Răng khôn là gì? Khi nào nên nhổ? Top địa chỉ nhổ răng khôn uy tín

Răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ răng số 8 trong hàm, đây là những chiếc răng hàm lớn thứ ba và thường là chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm [1]. Cấu tạo của răng khôn gồm có thân răng, cổ chân răng và chân răng [2]. Răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai [3]. Răng khôn mọc lệch, xô đẩy lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng tấy, đau đớn, cần loại bỏ sớm nhất [4].

Răng khôn là gì?

Răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ răng số 8 trong hàm. Vậy răng 8 là gì? Đây là những chiếc răng hàm lớn thứ ba và thường là chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Mỗi người thường có 28 chiếc răng và 4 chiếc răng khôn (2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới), mọc răng khôn ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi.

Răng khôn là răng số 8 trong hàm
Răng khôn là răng số 8 trong hàm

Răng số 8 có 4 chiếc được đặt tên theo số 18, 28, 38, 48 lần lượt từ hàm trên xuống hàm dưới. Đặc biệt, chiếc răng số 38 và răng số 48 thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn hai chiếc răng còn lại.

Vị trí răng số 8 mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Vì vậy, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn gây khó chịu và nguy hiểm.

Cấu tạo của răng khôn là gì?

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn có thành phần cấu tạo bao gồm thân răng, cổ chân răng và chân răng. Trong đó:

Thân răng

Cấu tạo răng số 8 bao gồm thân răng là phần răng phía bên trên lợi, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và nước uống mỗi ngày. Chính vì vậy nên phần thân răng có nguy cơ bị nhiễm màu cũng như mắc các bệnh lý răng miệng cao.

Thân răng của răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm vì vậy chúng không có chức năng gì đặc biệt quan trọng. Nhưng thân răng của các nhóm răng khác nhau thì đều có vai trò khác nhau và cần thiết như nhau. Ví dụ như thân răng cửa giữ chức năng phát âm, cắn nhỏ thức ăn, thẩm mỹ. Thân răng nanh có nhiệm vụ xé nhỏ thức ăn. Thân răng hàm nhỏ và răng hàm lớn giữ nhiệm vụ nhai nhuyễn thức ăn.

Răng số 8 đa số thường có 4 múi răng. Các bệnh lý thường gặp ở thân răng số 8 như sâu răng, men răng yếu, thân răng biến dạng,… Vì răng khôn nằm ở vị trí sâu nhất và khó tiếp cận vì vậy những vấn đề thường gặp ở răng này khó chữa trị hơn những chiếc răng khác.

Cổ chân răng

Cổ chân răng là một trong các bộ phận của cấu tạo răng số 8. Đây là vị trí của thân răng gần lợi, là phần tiếp giáp giữa thân răng và chân răng.

Vị trí này thường hay xuất hiện tình trạng cổ chân răng bị bào mòn. Có nghĩa  là phần men răng của cổ răng bị khuyết vào trong. Nguyên nhân do sâu răng hoặc do chải răng không đúng cách làm hư hại lớp men răng tại cổ chân răng. Làm cho răng mất đi vẻ đẹp, sự cân đối và làm cho nụ cười trở nên mất tính thẩm mỹ vốn có.

Chân răng

Bộ phận cuối cùng cấu tạo nên răng số 8 là chân răng. Đây là phần sâu nhất nằm trong xương ổ răng và được bao phủ bên trên bởi lợi nên chúng ta sẽ không thể quan sát thấy chân răng bằng mắt thường được. Nướu cùng với các dây chằng phía bên dưới giữ cho chân răng đứng vững để ăn nhai. Bất kỳ những sự tổn thương nào có liên quan đến nướu hay dây chằng thì cũng đều làm cho răng bị tổn hại gây lung lay và có nguy cơ bị rụng nếu chúng ta không chăm sóc, bảo vệ tốt.

Tác dụng của răng khôn là gì?

Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi răng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi nhất định, có thể tự nhận thức mọi thứ xung quanh.

Do xuất hiện khá muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi và phát triển tiếp. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến bạn gặp không ít đau đớn và phiền toái. Vì vậy, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Răng số 8 không có tác dụng thẩm mỹ hay chức năng nhai
Răng số 8 không có tác dụng thẩm mỹ hay chức năng nhai

Nói theo cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại rất nhiều phiền toái và đau đớn. Hầu như răng khôn đều bị nhổ bỏ, dù sớm hay muộn. Theo điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Cũng có rất nhiều người quan niệm rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, hay răng khôn có ý nghĩa riêng của nó vì vậy không nên nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người trưởng thành sẽ có 32 răng, trong đó 4 răng khôn phân bổ đều ở cả hàm trên và hàm dưới.

Không những răng khôn là không có ý nghĩa đặc biệt gì mà khi mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Điển hình, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.

Biến chứng nguy hiểm khôn lường của răng khôn

Răng khôn mọc lệch, xô đẩy lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng tấy, đau đớn. Vậy tại sao phải nhổ bỏ răng khôn ? Những hậu quả chúng gây ra là gì?

Viêm lợi nướu, viêm nha chu

Răng khôn mọc lệch sẽ làm tích tụ thức ăn, thời gian lâu ngày gây sưng đỏ ở nướu, viêm quanh thân răng. Sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, gây khó khăn trong việc há miệng. Về lâu dần vi khuẩn sẽ tích tụ số lượng lớn và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trùm lợi, nướu, nha chu.

Khi tình trạng viêm, nhiễm trong răng xảy ra lâu ngày mà không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng sẽ gây phá huỷ lớp men bảo vệ răng, sau đó là vùng xương xung quanh răng và lan sang các răng bên cạnh. Các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết cực kỳ nguy hiểm.

Răng mọc kẹt, chen chúc nhau

Răng khôn mọc lệch là do thiếu chỗ trên xương hàm làm sẽ đẩy các răng nằm phía trước, một răng khôn mọc kẹt làm xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh dẫn đến xô lệch cả hàm răng, làm mất thẩm mỹ nên nhổ bỏ là cần thiết.

Sâu răng

Răng khôn mọc lệch sẽ bị nghiêng và tựa vào răng kế tiếp đó nên khi ăn, thức ăn dễ bị mắc kẹt tại đây, khó vệ sinh làm tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài lâu ngày, sẽ làm sâu chiếc răng này và cả các răng bên cạnh (răng số 7). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm lỗ sâu gia tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng, kéo dài lâu có thể dẫn đến mất răng và lây lan sang răng bên cạnh.

Khi vi khuẩn đọng lại lâu sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau nhức và nhiễm trùng. Vì vậy bạn cần sớm đến nha khoa uy tín điều trị kịp thời.

Xem thêm: Cao răng là gì? Cách loại bỏ và phòng tránh hiệu quả nhất

Một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng số 8
Một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng số 8

Rối loạn phản xạ và cảm giác

Răng khôn mọc lệch gây chèn ép lên các dây thần kinh cơ mặt và chèn trực tiếp vào răng số 7 nên sẽ gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở cung hàm. Mặt khác, răng số 8 có thể gây đau nhức, phù nề khuôn hàm mặt.

Gây ra hiện tượng nang thân răng, u nang xương hàm

Răng khôn mọc lệch là gây tiêu ngót chân răng của các răng liền kề bên cạnh. Hiện tượng này rất có thể gây ra thoái hóa thành nang thân răng, làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Hệ lụy là dẫn đến hiện tượng u nang xương hàm rất nguy hiểm. Nếu mọi người phát hiện ra tình trạng này khi mọc răng khôn, hãy chú ý đi nha khoa kiểm tra và loại bỏ ngay. Tránh để lâu dài gây mất răng thiếu thẩm mỹ và hình thành các u nang biến tính nguy hiểm.

Có nên nhổ răng khôn không? Khi nào nên nhổ?

Trên thực tế mặc dù răng khôn không có tác dụng thậm chí gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng nhưng  không phải lúc nào cũng nên nhổ răng khôn vì không phải chiếc răng khôn nào cũng gây tổn thương đến các bộ phận khác của khuôn hàm vì vậy bạn nên đi kiểm tra tại bệnh viện và nếu răng không mọc lệch hay chèn lên gây ảnh hưởng thì tay không cần nhổ bỏ chúng.

Thông thường, răng số 8 sẽ được chỉ định nhổ bỏ trong những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc có xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm lặp lại nhiều lần hoặc các u nang, ổ mủ, ảnh hưởng đến răng kế cận.
  • Răng khôn bị sâu hoặc mắc bệnh nha chu, nướu, lợi.
  • Răng mọc ngầm, mọc kẹ hoặc mọc lệch.
  • Giữa răng số 8 và răng hàm số 7 có khe lưu đọng thức ăn, thường xuyên tích tụ các mảng bám thức ăn, gây viêm nhiễm, đau nhức.
  • Răng số 8 mọc thẳng, không bị ảnh hưởng bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện đối xứng, chĩa thẳng vào hàm đối diện, từ đó tạo bậc thang giữa răng khôn và những chiếc răng bên cạnh, gây ra tình trạng nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
  • Răng mọc có hình dạng bất thường như nhỏ hoặc lớn hơn so với bình thường.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta vừa tìm hiểu răng khôn là gì và những biến chứng nghiêm trọng của nó gây ra. Mọc răng khôn luôn đi kèm những cơn đau nhức, khó chịu và tiềm ẩn nhiều tác động nguy hại. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt và đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường. Chúc mọi người luôn có hàm răng khỏe đẹp như ý.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch vụ

Câu hỏi thường gặp

Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ nên nhổ răng cho trẻ 5 tuổi nếu răng bị nhiễm trùng chân răng, chết tủy hoàn toàn hoặc sâu răng nặng không thể điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm [1].

Phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời xử lý, có thể xử lý bằng cách tái khoáng hoặc trám răng thay cho nhổ răng [2].

Răng khôn mọc lên khi nào? Thông thường các mầm răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 5 tuổi, tiếp đó men răng được hình thành vào thời điểm 8 - 12 tuổi và răng số 8 bắt đầu nhú lên từ 18 - 25 tuổi. Có nhiều trường hợp 30 hoặc 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn [1].

Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc lên đó là: Đau nhức, sưng lợi, sưng má, mệt mỏi, sốt, hơi thở có mùi hôi, chán ăn,....[2]

Răng khôn mọc lên có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh [3]. 

Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].

Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].

Không ít người thắc mắc nhổ răng không trồng lại có sao không. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng không được phục hình sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Khả năng ăn nhai giảm, thoái hóa xương hàm, mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng,.... [1]

Tùy vào kỹ thuật, tình trạng răng miệng, có thể phục hình răng ngay khi nhổ hoặc 2 - 3 tháng sau đó [2]. Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant [3]. 

Sún răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, nếu không xử lý có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn. Tùy tình trạng và mức độ bệnh mà cách điều trị sún răng ở từng trường hợp không giống nhau. 

  • Trẻ bị sún răng có thể xử lý bằng mẹo dân gian tại nhà để đảm bảo an toàn như dùng lá trầu không, sử dụng tỏi và húng quế, dùng lá hẹ [1].
  • Một số trường hợp điều trị sún răng bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cho hiệu quả nhanh hơn, giảm sưng tấy, đau lợi,.... [2]
  • Để ngăn ngừa tình trạng sún răng cho trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, không để bé dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết, đặc biệt phải thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý vấn đề phát sinh [3].

Trẻ bị sún răng có mọc lại được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng sún răng làm thay đổi cấu trúc răng, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp.

  • Nếu sún răng sớm, trước khi mọc răng sữa thì không cần lo lắng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn.
  • Bị sún răng sau khi thay răng sữa tức là cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng [1].
  • Khi trẻ bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như cho con súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá trầu không hoặc điều trị tại nha khoa uy tín [2].

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.

  • Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
  • Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
  • Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
  • Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa và khoảng 12 tuổi răng vĩnh viễn mọc lên khá đầy đủ trên cung hàm. 

Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là từ 1 - 2 tháng, trong đó răng cửa sữa mọc trong khoảng 2 - 4 tuần, răng nanh được thay ở 2 - 4 tuần tiếp theo, răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa được nhổ 1- 2 tháng và răng hàm lớn thay cuối cùng sau nhổ răng hàm sữa 1 - 2 tháng [1].

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn như tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, thói quen ở trẻ, dinh dưỡng hàng ngày, sức khỏe của nướu [2]. Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây ra nhiều hệ quả như sưng mủ, sưng má, tác động đến xương hàm, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh [3].

Trong trường hợp con nhổ răng sữa lâu mọc lại, nên cho con đến nha khoa thăm khám để tìm cách xử lý ngay [4].

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý phổ biến, dễ gặp phải hiện nay

Hôi Miệng Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý Hiệu Quả

Hôi miệng dạ dày là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay, không chỉ gây ảnh hưởng tới hơi thở mà còn tác...

Sâu răng hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống của bạn

Sâu Răng Hôi Miệng: Hiểu Đúng Nguyên Nhân Để Điều Trị TRIỆT ĐỂ

Sâu răng hôi miệng là tình trạng mà nhiều người hiện nay gặp phải, khiến bạn tự ti trong vấn đề giao tiếp và ảnh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo