Các câu hỏi thường gặp

Các Loại Niềng Răng Trong Suốt Phổ Biến Và Bảng Giá Chi Tiết

Các loại niềng răng trong suốt là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khay niềng trong suốt để điều chỉnh răng. Phương pháp này ngày càng phổ biến nhờ vào tính thẩm mỹ và sự thoải mái mà nó mang lại. Dưới đây là các loại niềng răng trong suốt phổ biến:

  • Niềng răng Invisalign: Khay nhựa trong suốt, thẩm mỹ cao, dễ tháo ra, điều chỉnh hiệu quả cho nhiều tình trạng răng miệng.
  • Niềng răng Ecligner: Khay niềng trong suốt với thiết kế cá nhân hóa, tập trung vào cải thiện tình trạng răng nhẹ đến trung bình, ít gây khó chịu.
  • Niềng răng 3D Clear: Khay trong suốt, sử dụng công nghệ mô phỏng 3D để dự đoán kết quả và lên kế hoạch điều trị chính xác, phù hợp với các vấn đề chỉnh nha nhẹ đến trung bình.
  • Niềng răng Zenyum: Khay niềng trong suốt với chi phí phải chăng, điều trị qua dịch vụ trực tuyến, phù hợp cho các vấn đề chỉnh nha đơn giản.

Niềng Răng Trainer Cho Người Lớn Hiệu Quả Không? Phân Loại Và Cách Sử Dụng

Niềng răng Trainer cho người lớn có thể hiệu quả cho các vấn đề nhẹ như răng thưa hoặc duy trì kết quả điều trị. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc phức tạp, như hô nặng hoặc móm nặng. Nó thường được sử dụng như một công cụ hỗ trợ hơn là phương pháp chính.

  • Hiệu quả: Có thể cải thiện một số vấn đề như răng mọc lệch hoặc khớp cắn không chính xác, nhưng hiệu quả thường không bằng các phương pháp niềng răng cố định hoặc trong suốt.
  • Ưu điểm: Thoải mái hơn, tháo lắp dễ dàng, phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc duy trì kết quả điều trị.
  • Nhược điểm: Không hiệu quả cho các trường hợp nặng hoặc phức tạp. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Niềng Răng Bao Nhiêu Tuổi? Lợi Ích Khi Niềng Đúng Thời Điểm

Niềng răng bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Chuyên gia cho biết độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 12 - 16 tuổi vì xương hàm và răng đang phát triển, dễ nắn chỉnh. Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng cho trẻ em ở độ tuổi 6 - 11 và niềng răng cho người lớn từ 17 - 35 tuổi [1].

Chỉnh nha đúng thời điểm mang đến nhiều lợi ích như: Mang đến hiệu quả tối ưu, cải thiện chức năng ăn nhai và phát âm, đảm bảo thẩm mỹ, ngăn ngừa vấn đề về khớp cắn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí [2]. 

Mặc dù không có giới hạn cụ thể cho độ tuổi niềng răng nhưng trường hợp ngoài 50 tuổi khi niềng thường khó đạt được kết quả như mong đợi và quá trình nắn chỉnh răng kéo dài. Vì thế cần thăm khám để bác sĩ tư vấn có nên niềng hay không và lựa chọn phương pháp phù hợp [3]. 

Đau Răng Kiêng Ăn Gì Và Bổ Sung Gì Để Giảm Đau Nhanh?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, vậy đau răng kiêng ăn gì?

  • Người bệnh đau răng nên kiêng các thực phẩm sau: Đồ ăn nhiều đường, đồ cứng, tinh bột, thịt gia cầm, nước ngọt có gas, đồ lạnh, thức ăn có chứa axit, trái cây chua, cà phê nóng, thức uống chứa cồn [1].
  • Đau răng có thể ăn sữa chua, phô mai, cháo loãng, súp rau củ, sinh tố, nước ép trái cây, cá ngừ, cá hồi để cải thiện đau nhức [2]. 

Làm Thế Nào Để Răng Bé Mọc Đều? 9 Lưu Ý Không Nên Bỏ Qua

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc làm thế nào để răng bé mọc đều, đẹp. Một số biện pháp được chuyên gia khuyến khích, phụ huynh nên áp dụng cho con. đó là: Chú ý thời gian thay răng sữa của trẻ, theo dõi quá trình phát triển răng, không nhổ răng sữa trước thời điểm rụng, vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải và kem đánh răng phù hợp, loại bỏ thói quen xấu gây hại cho răng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khám răng định kỳ và tìm chuyên gia nha khoa đồng hành cùng trẻ [1]. 

Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng, cha mẹ nên thận trọng và áp dụng các biện pháp giúp con giảm đau nhức [2].

Trẻ Mọc Răng Có Bị Viêm Họng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Trẻ mọc răng có bị viêm họng không? Chuyên gia khẳng định là CÓ, đa số trẻ nhỏ mọc răng bị viêm họng do sự tấn công của vi khuẩn khi không vệ sinh sạch sẽ hoặc do một số bệnh lý khác [1]. 

Một số dấu hiệu nhận biết bé bị viêm họng là: Sốt cao, chán ăn, nôn trớ, quấy khóc nhiều, ho,... [2] Lúc này mẹ nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho con bú nhiều hơn, đồng thời sử dụng thêm nước lọc, nước trái cây, dung dịch oresol, áp dụng các biện pháp hạ sốt, trong tình trạng nghiêm trọng cần cho con thăm khám bác sĩ [3].

Trẻ 5 Tuổi Nhổ Răng Được Không? Những Vấn Đề Cần Quan Tâm

Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bác sĩ chuyên khoa cho biết chỉ nên nhổ răng cho trẻ 5 tuổi nếu răng bị nhiễm trùng chân răng, chết tủy hoàn toàn hoặc sâu răng nặng không thể điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm [1].

Phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời xử lý, có thể xử lý bằng cách tái khoáng hoặc trám răng thay cho nhổ răng [2].

Răng Khôn Mọc Khi Nào? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý

Răng khôn mọc lên khi nào? Thông thường các mầm răng khôn sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 5 tuổi, tiếp đó men răng được hình thành vào thời điểm 8 - 12 tuổi và răng số 8 bắt đầu nhú lên từ 18 - 25 tuổi. Có nhiều trường hợp 30 hoặc 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn [1].

Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc lên đó là: Đau nhức, sưng lợi, sưng má, mệt mỏi, sốt, hơi thở có mùi hôi, chán ăn,....[2]

Răng khôn mọc lên có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh [3]. 

Trẻ Sốt Mọc Răng Có Tiêm Phòng Được Không? Giải Đáp Chi Tiết

Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không. Các chuyên gia cho biết nếu sức khỏe của trẻ không đảm bảo cần thận trọng khi tiêm phòng, theo đó trẻ sơ sinh cần hoãn tiêm nếu thân nhiệt nằm ngoài 35.5 – 37.5 độ, trẻ sốt trên 38 độ và thân nhiệt nhỏ hơn 35.5 độ cần hoãn tiêm tại bệnh viện và trẻ sốt trên 37.5 độ hoặc thân nhiệt nhỏ hơn 35.5 độ cần hoãn tiêm ngoài bệnh viện [1].

Phụ huynh có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho con như: Dùng lá hẹ để rơ miệng cho con, massage nướu, chườm ấm, chườm lạnh, dùng miếng dán hạ sốt hoặc thuốc hạ sốt, thay đổi chế độ ăn uống [2].

Nên thận trọng trước khi cho bé bị sốt mọc răng đi tiêm phòng để đảm bảo an toàn [3].

Niềng Răng Có Hôn Được Không? Mẹo Để Có Nụ Hôn Lãng Mạn

Nụ hôn là cách để thể hiện tình cảm với người yêu, thể hiện sự lãng mạn của các cặp đôi. Bởi vậy rất nhiều người lo lắng không biết niềng răng có hôn được không. Các chuyên gia khẳng định khi chỉnh nha bạn vẫn có thể hôn bình thường, tuy nhiên cần chú ý đến thời gian, giai đoạn chỉnh nha để có được nụ hôn ngọt ngào, tránh gây cản trở quá trình răng dịch chuyển [1].

Bạn có thể áp dụng một số mẹo để có nụ hôn lãng mạn như: Nên hôn sau khoảng 1 - 2 tuần để khí cụ ổn định trong miệng, thực hiện từ từ, nhẹ nhàng để không chạm vào mắc cài, có thể dùng sáp nha khoa và đặc biệt cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ [2].

