Sâu Răng Có Mủ
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
Sâu răng nếu không được xử lý từ sớm sẽ xuất hiện ổ mủ viêm nhiễm nguy hiểm. Lúc này người bệnh có nguy cơ bị viêm nha chu, áp xe chân răng, tiêu xương, mất răng vĩnh viễn hoặc biến chứng viêm phổi [1].
Nguyên nhân sâu răng có mủ thường là do thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt không khoa học, lạm dụng thuốc Tây khiến vi khuẩn hình thành, tấn công gây hại [2].
Bệnh lý này có thể được điều trị bằng cách trám răng, rút tủy răng, trích rạch mủ hoặc nhổ bỏ răng tùy mức độ viêm nhiễm [3].
Sâu răng có mủ nguy hiểm không?
Sâu răng có mủ là tình trạng tổn thương nhất định, vì vậy suy nghĩ đánh răng bình thường hàng ngày có tác dụng chữa bệnh là hoàn toàn sai lầm. Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, sâu răng có mủ sẽ gây ra những hậu quả khó lường:
- Viêm nha chu: Viêm nha chu còn được gọi với cái tên khác đó là sâu răng giai đoạn cuối. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm nha chu đó là nướu sưng đỏ, có ổ mủ, răng lung lay, tụt nướu, giảm chức năng ăn nhai và thường xuyên đau nhức,... Mặc khác, viêm nha chu còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, tiêu xương hàm hoặc nhiễm trùng huyết,...
- Áp xe chân răng: Tại vị trí răng sâu có chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ tấn công vào tủy răng gây ra tình trạng áp xe răng với ổ mủ, dịch tại chân và lỗ sâu của răng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, bị hôi miệng, sưng hạch cổ, sưng nướu.
- Tiêu xương, mất răng vĩnh viễn: Sâu răng có mủ nếu không được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương và mất răng vĩnh viễn. Sâu răng có mủ nặng sẽ gây tiêu xương ổ, làm răng lung lay và giãn dây chằng quanh răng và thậm chí là gây mất răng vĩnh viễn.
- Viêm phổi: Nếu không may mắc bệnh, bạn hoàn toàn có thể bị viêm phổi do hít phải vi khuẩn trong khoang miệng. Khi vùng răng và lợi bị sưng tấy, các mảng bám sẽ dày lên, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và người bệnh dễ hít phải vào phổi. Từ đó gây bệnh viêm phổi, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người hít nhiều khói bụi hay có thói quen hút thuốc lá,...
Nguyên nhân gây sâu răng có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng có mủ như:
- Vệ sinh răng miệng không kỹ, sử dụng kem đánh răng không phù hợp hoặc tác động lực quá mạnh khi vệ sinh gây chảy máu, sưng viêm.
- Mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày, không được làm sạch, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn hình thành, tấn công, dễ gây sâu răng có mủ.
- Khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, quá cay gây nhiệt, tăng nguy cơ lở loét miệng, từ đó vi khuẩn dễ phát triển.
- Do sâu răng kéo dài nhưng người bệnh có tâm lý chủ quan, không điều trị từ sớm.
- Lạm dụng quá nhiều thuốc Tây làm giảm tiết nước bọt, không thể rửa trôi các tế bào chết, mảng bám trong miệng, làm tích tụ khuẩn hại, dễ gây bệnh viêm lợi sưng mủ.
- Thường xuyên hút thuốc lá tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công khoang miệng.
Biện pháp điều trị sâu răng có mủ
Tùy từng tình trạng với mức độ khác nhau mà bệnh nhân bị sâu răng có mủ sẽ được áp dụng biện pháp điều trị không giống nhau:
- Trám răng: Trong trường hợp sâu răng sưng lợi có mủ nhưng chỉ bị tổn thương phần mô lợi và ngà răng, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Thủ thuật này được tiến hành bằng cách nạo bỏ ổ sâu, trám bít lỗ hổng bằng nhựa Composite rồi tạo hình để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Rút tủy răng: Khi sâu răng ăn vào phần tủy gây viêm nhiễm, bắt đầu hoại tử, bác sĩ tiến hành rút tủy răng. Trước hết cần tạo lỗ khoan trên răng, sau đó dùng khí cụ chuyên dụng để rút hoàn toàn dịch tủy nhiễm khuẩn và trám bít khoang tủy bằng vật liệu nha khoa.
- Trích rạch mủ: Phương pháp này được áp dụng với mục đích giảm nguy cơ ổ mủ bị vỡ khi sâu răng sưng nướu xuất hiện ổ mủ lớn. Sau khi tiến hành thủ thuật, ổ nhiễm trùng được làm sạch, ngăn ngừa tình trạng đau nhức và những biến chứng nguy hiểm.
- Nhổ răng: Nếu sâu răng có mủ gây phá hủy cấu trúc răng nghiêm trọng, bác sĩ cần nhổ bỏ để tránh lây lan, nhiễm khuẩn sang các bộ phận xung quanh. Người bệnh được yêu cầu trồng răng giả để đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ và tránh những ảnh hưởng khi mất răng.
Dịch vụ chính
Bảng giá tham khảo
Tại sao nên điều trị sâu răng có mủ tại ViDental Kid?
ViDental Kid là sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn điều trị sâu răng có mủ cho trẻ:
- Tại đây trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ cao trong quá trình khám, điều trị, mang đến hiệu quả cao, bảo tồn răng thật tối đa và hạn chế đau nhức, khó chịu.
- Dịch vụ được thực hiện theo đúng chuẩn Y khoa với đầy đủ các bước, đặc biệt cam kết mỗi bệnh nhân là 1 ghế nha khoa, 1 bộ dụng cụ riêng, thường xuyên khử khuẩn thiết bị để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia chuẩn Harvard, nổi bật phải kể đến Bác sĩ Quang Anh chuyên về nha khoa tổng quát, có kinh nghiệm điều trị bệnh răng miệng cho trẻ em.
- ViDental Kid cam kết về chất lượng dịch vụ, có hợp đồng rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Bác sĩ Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc tế ITI
- Thành viên Hội cấy ghép nha khoa TPHCM
- Chuyên khoa: Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Nha khoa Phục hình, Nha khoa tổng quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Kid – Đống Đa, Hà Nội
Công tác và giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều nha khoa, bệnh viện Quốc tế lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng.
Một số thắc mắc liên quan đến sâu răng
Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].
Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.
- Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
- Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
- Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
- Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].
Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng, phát triển thành những lỗ nhỏ li ti trên răng. Còn lá trầu là một một loại lá được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý trong dân gian, mang đến công dụng hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe [1]. Bạn có thể sử dụng lá trầu không nguyên chất, kết hợp lá trầu không và muối hay lá trầu không và búp bàng để điều trị tình trạng sâu răng [2]. Lưu ý rằng không nên lạm dụng quá nhiều và phương pháp này chỉ phù hợp đối với trường hợp nhẹ [3].
Sâu răng hoàn toàn có thể chữa trị được, tùy vào mức độ tiến triển sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau [1]. Tình trạng này đều không khắc phục thời có thể dẫn tới các biến chứng như gây hoại tử, mất răng, đau nhức, sưng nướu, sưng má, gây mất thẩm mỹ,.... [2] Một trong số những biện pháp hiệu quả đề điều trị có thể kể đến như sử dụng Florua, trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ,... [3] Sau khi điều trị, bạn cần chú ý hơn về việc chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Thăm khám nha sĩ 6 tháng/lần để được kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng [4].
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng có mủ tốt nhất
Vậy, để phòng bệnh chúng ta nên làm gì? Bạn có thể tham khảo những biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:
- Chú ý đánh răng đều đặn, đúng cách 2 lần/ ngày hoặc sau mỗi bữa ăn (nếu có thời gian) để loại bỏ vi khuẩn.
- Người bệnh có thể kết hợp cùng chỉ nha khoa, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để tăng cường khả năng sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của sâu răng.
- Người bệnh mắc sâu răng có mủ cũng có thể dùng lá bạc hà tươi hoặc lá trà xanh để sát khuẩn, làm sạch lợi, khoang miệng.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả chữa bệnh. Vì vậy bạn cần chú ý, không may mắc sâu răng có mủ cần tránh các thức ăn có gia vị chua, cay vì có thể làm lan rộng vùng sưng.
- Bổ sung vào thực đơn nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, các loại quả mềm, súp lơ xanh, cải xoăn, đu đủ hay khoai lang.
- Chú ý dùng sữa chua không đường hoặc sữa đậu nành hàng tuần. Thói quen lành mạnh này sẽ bổ sung canxi, tăng cường tính tự sát khuẩn, ngăn chặn bệnh hiệu quả và giúp răng sạch hơn rất nhiều.
- Người bệnh cần chú ý tránh chạm vào vùng sưng. Bởi tay bạn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Việc tiếp xúc trực tiếp vùng sâu răng có mủ sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tránh ăn vặt thường xuyên vì đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tạo ra axit có thể phá hủy men răng và gây ra các bệnh lý khác.
- Người bệnh cần chú ý tiến hành kiểm tra bằng việc đến bệnh viện hoặc các phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Như vậy, bạn sẽ chủ động kịp thời phát hiện và khắc phục những bệnh lý khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!