Áp Xe Răng Khôn
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Áp xe răng khôn là bệnh lý nha khoa dễ gặp, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý từ sớm. Đây là tình trạng răng số 8 bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn tấn công tạo ổ mủ ở chân răng khiến vùng nướu sưng đỏ, đau nhức, mệt mỏi.
- Bệnh lý này làm tổn thương răng số 7 bên cạnh, gây tiêu xương hàm, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, gây biến chứng ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể [1].
- Nguyên nhân áp xe răng khôn là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa (viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng) trước đó hoặc quá trình điều trị thất bại, ngoài ra còn do hệ miễn dịch suy yếu, có tiền sử mắc bệnh lý toàn thân [2].
- Có nhiều cách xử lý như áp dụng mẹo tại nhà, sử dụng thuốc Tây y hoặc điều trị tại nha khoa (dẫn lưu mủ, nhổ răng số 8, bọc răng sứ) [3].
- Bạn nên chọn địa chỉ điều trị áp xe răng khôn uy tín để đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm [4].
Mọc răng khôn bị áp xe có nguy hiểm không?
Răng hàm số 8 không giữ chức năng nhai quan trọng như răng số 6 và số 7. Nhưng khi bị áp xe răng khôn có thể tiến triển nặng gây tổn thương răng lân cận và gây biến chứng như:
- Tiêu xương hàm: Ổ mủ dưới chân răng khi bị vỡ có thể tràn sang những tổ chức lân cận. Một số trường hợp gặp phải tình trạng tiêu xương hàm do áp xe răng không được điều trị kịp thời.
- Tổn thương răng số 7: Răng số 7 nằm liền kề với răng khôn và có vị trí khuất nên dễ bị tổn thương nếu không điều trị dứt điểm bệnh. Trường hợp nhẹ, răng số 7 có thể bị viêm nướu, sâu răng, tuy nhiên trong trường hợp nặng có khả năng bị viêm tủy, răng lung lay và bị gãy rụng.
- Biến chứng xa: Khi túi áp xe bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mạch máu và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như: Áp xe não, viêm phổi, viêm nội mạc tim, nhiễm trùng máu,...
- Tăng nguy cơ gây các bệnh hô hấp: Áp xe răng khôn nếu không được xử lý có thể khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào amidan, niêm mạc hầu họng và các mô xoang. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt, chảy mủ và hôi miệng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Áp xe răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy người bệnh nên phát hiện và có giải pháp điều trị kịp thời.
XEM THÊM: Áp Xe Quanh Chóp Răng Nguy Hiểm Không, Nên Xử Lý Thế Nào?
Nguyên nhân gây áp xe răng khôn
Một số nguyên nhân gây áp xe răng số 8 khác có thể kể đến như:
- Không điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa: Áp xe răng khôn thường là hệ quả do các bệnh lý viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu không được điều trị dứt điểm.
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Nếu không vệ sinh hoặc vệ sinh răng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến áp xe răng khôn và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
- Điều trị nội nha thất bại: Điều trị nội nha (rút tủy) thường được áp dụng trong trường hợp sâu răng ăn vào tủy. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không rút sạch tủy và vô khuẩn khoang tủy trước khi trám bít, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển gây áp xe răng khôn.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay các hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu và áp xe cao hơn. Vì khi bị bệnh lợi khuẩn trong khoang miệng giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và hình thành ổ mủ ở chân răng.
Cách điều trị áp xe răng khôn
Một số cách điều trị tình trạng áp xe răng khôn được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
Giảm triệu chứng áp xe tại nhà
Trong trường hợp mới xuất hiện triệu chứng áp xe răng khôn, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm triệu chứng bệnh đơn giản như sau:
- Ngậm nước muối ấm: Pha loãng 1 thìa muối cùng với nước ấm, sau đó ngậm trong khoảng 3 - 5 phút và nhổ bỏ để giảm triệu chứng đau nhức răng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Vì vậy, bạn nên súc miệng nước muối vào buổi sáng khi ngủ dậy để có hiệu quả tốt nhất.
- Chườm đá: Chườm đá cũng là một trong những cách giảm đau do áp xe răng khôn khá hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹo này còn có tác dụng giảm sưng, nóng rát và cải thiện tình trạng nổi hạch ở cổ.
- Sử dụng một số thảo dược tự nhiên: Ngoài các biện pháp trên, bệnh nhân cũng có thể dùng một số thảo dược tự nhiên như: Đinh hương, lá trầu không, nha đam, lá trà xanh,… Để đun nước súc miệng hoặc ngậm trực tiếp làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng hôi miệng do áp xe răng khôn gây ra.
Các mẹo giảm triệu chứng đau nhức, sưng nướu lợi này chỉ nên áp dụng cho trường hợp áp xe nhẹ. Nếu bọc mủ lớn, gây đau nhức nhiều người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.
Sử dụng thuốc trị áp xe răng
Trong trường hợp áp xe răng khôn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và làm tiêu ổ mủ ở chân răng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị gồm:
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol, NSAID. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng do đau nhức, ê buốt, hạ sốt do áp xe răng khôn gây ra.
- Kháng sinh đường uống: Các loại kháng sinh này được sử dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát nhiễm trùng ở chân răng. Một số kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định gồm: Amoxicillin, Metronidazole, Doxycycline, Tetracycline, Penicillin,…
- Nước súc miệng kháng khuẩn: Bên cạnh các loại thuốc, bệnh nhân cũng thể dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidine để loại bỏ hại khuẩn tích tụ gây áp xe răng. Khi súc miệng thường xuyên có thể phòng ngừa nhiễm trùng lan sang các răng lân cận và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hầu họng.
Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu do áp xe răng gây ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc rất nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh và giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thủ thuật xâm lấn
Các thủ thuật xâm lấn được bác sĩ chỉ định khi áp xe răng khôn hình thành túi mủ lớn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Khi đó, tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ chỉ định thực hiện một trong số thủ thuật sau:
- Dẫn lưu mủ: Dẫn lưu mủ được áp dụng trong trường hợp áp xe nướu răng, áp xe răng cấp tính. Thủ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ tổ chức mủ ở chân răng, sau đó tiến hành làm sạch khoang tủy và trám bít lại. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lan sang răng khác hoặc xâm lấn sâu hơn vào ngà răng.
- Bọc răng sứ: Khi răng đã bị tổn thương nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi hình dáng và chức năng của răng bằng cách bọc răng sứ. Mão răng sứ có chức năng bảo vệ răng thật khỏi tác động khi nhai, nghiền thức ăn và sự xâm nhập của vi khuẩn Streptococcus mutans thường trú trong khoang miệng.
- Nhổ răng số 8: Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, lựa chọn tốt nhất là nhổ bỏ răng. Nhổ răng khôn gây đau và khó chịu, tuy nhiên sau khi loại bỏ, tình trạng áp xe và viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn.
Dịch vụ chính
Các chất liệu phổ biến
Quy trình
Bảng giá tham khảo
Lý do bạn nên điều trị áp xe răng khôn tại ViDental Kid
Nếu trẻ nhỏ bị áp xe răng khôn, bạn có thể lựa chọn điều trị tại ViDental Kid:
- ViDental Kid sử dụng nhiều biện pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm của trẻ, ưu tiên bảo tồn răng thật, hạn chế xâm lấn nướu và mô mềm xung quanh, giảm đau nhức, chảy máu.
- Quy trình điều trị áp xe răng khôn nhanh chóng, tuân thủ đầy đủ các bước đúng chuẩn Y khoa, đảm bảo tất cả thiết bị, dụng cụ được khử khuẩn, tiệt trùng thường xuyên, tránh lây nhiễm chéo hay những vấn đề khác phát sinh.
- Các bác sĩ của ViDental Kid được đánh giá cao về chuyên môn, đạt chuẩn Harvard, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng và điều trị bệnh nha khoa cho trẻ, nổi bật nhất là bác sĩ Quang Anh không chỉ tài giỏi mà còn nhiệt tình, tận tâm với người bệnh.
- Tại đây có chế độ bảo hành lâu dài, cam kết hiệu quả và sẽ hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Một số câu hỏi thường gặp về áp xe răng khôn
Người bị bệnh áp xe răng nếu có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức và vùng tổn thương mau lành. Ngược lại nếu bạn ăn uống những món có khả năng kích ứng cho nướu răng thì tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn rất nhiều.
- Khách hàng bị áp xe răng nên kiêng ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt, rượu bia, thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,... [1]
- Để cải thiện triệu chứng, những thực phẩm như rau củ quả, trà xanh sẽ rất tốt cho sức khỏe [2].
- Khách hàng nên chú ý về cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, uống đầy đủ nước và thăm khám nha sĩ thường xuyên [3].
Tình trạng áp xe chóp răng hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu không được điều trị kịp thời [1]. Dẫn tới các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng máu, hoại tử ở sàn miệng, gây viêm mô tế bào mặt. Lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian hoặc điều trị bằng Tây y để đạt được hiệu quả tốt nhất [2]. Để phòng tránh được bệnh áp xe răng, bạn hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, có chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn sử dụng các sản phẩm tốt cho răng miệng và thường xuyên đi khám nha sĩ [3].
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng khôn hiệu quả
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị áp xe răng không hiệu quả cần thực hiện hàng ngày là:
- Chủ động nhổ răng khôn trong trường hợp răng có xu hướng mọc lệch, xiêu vẹo, chèn ép các răng lân cận hoặc răng mọc thẳng nhưng bị sâu răng, viêm lợi.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Bạn nên chú ý chải răng 2 - 3 lần/ ngày và dùng nước súc miệng, kem đánh răng chứa fluoride để thúc đẩy quá trình tái khoáng, hạn chế nguy cơ bị sâu răng và áp xe răng khôn.
- Ngoài ra, bạn cũng cần thay bàn chải 2 - 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch và không gây tổn thương nướu. Bên cạnh đó cần kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trong kẽ răng.
- Cần hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, axit, thức ăn có kết cấu cứng, dai, nước ngọt có gas,…
- Nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng có thể gặp phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!