tay nghề kém, không chú ý đến tình trạng răng sẽ thường dùng lực rất mạnh khi thực hiện. Điều này sẽ làm quá sức chịu đựng của răng cũng như gây áp lực lên nướu răng và đây chính nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng.

Vậy nên khi niềng răng và cảm thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ ngay đến nha khoa để được tư vấn cách thức điều trị tốt nhất.

XEM THÊM: Tác Hại Của Niềng Răng – Tìm hiểu và phòng tránh kịp thời.

Khi bị tụt lợi có niềng răng được không?

Niềng răng bị tụt lợi là vấn đề thường gặp trong khi chỉnh nha bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy với người đang bị tụt lợi có nên niềng răng? Khi mắc phải bệnh lý nha khoa này, bạn vẫn có thể niềng răng nhưng cần cân nhắc một số lưu ý như sau:

  • Trong trường hợp răng không quá chen chúc hoặc khấp khểnh và tình trạng lợi vẫn khỏe mạnh, đạt đủ tiêu chuẩn niềng răng. Lúc này bạn vẫn có thể niềng răng như bình thường. Với những người bị tụt lợi, bác sĩ sẽ cần dịch chuyển răng một cách từ từ và phải theo dõi quá trình niềng răng thật chặt chẽ.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị tụt lợi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép lợi để củng cố sự hỗ trợ cho răng trong một vài tháng. Sau đó sẽ tiến hành niềng răng như thông thường.
  • Tuy nhiên, để biết chắc chắn tình trạng tụt lợi, bạn cần kiểm tra, thăm khám thật kĩ đồng thời thực hiện chụp x-quang để có được kết luận tốt nhất.

Giải pháp khắc phục niềng răng bị tụt lợi

Khi niềng răng bị tụt lợi, đâu là giải pháp khắc phục vấn đề tốt nhất? Sau khi tiến hành thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tụt lợi bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục hiệu quả nhất cụ thể gồm:

  • Với những trường hợp niềng răng bị tụt lợi do kỹ thuật tạo lực siết dây cung trên mắc cài sai cách, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tháo khí cụ chỉnh nha ra để phục hồi nướu. Sau đó, bác sĩ mới tiến hành lắp lại mắc cài dây cung niềng răng lên răng.
  • Trong trường hợp nướu chỉ mới có biểu hiện viêm nhiễm do cao răng, lúc này các bác sĩ sẽ làm sạch vôi răng ngay lập tức. Ở mức độ này, bạn vẫn có thể duy trì việc niềng răng như thường mà không cần phải tháo mắc cài dây cung để thực hiện điều chỉnh.
  • Các bạn hãy lưu ý rằng, không nên tự ý điều chỉnh và điều trị tụt lợi bằng những mẹo dân gian. Bởi lẽ điều này giúp bạn không những không thu được kết quả như mong muốn mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến liệu trình niềng răng. Giải pháp tốt nhất là bạn nên quay lại nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp khắc phục được tình trạng niềng răng bị tụt lợi nhanh chóng và hiệu quả.
Thăm khám nha khoa để được điều trị bệnh hiệu quả
Thăm khám nha khoa để được điều trị bệnh hiệu quả

Biện pháp phòng tránh tình trạng tụt lợi khi niềng răng

Để phòng ngừa hiện tượng niềng răng bị tụt lợi hiệu quả, các bạn hãy lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Chăm sóc răng miệng bằng cách lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và tỉ mỉ để loại bỏ hết thức ăn dư thừa mà không làm rơi mắc cài. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Lấy cao răng theo định kỳ, thường xuyên thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý phát sinh trong quá trình niềng răng.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, nên sử dụng các loại thức ăn mềm, đã nấu chín kỹ. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cứng hoặc dai, thực phẩm có độ bám dính cao, uống cà phê, thuốc lá, rượu bia,… khi đang niềng răng.
  • Thực hiện niềng răng tại nha khoa uy tín để ngăn chặn những vấn đề xấu phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng trong đó có tụt lợi khi niềng răng.

Trên đây là một số thông tin giải đáp nguyên nhân, giải pháp khắc phục hiện tượng niềng răng bị tụt lợi. Hiện tượng này hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng những cách thức đơn giản như trên. Do đó các bạn hãy chú ý để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.

ĐỌC THÊM:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo