[Giải Đáp] Trẻ Em Bị Sâu Răng Hàm Phải Làm Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Khi trẻ bị sâu răng hàm, cần thực hiện các bước sau:
- Khám và Điều Trị: Đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị sâu răng bằng cách trám hoặc các biện pháp khác nếu cần.
- Giảm Đau và Sưng: Sử dụng thuốc giảm đau và chườm lạnh để làm giảm triệu chứng.
- Chăm Sóc Răng Miệng: Đảm bảo trẻ đánh răng đều đặn, sử dụng chỉ nha khoa và giữ vệ sinh miệng tốt.
- Chế Độ Ăn Uống: Hạn chế đồ ngọt, khuyến khích ăn thực phẩm giàu vitamin và canxi.
- Phòng Ngừa: Khám răng định kỳ và đảm bảo trẻ nhận đủ fluor để bảo vệ răng miệng.
Vì sao cần phát hiện và xử lý răng sâu hàm ở trẻ từ sớm?
Trẻ em bị sâu răng hàm là bệnh lý phổ biến trong nha khoa. Trên thực tế, sâu răng hàm ở trẻ em có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng không tốt. Trước khi áp dụng các phương pháp để giải quyết vấn đề “trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì”, việc phát hiện dấu hiệu, nguyên nhân sâu răng cũng rất quan trọng giúp hạn chế tác hại và có cách xử lý kịp thời, hiệu quả.
3 nguyên nhân phổ biến nhất gây sâu răng hàm ở trẻ nhỏ gồm:
- Ăn nhiều đồ ngọt: Thực phẩm và đồ uống ngọt là đồ ăn ưa thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đồ ngọt vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng cho bé. Đây là nguyên nhân khiến hầu hết bé bị sâu răng, nhất là răng hàm. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đủ số lần khiến các mảnh vụn thức ăn sót lại bên trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, dần hình thành các lỗ sâu trên răng.
- Do di truyền: Qua thực nghiệm ở động vật và quan sát một số gia tộc, các nhà khoa học cho biết, sâu răng không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, một vài yếu tố của miệng đều có tính di truyền đồng thời là các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh sâu răng.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng sâu răng ở trẻ em thường không có dấu hiệu rõ rệt. Cha mẹ thường chỉ phát hiện con bị sâu răng khi thấy răng của bé có nhiều lỗ nhỏ hay bị xỉn màu.
Bên cạnh đó, sâu răng ở trẻ em có thể dễ dàng nhận thấy khi xuất hiện những đốm trắng li ti rồi chuyển dần thành màu nâu đen. Sau đó, các đốm trắng dần to hơn, các lỗ sâu có màu đen kèm theo sự đau nhức, ê buốt. Nhiều trường hợp, hơi thở của trẻ có mùi hôi kéo dài. Ngoài ra, một số trẻ còn có biểu hiện không thích ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì răng ê buốt.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ em bị sâu răng hàm không đáng lo ngại. Theo bác sĩ nha khoa, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và vấn đề sâu răng hàm ở trẻ nhỏ cần được quan tâm kịp thời. Răng sữa và răng vĩnh viên vốn dĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu răng sữa bị sâu, rụng sớm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Khi trẻ bị sâu răng, tác hại đầu tiên thấy rõ nhất là tình trạng đau nhức và buốt. Khi đó, trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn hàng ngày, thậm chí cả khi uống nước. Trẻ nhỏ đau răng thường quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, lâu dần dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Trường hợp răng sâu bị ăn vào trong tuỷ có thể gây thối tủy và buộc phải nhổ bỏ. Nếu răng sữa bị sâu, phải nhỏ bỏ quá sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc lệch.
- Mất răng và viêm xương quai hàm: Nếu răng vĩnh bị sâu nặng tới mức phải nhổ bỏ thì sẽ không thể mọc răng thay thế, buộc phải trồng răng giả. Ngoài ra, sâu răng hàm có thể gây một số biến chứng như viêm xương quai hàm, viên phần mềm một số cơ quan trong khoang miệng…
Do đó, để hạn chế tình trạng sâu hàm ở trẻ diễn tiến nặng, gây biến chứng nghiêm trọng, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng bé thường xuyên để phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách.
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì để điều trị triệt để, an toàn?
Răng hàm của trẻ bị sâu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Hiện nay có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ, tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà phương pháp khác nhau.
Một số cách cải thiện tình trạng sâu răng hàm cho trẻ tại nhà hiệu quả
Với những trẻ em sâu răng hàm ở tình trạng nhẹ thì việc hỗ trợ điều trị tại nhà bằng một số mẹo dân gian mang lại hiệu quả tích cực, cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị sâu răng bằng lá hẹ: Theo Đông y, lá hẹ có tính nhiệt, tác dụng ôn trung, hành khí… Ngoài tác dụng chữa cảm cúm, lá hẹ còn được biết đến như một thảo dược hỗ trợ điều trị sâu răng ở trẻ em. Cách thực hiện khá đơn giản, ba mẹ chỉ cần lấy lá hẹ tươi rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào chân răng sâu cho bé.
- Chữa đau răng sâu bằng lá bạc hà: Với đặc tính gây tê, lá bạc hà giúp làm dịu cơn đau răng nhanh chóng. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà là một hoạt chất có khả năng khuán khuẩn mạnh. Cha mẹ nên dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút để tinh dầu tiết ra. Sau khi để nguội, cho bé súc miệng bằng dung dịch này sẽ giúp giảm cơn đau nhức.
- Giảm đau răng sâu bằng nước muối: Nhờ tác dụng kháng viên, nước muối giúp đẩy lùi mảng bám cho hàm răng chắc khoẻ. Nước muối cũng giúp giảm cơn đau răng sâu hiệu quả. Ba mẹ pha hỗn hợp nước lọc và nước muối theo tỷ lệ 5;1 rồi cho bé súc miệng vào sáng, tối. Sau khi súc miệng nước muối cần tráng lại bằng nước sạch.
- Dùng tỏi cải thiện tình trạng sâu răng: Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi có tính kháng viêm và sát trùng cao, giúp giảm đau răng sâu hiệu quả. Hoạt chất có trong tỏi hỗ trợ giảm đau và ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển. Lấy một nhánh tỏi giã nát rồi đắp vào chỗ sâu răng, cho bé cắn chặt vài phút rồi nhổ ra.
Điều trị tại phòng khám nha khoa
Cơ địa của mỗi bé là khác nhau nên các phương pháp hỗ trợ điều trị sâu răng ở trẻ em tại nhà đôi khi không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy, để điều trị răng sâu răng cho bé tận gốc, ba mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, các nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bé.
Với các bé mới chớm bị sâu răng, các bác sĩ sẽ trám lỗ sâu lại. Nếu các lỗ sâu quá lớn, lan tới phần tuỷ răng gây đau nhức kéo dài hoặc chết thuỷ, bác sĩ sẽ xem xét lấy bỏ tuỷ. Tuy nhiên, răng sau khi bị triệt tuỷ dẽ yếu hơn, dễ vỡ. Trường hợp cuối cùng, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc có phải nhỏ bỏ răng không. Phương pháp này tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khoẻ của bé.
Lưu ý cách phòng ngừa sâu răng hàm ở trẻ em
Bên cạnh giải quyết vấn đề trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì hiệu quả triệt để, để trẻ không gặp phải các vấn đề về răng miệng nguy hiểm, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa sâu răng hàm ở trẻ em bằng một số biện pháp như:
- Với trẻ chưa mọc răng, ba mẹ cũng cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ con bằng gạc hay dụng cự rơ miệng. Khi răng nhú lên, hãy chải nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, loại dành riêng cho trẻ em.
- Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần hướng dẫn con chải răng đều đặn 2 lần/ngày.
- Nên tập cho trẻ thói quen súc miệng sau khi ăn và súc miệng nước muối hàng ngày để loại bỏ thức ăn thừa. Thói quen này giúo ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
- Ba mẹ cũng cần kiểm soát các loại thực phẩm và đồ uống có đường của trẻ. Việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt như kẹo, thạch, kem…sẽ là mối nguy hại cho răng miệng.
- Trong thực đơn hàng ngày của bé, phụ huynh nên bổ sung các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin. Các thực phẩm này giúp răng chắc khoẻ hơn, giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công.
- Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng.
Khi còn băn khoăn về vấn đề “trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì”, ngoài tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, áp dụng các phương pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ đi đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
THAM KHẢO:
- Sâu răng hàm có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị an toàn hiệu quả
- Cách xử lý khi răng trẻ mọc lẫy mẹ không nên bỏ qua
Dịch vụ
Câu hỏi thường gặp
Trám răng trẻ em nên được thực hiện khi trẻ gặp các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, tổn thương do chấn thương. Phương pháp này không chỉ giúp răng sữa chắc khỏe mà còn hỗ trợ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí [1].
Khi em bé ăn kẹo bị sâu răng, 3 nguyên nhân chủ yếu là do [1]:
- Tác động của đường: Đường trong kẹo tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành axit làm hỏng men răng, gây sâu răng.
- Tác hại của kẹo dính: Kẹo dính dễ bám vào răng và khó làm sạch, làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Chăm sóc răng miệng không đủ: Nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không đúng cách, sự tích tụ mảng bám có thể dẫn đến sâu răng.
Cách xử lý và phòng ngừa [2]:
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa khi cần.
- Hạn chế kẹo: Giảm lượng kẹo và thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn của trẻ.
- Thăm khám nha sĩ: Đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.
Khi bé 3 tuổi bị sâu răng, tình trạng này thường do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân [1]:
- Chế độ ăn uống: Sử dụng quá nhiều thực phẩm có đường, đặc biệt là kẹo, nước ngọt, và sữa có đường.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên hoặc không đúng cách làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thói quen ngậm bình sữa: Ngậm bình sữa có đường trước khi ngủ mà không đánh răng có thể gây sâu răng.
- Triệu chứng [2]:
- Đau nhức: Bé có thể than phiền về đau nhức hoặc khó chịu ở răng.
- Vết đổi màu: Răng có thể xuất hiện các vết đổi màu, đen hoặc lỗ trên răng.
- Cách xử lý [3]:
- Chăm sóc răng miệng: Đánh răng cho bé hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành cho trẻ em.
- Thăm khám nha sĩ: Đưa bé đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề sâu răng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm lượng thực phẩm chứa đường và đảm bảo bé ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Phòng ngừa [4]:
- Hình thành thói quen vệ sinh: Đảm bảo đánh răng cho bé đúng cách và thường xuyên.
- Hạn chế đồ ngọt: Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng và hạn chế thực phẩm có đường.
Việc chăm sóc răng miệng sớm và thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé và ngăn ngừa sâu răng.
Sâu răng ở trẻ em là tình trạng khi các mô răng bị tổn thương do sự phân hủy của men răng, thường là do vi khuẩn và mảng bám. Đây là một vấn đề phổ biến trong chăm sóc răng miệng của trẻ và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân
- Vi khuẩn: Vi khuẩn trong miệng tạo ra axit từ việc phân hủy carbohydrate (đường và tinh bột) trên bề mặt răng. Axit này làm mất đi khoáng chất từ men răng và gây sâu răng.
- Mảng bám: Mảng bám là lớp vi khuẩn và thức ăn bám trên răng. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám có thể cứng lại thành cao răng, dẫn đến sâu răng.
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống có chứa đường hoặc tinh bột, đặc biệt là các loại thực phẩm dính, có thể góp phần vào sự hình thành sâu răng.
- Chăm sóc răng miệng kém: Không đánh răng đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám và sâu răng.
- Triệu chứng
- Đau răng: Trẻ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khu vực răng bị sâu.
- Răng thay đổi màu: Răng có thể xuất hiện các đốm nâu, đen hoặc trắng xám.
- Hơi thở có mùi: Mùi hôi miệng có thể là dấu hiệu của sâu răng.
- Sưng tấy nướu: Nướu xung quanh răng bị sâu có thể bị sưng và đỏ.
- Khó khăn trong ăn uống: Trẻ có thể gặp khó khăn khi ăn các thực phẩm cứng hoặc nóng/lạnh.
Khi trẻ bị sâu răng sữa, việc đầu tiên là đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.Bên cạnh đó, cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng cho trẻ:
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày, đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
- Thay đổi chế độ ăn uống như giảm lượng thực phẩm và đồ uống có đường, cũng góp phần ngăn ngừa sâu răng.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, hãy hình thành thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm và đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ. Những biện pháp này giúp xử lý sâu răng sữa hiệu quả và duy trì sức khỏe răng miệng của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!