Bé 5 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Tốt Nhất

Nhiều phụ huynh lo lắng bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Tùy vào mức độ sâu răng và tình trạng răng miệng cụ thể, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tại nhà hoặc đưa con đến nha khoa để điều trị dứt điểm bằng các biện pháp như: Trám răng, tái khoáng, nhổ răng [1].

Bé bị sâu răng hàm thường do ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng sai cách, men răng yếu bẩm sinh, thiếu hụt flo [2]. Cần nhận biết răng sâu cho bé thông qua các dấu hiệu như: Bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm đen, có lỗ rỗng màu đen trên răng, bị đau nhức khó chiu, hơi thở có mùi [3].

Nhổ Răng Không Trồng Lại Có Sao Không? Giải Đáp Chi Tiết

Không ít người thắc mắc nhổ răng không trồng lại có sao không. Răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng không được phục hình sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Khả năng ăn nhai giảm, thoái hóa xương hàm, mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng,.... [1]

Tùy vào kỹ thuật, tình trạng răng miệng, có thể phục hình răng ngay khi nhổ hoặc 2 - 3 tháng sau đó [2]. Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant [3]. 

Trẻ Bị Nấm Miệng Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì Là Tốt Nhất?

Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh vì nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Món ăn trẻ cần kiêng khi bị nấm miệng: Thực phẩm nhiều đường và tinh bột, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo [1].
  • Thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng: Sữa chua, nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ, nước chanh [2].
  • Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh cũng nên chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt tại nhà và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để giúp con đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng [3].

Cười Hở Lợi Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Xử Lý

Cười hở lợi là tình trạng nướu ở hàm trên bị lộ quá mức khi cười, lúc này mô nướu có thể bị lộ nhiều hơn 3mm và chia thành 4 mức độ: Mức độ nhẹ (lộ nướu ít hơn 25% chiều dài răng), mức độ trung bình (lộ nướu ít hơn 50% chiều dài răng), mức độ trên trung bình (lộ nướu ít hơn 100 chiều dài răng), mức độ nặng (lộ nướu nhiều hơn 100% chiều dài răng) [1].

  • Nguyên nhân gây cười hở lợi: Thân răng ngắn, xương ổ răng bị gồ, răng hàm trên mọc không đều [2].
  • Tác hại của tình trạng này đó là gây mất thẩm mỹ, kém duyên, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống [3].
  • Có nhiều biện pháp xử lý cười hở lợi cho từng tình trạng và nguyên nhân khác nhau: Phẫu thuật làm dài thân răng, tạo hình làm dài môi trên, tiêm hoặc định vị vị trí cơ nâng môi trên, cắt nướu kết hợp chỉnh nha [4].

Fluor Là Gì? Tác Dụng Và Cách Bổ Sung Đúng Cho Răng

Fluor là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng, cần thiết với cơ thể, đặc biệt là hàm răng. Chúng thường có sẵn trong men răng và mang đến nhiều công dụng.

  • Fluor có khả năng củng cố sự chắc khỏe của men răng, hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống, giảm sản xuất axit trong miệng, ngăn ngừa mòn men răng, tái khoáng lỗ sâu răng, phục hồi răng sâu hay răng bị tổn thương cấu trúc bên ngoài, ngăn ngừa hình thành mảng bám và các bệnh lý răng miệng [1].
  • Để bổ sung Fluor cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh răng miệng có chứa thành phần này, bổ sung thông qua viên uống hoặc các thực phẩm dung nạp hàng ngày [2].
  • Phụ huynh cần chú ý đến những biện pháp bảo vệ răng cho trẻ nhỏ bằng Fluor đúng cách.
  • Việc lạm dụng thành phần này có thể gây ra nhiều tác hại như tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, rối loạn chuyển hóa, làm tổn thương răng [3].

Men Răng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp

Men răng là một trong những thành phần quan trọng của men răng, chứa khoảng 95% lượng khoáng chất, có màu gần trong suốt và cấu tạo khá cứng chắc gồm khoáng chất, protein, nguyên tố vi lượng và cấu trúc tinh thể men [1].

  • Chức năng của men răng bao gồm bảo vệ ngà và tủy răng trước tác động của vi khuẩn, thức ăn hay các yếu tố có hại trong khoang miệng. Ngoài ra, bộ phận này cũng đảm nhận chức năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng [2].
  • Nếu không được chăm sóc đúng cách, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về men răng như thiếu sản men răng, mòn men răng hay sâu men răng. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý khác nhau tại nhà hoặc tại nha khoa [3].
  • Nên thận trọng trong quá trình ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà, đặc biệt thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo men răng luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm [4].

Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Niềng răng có phải nhổ răng khôn không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Về bản chất, răng khôn không đảm nhiệm chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ cho gương mặt nhưng có thể cân bằng cấu trúc xương hàm và khuôn mặt. Trong khi đó răng khôn mọc lên sau cùng nên có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ra nhiều tác hại [1].

  • Với trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng kế cận hay không gây hại cho sức khỏe thì có thể giữ lại.
  • Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, răng mọc chen chúc, bị hô, móm hoặc hàm không đủ khoảng trống thì cần nhổ bỏ khi niềng răng. Nhổ răng số 8 lúc này có thể ngăn ngừa bệnh răng miệng, giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi [2]. 
  • Khi nhổ răng khôn cần chú ý thăm khám kỹ để loại bỏ những trường hợp có bệnh lý nền, ngoài ra cần chăm sóc răng miệng đúng cách, loại bỏ thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt [3].

Mewing Là Gì? Lợi Ích, Đối Tượng Và Các Bước Thực Hiện

Mewing là phương pháp cải thiện cấu trúc gương mặt tại nhà bằng cách đặt lưỡi đúng vị trí, sử dụng lực của lưỡi giúp định hình răng, xương hàm. Phương pháp này cho hiệu quả cao, đặc biệt không cần phẫu thuật nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

  • Mewing mang đến nhiều lợi ích bất ngờ như: Nâng cao xương sống mũi, nâng cao xương hàm, giúp hít thở đúng chuẩn, hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm [1].
  • Đối tượng nên tập phương pháp này gồm người bị khớp cắn sâu với hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới, khớp cắn hở, hô hàm [2].
  • Trường hợp không nên tập Mewing là người có răng khấp khểnh, chen chúc và răng móm, cần niềng răng mới khắc phục được tình trạng này [3].
  • Bạn nên tập luyện Mewing đúng 4 bước để đặt lưỡi chuẩn, đạt được kết quả cao nhất [4].
  • Lưu ý đến vấn đề thả lỏng lưỡi, thở đều và đứng ở tư thế thẳng và kiên trì luyện tập để sớm có được hiệu quả như mong muốn [5].

Bé Bị Sún Răng Phải Làm Sao? Các cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Sún răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, nếu không xử lý có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn. Tùy tình trạng và mức độ bệnh mà cách điều trị sún răng ở từng trường hợp không giống nhau. 

  • Trẻ bị sún răng có thể xử lý bằng mẹo dân gian tại nhà để đảm bảo an toàn như dùng lá trầu không, sử dụng tỏi và húng quế, dùng lá hẹ [1].
  • Một số trường hợp điều trị sún răng bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cho hiệu quả nhanh hơn, giảm sưng tấy, đau lợi,.... [2]
  • Để ngăn ngừa tình trạng sún răng cho trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, không để bé dùng nhiều kháng sinh khi không cần thiết, đặc biệt phải thăm khám nha khoa định kỳ để xử lý vấn đề phát sinh [3].

Niềng Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất? Gợi Ý Từ Chuyên Gia

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến quá trình niềng răng. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ đảm bảo niềng răng thuận lợi, nhanh chóng, đạt kết quả cao, tránh rủi ro phát sinh.

  • Người niềng răng nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa, các món ăn chế biến từ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, thức ăn nấu chín mềm và rau, củ, quả, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa tránh ảnh hưởng đến dây cung, mắc cài hay khay niềng [1]. 
  • Cần tránh thực phẩm có hại cho khí cụ niềng răng, cản trở quá trình răng dịch chuyển như đồ ăn dai, dẻo, quá cứng, giòn, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay thực phẩm nhiều tinh bột [2].
  • Lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra quá trình răng dịch chuyển và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh [3].

Răng Sún Có Mọc Lại Được Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Trẻ bị sún răng có mọc lại được không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng sún răng làm thay đổi cấu trúc răng, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp.

  • Nếu sún răng sớm, trước khi mọc răng sữa thì không cần lo lắng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn.
  • Bị sún răng sau khi thay răng sữa tức là cấu trúc răng bị ảnh hưởng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng [1].
  • Khi trẻ bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như cho con súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá trầu không hoặc điều trị tại nha khoa uy tín [2].

Chuyên Gia Giải Đáp: Trẻ Bị Sâu Răng Hàm Có Mọc Lại Không?

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.

  • Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
  • Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
  • Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
  • Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].

Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Gì? Top 6 Mẹo Đơn Giản Nhất

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được vệ sinh miệng, lưỡi thường xuyên để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh bệnh lý nha khoa về sau. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên rơ lưỡi cho con ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi thấy lưỡi bé bị rơi và lắng đọng nhiều cặn bẩn [1].

  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như: Nước muối, dùng lá hẹ, rau ngót, dùng nước trà xanh, mật ong, dung dịch Denicol,.... [2]
  • Chú ý khi thực hiện không để mảng bám rơi vào miệng trẻ, chỉ dùng nguyên liệu lành tính và thường xuyên vệ sinh, tiệt trùng miếng gạc rơ lưỡi để đảm bảo an toàn tuyệt đối [3].

Nhổ Răng Sữa Bao Lâu Mọc Lại? Yếu Tố Nào Tác Động?

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường, trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa và khoảng 12 tuổi răng vĩnh viễn mọc lên khá đầy đủ trên cung hàm. 

Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là từ 1 - 2 tháng, trong đó răng cửa sữa mọc trong khoảng 2 - 4 tuần, răng nanh được thay ở 2 - 4 tuần tiếp theo, răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa được nhổ 1- 2 tháng và răng hàm lớn thay cuối cùng sau nhổ răng hàm sữa 1 - 2 tháng [1].

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn như tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, thói quen ở trẻ, dinh dưỡng hàng ngày, sức khỏe của nướu [2]. Nếu răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây ra nhiều hệ quả như sưng mủ, sưng má, tác động đến xương hàm, khiến răng mọc lệch lạc, khấp khểnh [3].

Trong trường hợp con nhổ răng sữa lâu mọc lại, nên cho con đến nha khoa thăm khám để tìm cách xử lý ngay [4].

Niềng Răng Mất Bao Lâu Để Có Hàm Răng Đều, Đẹp?

Thời gian niềng răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng, tình trạng răng, thói quen vệ sinh và chế độ ăn uống, cụ thể thể như sau:

  • Trẻ em có thời gian niềng dao động trong khoảng 6 tháng - 1 năm do không cần nhổ răng cũng như đeo thêm khí cụ phức tạp.
  • Trung bình thời gian của một ca niềng răng cần điều trị trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, con số này là không có định vì đối với các trường hợp khung răng hoặc xương hàm gặp tình trạng nghiêm trọng, thời gian có thể sẽ kéo dài lên đến 3 năm. 
 

[Góc Chuyên Gia] Trẻ Sốt Mọc Răng Có Nên Tắm Không?

Khi trẻ sốt mọc răng, phụ huynh nên tắm nhẹ nhàng cho bé với nước ấm và được thực hiện an toàn, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus trên da, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, không nên tắm khi trẻ có sốt cao trên 38 độ, sau khi tiêm phòng hoặc có các triệu chứng khác như rét run, nôn nhiều. Ngoài ra, cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sau tắm như lau khô thân thể, uống nước cân bằng điện giải, và theo dõi biểu hiện của bé để đảm bảo an toàn và sức khỏe.

Tình Trạng Răng Như Thế Nào Thì Nên Niềng? Chuyên Gia Giải Đáp

Khi xem xét việc niềng răng, có một số tình trạng răng miệng mà bạn nên cân nhắc. Dưới đây là các chỉ định và tình trạng răng miệng phù hợp cho việc niềng răng:

  1. Răng khấp khểnh: Răng bị lệch, chen chúc, không đều.
  2. Răng hô: Răng cửa hoặc các răng phía trước bị nhô ra quá mức so với hàm.
  3. Răng móm: Răng cửa hoặc các răng phía trước mọc vào trong so với hàm.
  4. Răng thưa: Có khoảng trống lớn giữa các răng.
  5. Khớp cắn chéo: Một hoặc nhiều răng cửa trên không khớp với răng cửa dưới khi cắn.
  6. Khớp cắn sâu: Răng cửa trên che khuất răng cửa dưới quá nhiều khi cắn.
  7. Khớp cắn hở: Khi cắn, có khoảng trống giữa các răng cửa trên và dưới.
  8. Răng mọc lệch: Răng mọc không theo hàng lối, bị lệch hoặc nghiêng.

Răng Lung Lay Khi Niềng Có Nguy Hiểm Không?

Khi niềng răng, việc răng lung lay là một hiện tượng có thể xảy ra và thường là một phần bình thường của quá trình điều trị. Tuy nhiên, sự lung lay có thể gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là thông tin chi tiết về hiện tượng này:

  1. Nguyên nhân
    • Quá trình di chuyển răng: Niềng răng tạo ra áp lực liên tục lên các răng để di chuyển chúng vào vị trí mong muốn. Áp lực này có thể làm cho các răng lung lay tạm thời trong giai đoạn đầu.
    • Điều chỉnh mắc cài và dây cung: Mắc cài hoặc dây cung không đúng kích thước có thể gây áp lực không đều lên các răng, làm cho chúng lung lay.
    • Tình trạng răng và nướu: Một số người có cấu trúc răng hoặc nướu yếu hơn, dễ bị lung lay hơn trong quá trình niềng răng.
  2. Mức độ nguy hiểm

Trong hầu hết các trường hợp, sự lung lay là tạm thời và là một phần của quá trình điều trị. Răng thường ổn định lại sau khi điều trị tiếp tục. Nếu tình trạng lung lay kéo dài hoặc có cảm giác đau đớn, có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn cần được kiểm tra.

Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Phân Loại Và Lưu Ý Quan Trọng

Hàm duy trì sau niềng răng là khí cụ chỉnh nha được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng để duy trì kết quả và ngăn ngừa tình trạng răng quay lại vị trí cũ.

  1. Mục đích
    • Duy trì sự ổn định: Giữ cho các răng không di chuyển trở lại vị trí cũ sau khi tháo niềng.
    • Cải thiện khớp cắn: Đảm bảo rằng khớp cắn và chức năng nhai vẫn duy trì ổn định.
  2. Các loại hàm duy trì
    • Hàm duy trì tháo Lắp: Có thể tháo ra và đeo khi cần, thường được sử dụng cho giai đoạn đầu sau niềng.
    • Hàm duy trì cố định: Gắn cố định vào mặt trong của răng, giữ cho răng không bị di chuyển.
  3. Thời gian sử dụng
    • Giai đoạn ngắn hạn: Ngay sau khi tháo niềng, thường đeo liên tục hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
    • Giai đoạn dài hạn: Có thể cần đeo trong thời gian dài hơn vào ban đêm để duy trì kết quả lâu dài.

Đeo Thun Liên Hàm Có Tác Dụng Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đeo thun liên hàm là một phương pháp trong chỉnh nha sử dụng thun đàn hồi để kết nối hai hàm răng nhằm cải thiện khớp cắn và điều chỉnh vị trí răng.

  1. Mục đích sử dụng
    • Điều chỉnh khớp cắn: Giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến khớp cắn, như khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo.
    • Tăng cường hiệu quả chỉnh nha: Hỗ trợ quá trình di chuyển răng theo đúng kế hoạch điều trị.
  2. Lợi ích
    • Cải thiện kết quả điều trị: Giúp đạt được kết quả chỉnh nha tốt hơn và nhanh hơn.
    • Hỗ trợ điều trị phức tạp: Hiệu quả trong việc điều chỉnh các tình trạng khớp cắn phức tạp.
  3. Hạn chế
    • Khó chịu: Có thể gây cảm giác khó chịu hoặc đau đớn, đặc biệt khi mới bắt đầu đeo.
    • Yêu cầu tuân thủ: Cần đeo đúng cách và đầy đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

Đeo thun liên hàm là một phương pháp hiệu quả trong chỉnh nha để điều chỉnh khớp cắn và cải thiện kết quả điều trị. Tuy nhiên, việc đeo thun cần tuân thủ đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo