Niềng Răng Cho Bé 9 Tuổi: Những Chia Sẻ “Đắt Giá” Từ Chuyên Gia

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Khi trẻ 9 tuổi, các vấn đề như răng lệch và sai khớp cắn có thể trở nên rõ ràng. Niềng răng cho trẻ 9 tuổi giúp điều chỉnh vị trí của răng và hỗ trợ sự phát triển cân đối của xương hàm. 

Có nhiều phương pháp niềng răng cho trẻ, bao gồm sử dụng máng niềng răng trong suốt. Việc này không chỉ hiệu quả về chỉnh nha mà còn mang tính thẩm mỹ và dễ vệ sinh. Thời điểm này cũng là "thời gian vàng" để thực hiện thực hiện niềng răng.

Niềng răng cho bé 9 tuổi có được cho là sớm không?

9 tuổi là giai đoạn trẻ gần như đã thay toàn bộ răng sữa bằng răng vĩnh viễn, vị trí mọc răng cũng được cố định nên có thể nhận thấy rõ rệt những sai lệch cũng như thiếu cân đối trên toàn bộ khung hàm. Tuy đã hoàn thiện nhưng phần xương hàm còn mềm và dễ điều chỉnh, vì vậy nếu muốn niềng răng, chỉnh nha cho trẻ thì đây là thời điểm hoàn toàn phù hợp. 

9 tuổi nằm trong độ tuổi vàng để bắt đầu cho trẻ niềng răng

Các chuyên gia cho biết thêm: “Răng mọc lộn xộn, khớp cắn lệch cũng là một phần nguyên nhân khiến trẻ gặp các vấn đề về phát âm, nói ngọng. Vì vậy nếu được chỉnh nha sớm và kịp thời sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn hơn, nói trôi chảy hơn.”

Khi nào nên cho trẻ 9 tuổi niềng răng?

Để đảm bảo cho trẻ có một hàm răng đẹp và chắc khỏe, trong giai đoạn thay răng ba mẹ cần theo dõi sát sao để sớm phát hiện các vấn đề như răng mọc lệch, sai vị trí, mọc thưa hoặc chen chúc nhau. Nên cho trẻ đi khám nha khoa để được tư vấn cụ thể, chỉnh nắn kịp thời các sai lệch để không làm ảnh hưởng tới cả hàm. Trong một số trường hợp, để đảm bảo thẩm mỹ sau này của trẻ, nha sĩ sẽ chỉ định niềng răng, cụ thể: 

  • Răng mọc bị thưa (thông thường là 2 răng cửa trên hoặc dưới).
  • Răng vĩnh viễn mọc không đều, khấp khểnh hoặc chen chúc nhau.
  • Khớp cắn răng bị lệch (răng hô, móm).
  • Các răng mọc không đúng hướng có xu thế xiên hoặc đâm ngang sang các răng khác. 

Khi trẻ bị mọc răng thưa ba mẹ nên cho bé đi gặp nha sĩ sớm

Đối với các trường hợp này ba mẹ nên theo sát và tham khảo ý kiến chuyên môn sớm để kịp thời điều chỉnh, tránh làm tổn thương tới các răng bên cạnh. Khi đến các nha khoa, giải pháp cho những trường hợp này gần như là niềng răng, những trường hợp nhẹ có thể điều chỉnh bằng khí cụ đơn giản, phức tạp hơn cần dùng mắc cài cố định cho cả hàm. 

Các kỹ thuật niềng răng trẻ em 9 tuổi phù hợp và hiệu quả

Hiện nay, tại các nha khoa lớn, có 3 kỹ thuật niềng răng cho trẻ 9 tuổi được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và ổn định.  Mỗi kỹ thuật niềng răng trẻ em có những ưu điểm khác nhau, cụ thể như sau:

  • Kỹ thuật niềng răng bằng khí cụ tháo lắp: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bé, nha sĩ sẽ tư vấn sử dụng một số loại khí cụ phù hợp như khí cụ 2×4, Twinblock (chỉnh hàm móm), Headgear (cho cả hàm hô và hàm móm) hoặc khí cụ nong hàm Quad-helix/Wilson.
  • Niềng răng bằng mắc cài cố định: Trường hợp răng trẻ bị sai lệch quá nhiều, các răng mọc chen chúc, xô lệch ra khỏi khung hàm cần phải áp dụng kỹ thuật niềng răng mắc cài cố định. Tuy nhiên kỹ thuật này nên dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, vì vậy nếu muốn niềng răng cho trẻ 9 tuổi bằng mắc cài cố định, ba mẹ nên tham khảo ý kiến nha sĩ.
  • Sử dụng máng niềng răng trong suốt: Kỹ thuật này vừa có hiệu quả chỉnh nha cao, vừa thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh, trẻ không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là chi phí cao nên không được phổ biến như niềng răng mắc cài cố định.

Niềng răng trong suốt mang lại hiệu quả tối ưu

Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ sau khi niềng răng 

Khi áp dụng các kỹ thuật niềng răng cho bé 9 tuổi, để đảm bảo hiệu quả và rút ngắn thời gian, ba mẹ cần lưu ý:

  • Kỹ thuật niềng răng phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ sau này của con nên ba mẹ hãy chọn nha khoa uy tín cũng như phương pháp phù hợp với tình trạng thực tế.
  • Sát sao theo dõi việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ, đặc biệt là khi trẻ niềng răng mắc cài cố định, thức ăn dễ bám nhưng lại khó vệ sinh. Nên cho trẻ dùng thêm nước súc miệng sau mỗi bữa ăn kết hợp làm sạch bằng các dụng cụ như chỉ nha khoa, tăm nước…
  • Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ, nên dùng các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, trừng, khoai tây nghiền, sữa chua…
  • Nên chế biến các món ăn mềm dạng canh, súp lỏng hoặc món hầm nhừ để không làm ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi mới niềng răng.
  • Các thói quen như đẩy lưỡi, cắn móng tay, nhai kẹo cao su có thể làm mắc cài bị bung ra, ba mẹ nên nhắc nhở con để con thay đổi các thói quen này. 
  • Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách để làm sạch mảng bám thức ăn, vi khuẩn trú ngụ trên mắc cài. Nếu không chú ý vệ sinh, khi niềng răng trẻ dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng phát sinh như viêm nha chu, sâu răng.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách sau khi niềng răng mắc cài cố định

Niềng răng cho bé 9 tuổi với kỹ thuật phù hợp, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp trẻ sớm có được hàm răng đẹp. Các bậc phụ huynh nên tham khảo thông tin, chọn phương pháp phù hợp cùng đơn vị nha khoa uy tín để cho cho chỉnh nha sớm để con trẻ tự tin hơn với bạn bè cùng trang lứa.

THAM KHẢO THÊM:

Dịch vụ

Chất liệu

Quy trình

Câu hỏi thường gặp

Niềng răng, là một phương pháp nha khoa sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Vậy niềng răng bao nhiêu tiền?

  • Mức giá niềng răng trên thị trường hiện đang dao động trong khoảng 18.000.000 – 120.000.000 VNĐ [1].
  • Mức giá này phụ thuộc vào tình trạng răng, thời gian niềng răng hay địa chỉ nha khoa thực hiện [2].

Niềng răng tháo lắp, còn được gọi là niềng răng không mắc cài, là một phương pháp chỉnh nha đang nhận được sự quan tâm rất lớn.

  • Phương pháp này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, giúp răng nhanh chóng về lại vị trí mong muốn trên cung hàm [1].
  • Các phương pháp niềng phổ biến có thể kể tới như khí cụ Trainer, Headgear,  Activator, 3D Clear, Ecligner, Invisalign [2].
  • Giá niềng răng tháo lắp hiện đang dao động trong khoảng 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ [3].

Niềng răng bị hóp má không phải hiện tượng hiếm gặp, thường do các nguyên nhân như: Tiêu xương ổ răng, kỹ thuật chỉnh nha không đúng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,... [1]

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có bác sĩ giỏi, tuân thủ đúng chỉ định về chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt có thể thực hiện các bài tập cơ mặt [2].

Các loại niềng răng trong suốt là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khay niềng trong suốt để điều chỉnh răng. Phương pháp này ngày càng phổ biến nhờ vào tính thẩm mỹ và sự thoải mái mà nó mang lại. Dưới đây là các loại niềng răng trong suốt phổ biến:

  • Niềng răng Invisalign: Khay nhựa trong suốt, thẩm mỹ cao, dễ tháo ra, điều chỉnh hiệu quả cho nhiều tình trạng răng miệng.
  • Niềng răng Ecligner: Khay niềng trong suốt với thiết kế cá nhân hóa, tập trung vào cải thiện tình trạng răng nhẹ đến trung bình, ít gây khó chịu.
  • Niềng răng 3D Clear: Khay trong suốt, sử dụng công nghệ mô phỏng 3D để dự đoán kết quả và lên kế hoạch điều trị chính xác, phù hợp với các vấn đề chỉnh nha nhẹ đến trung bình.
  • Niềng răng Zenyum: Khay niềng trong suốt với chi phí phải chăng, điều trị qua dịch vụ trực tuyến, phù hợp cho các vấn đề chỉnh nha đơn giản.

Niềng răng bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Chuyên gia cho biết độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 12 - 16 tuổi vì xương hàm và răng đang phát triển, dễ nắn chỉnh. Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng cho trẻ em ở độ tuổi 6 - 11 và niềng răng cho người lớn từ 17 - 35 tuổi [1].

Chỉnh nha đúng thời điểm mang đến nhiều lợi ích như: Mang đến hiệu quả tối ưu, cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm, đảm bảo thẩm mỹ, ngăn ngừa vấn đề về khớp cắn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí [2]. 

Mặc dù không có giới hạn cụ thể cho độ tuổi niềng răng nhưng trường hợp ngoài 50 tuổi khi niềng thường khó đạt được kết quả như mong đợi và quá trình nắn chỉnh răng kéo dài. Vì thế cần thăm khám để bác sĩ tư vấn có nên niềng hay không và lựa chọn phương pháp phù hợp [3]. 

Thời gian niềng răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng, tình trạng răng, thói quen vệ sinh và chế độ ăn uống, cụ thể thể như sau:

  • Trẻ em có thời gian niềng dao động trong khoảng 6 tháng - 1 năm do không cần nhổ răng cũng như đeo thêm khí cụ phức tạp.
  • Trung bình thời gian của một ca niềng răng cần điều trị trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, con số này là không có định vì đối với các trường hợp khung răng hoặc xương hàm gặp tình trạng nghiêm trọng, thời gian có thể sẽ kéo dài lên đến 3 năm. 
 

Khi xem xét việc niềng răng, có một số tình trạng răng miệng mà bạn nên cân nhắc. Dưới đây là các chỉ định và tình trạng răng miệng phù hợp cho việc niềng răng:

  1. Răng khấp khểnh: Răng bị lệch, chen chúc, không đều.
  2. Răng hô: Răng cửa hoặc các răng phía trước bị nhô ra quá mức so với hàm.
  3. Răng móm: Răng cửa hoặc các răng phía trước mọc vào trong so với hàm.
  4. Răng thưa: Có khoảng trống lớn giữa các răng.
  5. Khớp cắn chéo: Một hoặc nhiều răng cửa trên không khớp với răng cửa dưới khi cắn.
  6. Khớp cắn sâu: Răng cửa trên che khuất răng cửa dưới quá nhiều khi cắn.
  7. Khớp cắn hở: Khi cắn, có khoảng trống giữa các răng cửa trên và dưới.
  8. Răng mọc lệch: Răng mọc không theo hàng lối, bị lệch hoặc nghiêng.

Khi niềng răng, việc răng lung lay là một hiện tượng có thể xảy ra và thường là một phần bình thường của quá trình điều trị. Tuy nhiên, sự lung lay có thể gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là thông tin chi tiết về hiện tượng này:

  1. Nguyên nhân
    • Quá trình di chuyển răng: Niềng răng tạo ra áp lực liên tục lên các răng để di chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Áp lực này có thể làm cho các răng lung lay tạm thời trong giai đoạn đầu.
    • Điều chỉnh mắc cài và dây cung: Mắc cài hoặc dây cung không đúng kích thước có thể gây áp lực không đều lên các răng, làm cho chúng lung lay.
    • Tình trạng răng và nướu: Một số người có cấu trúc răng hoặc nướu yếu hơn, dễ bị lung lay hơn trong quá trình niềng răng.
  2. Mức độ nguy hiểm

Trong hầu hết các trường hợp, sự lung lay là tạm thời và là một phần của quá trình điều trị. Răng thường ổn định lại sau khi điều trị tiếp tục. Nếu tình trạng lung lay kéo dài hoặc có cảm giác đau đớn, có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn cần được kiểm tra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo